Dashboard là gì? Dashboard đóng vai trò gì trong ‘cách mạng chuyển đổi số’ của doanh nghiệp?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Bất cứ khi nào bạn muốn cung cấp dữ liệu giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt hơn, bạn nên xem xét việc thiết kế một dashboard. Một dashboard chất lượng sẽ cho phép chúng ta sắp xếp và trực quan hoá dữ liệu, cung cấp bức tranh toàn cảnh để từ đó có được các quyết định sáng suốt. Vậy dashboard là gì?

Hình ảnh trên chính là một dashboard theo dõi các chỉ số quan trọng cho một công ty phần mềm. Nhìn vào dashboard này, bạn sẽ nắm được thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí vận hành, tổng số users và các dữ liệu liên quan khác. Mẫu dashboard này có thể giúp CEO hay bất cứ nhân viên nào trong công ty hình dung được bối cảnh tổng quan hiện tại và biết cần tập trung nguồn lực của mình vào đâu.

1. Dashboard là gì?

Dashboard là một bảng (board) chứa các loại dữ liệu (data) khác nhau đã được xử lý và trực quan hoá thành biểu đồ, để phục vụ cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp. Mỗi khi dữ liệu cập nhật, dashboard cũng sẽ được tự động thay đổi theo thời gian thực, nhờ đó người dùng có thể thấy được insight kịp thời và đưa ra những quyết định quan trọng đúng thời điểm.

2. Dashboard giúp gì cho bạn?

Ví dụ về một dashboard rất phổ biến mà hàng tỷ người dùng hàng ngày: bảng dashboard trên xe ô tô. Bảng dashboard này cho chúng ta biết tốc độ của xe, nhiệt độ dầu, lượng xăng còn lại, các biểu tượng cảnh báo, tín hiệu đèn,… Các dữ liệu giúp người lái đưa ra các quyết định quan trọng về tốc độ, tình trạng động cơ, có nên bơm xăng hay không,… Tóm lại, dashboard này cung cấp cho bạn mọi thông tin cần thiết để lái xe an toàn.

2.1. Dashboard minh hoạ một loại dữ liệu

Hãy hình dung bảng dashboard trên ô tô mà chỉ thể hiện duy nhất một dữ liệu được trực quan hoá.

Nhìn vào dashboard này, chúng ta có thể biết tốc độ đang đi, nhưng xe có thể hết xăng bất cứ lúc nào. Chỉ nhìn vào một dữ liệu duy nhất để đưa ra quyết định là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, đây lại là cách mọi người thường làm khi tiếp cận với dữ liệu chỉ với một biểu đồ duy nhất. Khi đó dữ liệu rất hạn hẹp, thiếu đi bối cảnh và các thông tin quan trọng khác.

Dưới đây là một ví dụ khác, biểu đồ này cho biết tình hình thị trường lao động của Hoa Kỳ:

Chỉ nhìn qua, bạn sẽ thấy đây là tín hiệu tích cực – tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 4%. Bạn có thể nhanh chóng đưa ra kết luận rằng số lượng việc làm đang gia tăng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, biểu đồ này không cho thấy bức tranh toàn cảnh. Nếu như khoảng thời gian này, nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại và một lượng lớn lực lượng lao động đang nằm trong những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả như công nghiệp thép, xi măng, khai khoáng…, thì việc giảm tỷ lệ thất nhiệm chưa chắc đã là một tín hiệu đáng mừng. Bởi việc duy trì lượng nhân công làm việc trong lĩnh vực này vừa có nghĩa rằng các nhà máy vẫn đang hàng ngày sản xuất hàng trăm nghìn tấn sản phẩm, đẩy kinh tế Mỹ vào cuộc khủng hoảng dư thừa công suất, lại vừa tạo ra tình trạng phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả.

Bạn không nên kết luận mà chỉ dựa vào một loại dữ liệu, bởi nếu làm vậy khả năng cao là bạn đã bỏ sót nhiều yếu tố quan trọng khác.

2.2. Dashboard minh hoạ nhiều loại dữ liệu

Nếu dashboard có nhiều thông tin hơn về thị trường lao động, sẽ dễ dàng để chúng ta đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Hãy thêm một biểu đồ khác:

Ở đây, chúng ta có thể thấy thời gian cần thiết để tìm được việc (phân loại theo từng ngành nghề). Nếu như biểu đồ đầu tiên đưa tín hiệu tích cực về thị trường lao động, biểu đồ thứ hai sẽ giúp chúng ta biết ngành nghề nào nhanh kiếm được việc nhất. Việc kết hợp nhiều thông tin được trực quan hoá vào dashboard sẽ giúp người xem có được cái nhìn đa chiều, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.

