Tomorrow Marketers – Khi tham gia Management Trainee, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các dạng câu hỏi tại vòng Case Interview bao gồm yêu cầu khả năng tính toán, ước lượng rất nhiều, chẳng hạn như các câu hỏi liên quan đến quy mô thị trường, thâm nhập thị trường, lên chiến lược giá, sáp nhập và mua lại, tối ưu hóa lợi nhuận, v.v… Như vậy, để có thể đưa ra câu trả lời chính xác và nhanh chóng, bạn cần nắm rõ một số khái niệm về tài chính. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 5 khái niệm tài chính cơ bản thường gặp trong các case interview.
Những khái niệm cơ bản:
- Doanh thu (Revenue)
- Chi phí cố định và biến đổi (Fixed and variable costs)
- Lợi nhuận (Profits)
Khái niệm nâng cao:
- Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư (Return on Investment – ROI)
- Thời gian hoàn vốn (Payback period)
Theo trang IGotAnOffer, đây là những khái niệm cơ bản, phổ biến nhất về tài chính. Tuy nhiên, có khả năng bạn sẽ gặp phải những khái niệm mới, mang tính đặc thù. Trong trường hợp đó, không cần thiết bạn phải biết rõ tất cả các khái niệm trong lòng bàn tay. Nhà tuyển dụng hi vọng bạn có thể đặt câu hỏi rõ ràng về khái niệm bạn chưa biết và họ sẽ giúp bạn hiểu chúng.
Dưới đây là 3 lý do vì sao bạn không cần biết nhiều hơn những khái niệm tài chính ngoài danh sách trên:
- Thứ nhất, những khái niệm trên sẽ giúp bạn giải quyết 99% các cases bạn phải trải qua trong quá trình phỏng vấn.
- Thứ hai, học thêm nhiều khái niệm sẽ khiến mất thời gian. Thay vào đó, hãy sử dụng thời gian để luyện tập những case thực tế và áp dụng các khái niệm bạn đã biết.
- Thứ ba, kể cả một nhà tư vấn (consultants) cũng không thể nhớ nhiều hơn những khái niệm trên. Vì thế, nếu có những khái niệm nâng cao, đừng ngần ngại kêu gọi sự giúp đỡ của nhà tuyển dụng.
Giờ hãy cùng định nghĩa từng khái niệm bạn cần biết.
1. Doanh thu (Revenue)
“Revenue”, “sales”, “turnover” là những từ tiếng anh chỉ chung cho doanh thu, chúng đều là tổng số tiền mà công ty nhận được từ khách hàng thông qua việc bán sản phẩm.
Hãy cùng lấy một ví dụ. Giả sử bạn đang làm việc ở một hãng hàng không như Vietnam Airlines. Bạn bán vé máy bay cho khách hàng của mình. Vậy số tiền bạn thu được từ việc trao đổi vé máy bay (và bất cứ dịch vụ nào bạn cung cấp thêm) chính là doanh thu của công ty.
Có 2 cách chính để có thể tính toán doanh thu của công ty:
- Bạn có thể được đưa cho số lượng sản phẩm đã bán ra (the volume) và giá trung bình của các sản phẩm (average price). Từ đó, có thể tính ra doanh thu theo công thức: Revenues = Volume x Average Price.
- Mặt khác, chúng ta có thể có thể có tổng doanh số của ngành hàng (tổng doanh số thị trường) và thị phần của công ty (market share). Doanh thu của công ty sẽ được tính theo công thức: Revenues = Total Market Share x Market Share.
Lưu ý, doanh thu hay doanh số được đo lường theo đơn vị của tiền (VND, dollar, euro, etc)
2. Chi phí (Cost)
“Costs”, “expenses” là những khái niệm tiếng anh để chỉ về chi phí – tổng số tiền mà công ty chi trả cho tất cả nguồn cung cấp cho hoạt động của công ty. Trong ví dụ về hãng hàng không như trên, sẽ có số tiền công ty phải chi trả cho dầu, mua/thuê máy bay, lương cho nhân viên, tổ bay, cũng như các chi phí khác như vận hành quản lý, website, hay kể cả thuế và đầu tư, trả khoản vay.
Có thể thấy, chi phí bao trùm rất nhiều phần khác nhau. Công ty sẽ cần tìm ra cách theo dõi (tracking) các khoản chi phí chặt chẽ.
Chi phí cố định và biến đổi (Fixed and variable costs): Công việc kinh doanh bao gồm 2 loại chi phí. Chi phí biến đổi là chi phí giúp tăng doanh thu và sản xuất. Chi phí cố định là chi phí phải trả không phụ thuộc vào việc sản xuất bao nhiêu. Nói theo cách khác, chi phí biến đổi thay đổi theo mức độ của hoạt động kinh doanh, trong khi chi phí cố định thì không.
Tưởng tượng bạn là CEO của một nhà sản xuất túi xách. Chi phí của nguyên liệu bạn sử dụng để sản xuất túi xách là chi phí biến đổi: càng nhiều túi bạn sản xuất ra, càng nhiều vải da bạn cần. Nếu một ngày bạn không sản xuất chiếc túi nào, bạn sẽ không phải trả phí nguyên liệu. Ngược lại, chi phí thuê cửa hàng bạn phải trả hàng tháng là chi phí cố định, không hề tính đến chuyện bạn có bán hay sản xuất sản phẩm tháng đó hay không.
Sự khác biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi cũng không phải luôn luôn rõ ràng. Ví dụ, chi phí thuê nhân công có thể vừa là chi phí cố định vừa là phí biến đổi. Là CEO, lương của bạn có thể là chi phí cố định, độc lập với việc bao nhiêu chiếc túi được sản xuất ra. Tuy nhiên, trong thời kỳ cần phải thuê thêm nhân công (extra worker) cho nhà máy, lương của họ chính là chi phí biến đổi.
Đọc thêm: Cost of Goods Sold (Giá vốn hàng bán) là gì?
3. Lợi nhuận (Profits)
Mối quan hệ quan trọng nhất trong phân tích kinh doanh chính là công thức dưới đây:
- Profits = Revenues – Costs (Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí)
Lợi nhuận (Profits, net income hoặc net earnings), thể hiện số tiền còn lại cho chủ sở hữu của công ty sau khi tất cả chi phí được trả. Có rất nhiều câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn về việc công ty có thu về lợi nhuận hay không, và làm thế nào để trở nên có lời hơn (more profitable).
Lợi nhuận luôn được tính toán qua các chu kỳ kinh doanh nhất định – theo kỳ hoặc theo cả năm. Nếu bạn được đưa cho chi phí cố định và biến đổi, đầu tiên bạn sẽ tính tổng chi phí qua chu kỳ thời gian, trước khi có thể tính lợi nhuận. Trong ví dụ về sản xuất túi xách, bạn có thể lấy tất cả chi phí cố định trong một năm và thêm những chi phí biến đổi trong năm đó để tính ra tổng chi phí. Lợi nhuận hàng năm là doanh thu trừ đi tất cả chi phí đó.
Theo như định nghĩa trên đây về lợi nhuận, có hai cách công ty có thể tăng lợi nhuận của họ: tăng doanh thu, hoặc giảm chi phí. Bạn cũng có thể so sánh hiệu quả của hai công ty: một bên có thể có doanh thu cao hơn nhưng chi phí cũng cao hơn bên còn lại. Vì vậy, lợi nhuận là một con số chính xác trong việc so sánh.
4. ROI – Return on Investment
Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư (ROI hoặc ROCI – Return on capital invested), đo lường bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ $100 vốn đầu tư trong dự án hoặc kinh doanh. Thử tưởng tượng bạn bắt đầu kinh doanh nước chanh cùng vốn đầu tư ban đầu là $1000 để chi trả cho quầy hàng, máy ép… Giả sử bạn bán và thu về $500 trong một năm và năm đó bạn chi trả $400 cho các chi phí biến đổi như chanh, đường, điện… Lợi nhuận một năm của bạn là $100 và ROI sẽ là $100/$1000 = 10%.
Công thức là:
- Return on investment = Profit over given period / Initial investment
Chỉ số ROI thể hiện bằng phần trăm và được tính qua từng chu kỳ kinh doanh, thường là một năm. Nhưng bạn cũng có thể tính theo ngày hoặc theo tháng. Để làm vậy, bạn chỉ cần chia lợi nhuận của một ngày cho vốn ban đầu. Ví dụ, giả sử chúng ta tạo ra lợi nhuận $100 / 365 = $0.27 trong một ngày, vậy ROI theo ngày là $0.27 / $1000 = 0.027% nhỏ hơn 10%.
Hãy tập trung vào phần vốn đầu tư ban đầu của công thức. Trong case interview, bạn sẽ thường phải tính ROIs trong trường hợp công ty đang đầu tư vào một dự án mới. Lúc này, vốn đầu tư ban đầu sẽ là chi phí công ty cần để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Ví dụ, nếu công ty muốn bắt đầu sản xuất xe hơi, xây dựng nhà máy sẽ là khoản vốn đầu tư ban đầu chính. Vốn đầu tư ban đầu thường sẽ chỉ xuất hiện một lần, trong giai đoạn bắt đầu của dự án.
Như vậy, có hai cách để tăng ROIs: tăng lợi nhuận hoặc giảm vốn đầu tư ban đầu. Đôi khi, doanh thu trên đầu tư cho một dự án có thể âm. Điều này cho thấy lợi nhuận đang âm và dự án đang lỗ.
5. Thời gian hoàn vốn (Payback period)
Thời gian hoàn vốn (Payback period) đo lường thời gian để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. Trong ví dụ về nước chanh, mất 10 năm để số tiền lợi nhuận $100 mỗi năm có thể hoàn lại vốn đầu tư ban đầu $1000. Thời gian hoàn vốn là 10 năm.
Công thức để tính thời gian hoàn vốn là:
- Payback period = Initial investment / Profits over a given period
Thời gian hoàn vốn thường được thể hiện bằng số năm và tính bằng việc chia vốn đầu tư ban đầu cho lợi nhuận mỗi năm. Nhưng lưu ý rằng cũng có thể thể hiện bằng ngày hoặc tháng đơn giản bằng cách chia số vốn đầu tư ban đầu cho lợi nhuận mỗi ngày hoặc lợi nhuận mỗi tháng.
Bên cạnh đó, trong ví dụ về nước chanh, doanh thu trên đầu tư mỗi năm là 10%. Để tính thời gian hoàn vốn, chúng ta làm phép tính 1 / 10% = 10 năm. Trong vài trường hợp, thời gian hoàn vốn âm chỉ ra dự án đang lỗ.
Đọc thêm: Balance sheet (Bảng cân đối kế toán) là gì?
Tạm kết
Trên đây là một số khái niệm cơ bản về tài chính trong các interview case cũng như case competition. Để chinh phục các cuộc thi giải case hay vượt qua vòng case interview trong chương trình Management Trainee/ Consultant, bạn có thể tìm hiểu khoá học Case Mastery của Tomorrow Marketers để trang bị tư duy problem solving, thành thạo kĩ năng giải Business/ Marketing Case dưới sự giảng dạy của Trainers đến từ các tập đoàn đa quốc gia.
Để hiểu rõ hơn và thêm nhiều khái niệm cũng như kiến thức về các chỉ số, bạn có thể tham khảo khoá học Data Analysis for Decision Making của Tomorrow Marketers để tự tin làm việc với số liệu, giúp giải quyết vấn đề của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định chính xác nhằm cải thiện tình hình kinh doanh.
Bài viết bởi IGotAnOffer – biên dịch bởi Tomorrow Marketers
Tìm hiểu thêm các bài viết về tài chính tại chuyên mục Chiến lược của Tomorrow Marketers nhé!
Khóa học Marketing Foundation – Tư duy Marketing chuẩn đa quốc gia
Khoá học Marketing Foundation xây dựng dựa trên quy trình Marketing thực tế đang áp dụng tại các tập đoàn đa quốc gia, cung cấp tư duy marketing bài bản, hệ thống hoá kiến thức chuyên môn để giải quyết các bài toán về Marketing, các vấn đề kinh doanh trong thực tế – hứa hẹn một khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp Marketing chuyên nghiệp.
Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, việc tham khảo các bài làm mẫu cũng là một cách tốt để thí sinh nắm được cách trình bày và hơn hết là học tập cách tư duy hợp lý, logic. Với mục tiêu giúp các bạn newbies nói riêng cũng như các bạn sinh viên nói chung bớt lúng túng trong những lần thi đầu, đồng thời cải thiện được thành tích của mịn, tham khảo ngay Case Mastery Resource Hub từ Tomorrow Marketers
Đây là thư mục miễn phí tổng hợp đề thi và hơn 30 bài làm đạt giải cao từ nhiều cuộc thi như Marketing Arena, CMO, Think & Action, L’Oréal Brandstorm, NielsenIQ Case Competition và nhiều cuộc thi uy tín khác