Đọc thêm: Mẫu báo cáo theo dõi tình hình nhân sự và quy trình tuyển dụng

3. Sử dụng dashboard vào những việc gì?

3.1. Phân tích Ad hoc (Ad hoc Analysis)

“Ad hoc analysis” đặc biệt hữu ích khi bạn cần khám phá các điểm bất thường trong dữ liệu (nơi ẩn chứa insight cho doanh nghiệp). Phân tích Adhoc là khi có nhu cầu bất kỳ, mọi người có thể nhanh chóng viết truy vấn (queries) và minh hoạ bằng biểu đồ đơn giản để hiểu dữ liệu đang nói gì. Dashboard này (thường) chỉ có một người dùng duy nhất là chính bạn, nếu nó được chia sẻ với những người dùng khác, dashboard này sẽ đi kèm theo một hướng dẫn để đảm bảo người dùng hiểu cách đọc chúng.

3.2. Lập kế hoạch chiến lược (strategic planning)

Strategic dashboard thường được dùng cho những dự án lớn, hoặc những quyết định quan trọng mà đòi hỏi nhiều dữ liệu trong quá khứ để ra quyết định tốt nhất. Dashboard này kết hợp nhiều lát cắt về doanh nghiệp, cho chúng ta thấy bức tranh tổng quan về tình hình vận hành của doanh nghiệp và đưa ra so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Loại dashboard này thường chỉ hữu ích trong một dự án/quyết định cụ thể. Tuy strategic planning dashboard rất hữu ích, nó cũng không phải ứng dụng tiêu biểu nhất của dashboard.

3.3. Hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày (ongoing decision support)

Ứng dụng mạnh mẽ và phổ biến nhất của dashboard chính là để hỗ trợ các quyết định diễn ra hàng ngày (ví dụ như nên viết thêm nội dung nào để convert khách hàng tốt nhất?…). Dữ liệu trong dashboard này thường xuyên được cập nhật và thay đổi theo thời gian thực, do đó hỗ trợ rất đắc lực cho quá trình đưa ra quyết định ngay lập tức trong ngày.

Đọc thêm: Doanh nghiệp SME xây dựng hệ thống dữ liệu nội bộ như thế nào? | Phỏng vấn anh Quốc Thắng, Data Service Manager @Base.vn

Để dễ dàng tìm kiếm Insights, phát hiện vấn đề khi theo dõi các dashboard, biểu đồ, bạn cần sở hữu tư duy phân tích dữ liệu. Tham khảo ngay khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketers để trang bị tư duy phân tích dữ liệu, dưới sự hướng dẫn của các trainers có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với dữ liệu nhé!

4. Làm thế nào để thiết kế các dashboard hữu ích cho doanh nghiệp?

  • Bạn cần số hoá quy trình làm việc và lưu trữ dữ liệu của mình trong các Data Collectors (các phần mềm/app)
  • Bạn cần đưa những dữ liệu đó về một nguồn duy nhất để dữ liệu được thống nhất, toàn vẹn, bảo mật, và không bị tác động bởi sai sót từ con người.
  • Bạn cần khai thác các dữ liệu đó và xử lý chúng để thiết kế ra những dashboard có ý nghĩa với từng bộ phận.

Đọc thêm: Làm thế nào để thiết kế dashboard hữu ích cho doanh nghiệp? 5 nguyên tắc mà bạn cần ghi nhớ

Nếu bạn muốn chinh phục nghệ thuật xây dựng những dashboard ấn tượng, biến dữ liệu khô khan thành những hình ảnh sinh động và đầy ý nghĩa, hãy tham khảo khóa học Data Visualization & Analytics with Excel ngay hôm nay.

Tham gia khóa học, bạn sẽ:

  • Nắm vững kiến thức về các loại biểu đồ và ứng dụng hiệu quả cho từng bài toán doanh nghiệp.
  • Tự tin sáng tạo những dashboard ấn tượng, truyền tải thông tin một cách rõ ràng và súc tích.
  • Nâng cao kỹ năng thu thập, tổng hợp, làm sạch và phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên insights từ dữ liệu.

Hãy đăng ký ngay khóa học Data Visualization & Analytics with Excel và mở khóa tiềm năng vô hạn của dữ liệu!

Đây cũng là tư duy mà khoá học Data System của Tomorrow Marketers muốn truyền tải, để giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hoá dữ liệu và khai phá những tiềm năng tăng trưởng ngay từ dữ liệu nội bộ. Khoá học Data System sẽ giúp bạn hiểu rõ:

  • Tầm quan trọng của hệ thống dữ liệu nội bộ đối với sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.
  • Cấu trúc của hệ thống dữ liệu nội bộ: Hiểu rõ các thành phần của một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh.
  • Tư duy xây dựng quy trình và số hoá quy trình kinh doanh nhằm thu thập được dữ liệu qua thời gian
  • Tư duy xây dựng đường ống dữ liệu và nhà kho dữ liệu, giúp doanh nghiệp chuẩn hoá dữ liệu từ sớm.
  • Tư duy khai thác dữ liệu để xây dựng báo cáo quản trị, cung cấp bức tranh toàn cảnh của kinh doanh và giám sát hoạt động.

Hãy để dữ liệu trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn. Tìm hiểu thêm về khoá học ngay tại đây!

Bài viết thuộc bản quyền của Tomorrow Marketers, xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!

Tagged: