Tomorrow Marketers – Ngày càng nhiều thương hiệu xuất hiện thị trường, ngày càng nhiều quảng cáo bán hàng xuất hiện trước mắt người dùng. Bội thực với những thông tin chào hàng, khuyến mãi, khách hàng dần cảm thấy phiền phức với đống thông tin mà họ tiếp nhận, có những người còn sẵn sàng chi trả cho gói dịch vụ premium hoặc sử dụng phần mềm Adblock để không phải thấy quảng cáo.
Với sự dịch chuyển như vậy trong hành vi người tiêu dùng, thương mại điện tử đã phải phát triển cách tiếp cận mới và một trong những xu hướng mới nổi chính là “shoppertainment” – một chiến lược giúp Tiktok Shop nhanh chóng bành trướng lấn chiếm thị phần của các sàn thương mại điện tử khác. Theo Vneconomy, nếu ở quý 4/2022, thời điểm TikTok Shop mới ra mắt được 4 tháng đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada. Đến quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu. Nhưng đến quý 2/2023, TikTok Shop vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee. Có thể thấy, Tiktok Shop đang trở thành kênh bán hàng vô cùng tiềm năng với nhiều chủ doanh nghiệp.
Vậy shoppertainment là xu hướng gì? Dựa vào xu hướng tiêu này, doanh nghiệp có thể làm gì để đẩy mạnh lượng đơn hàng trên Tiktok Shop? Cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Shoppertainment là gì?
Shoppertainment là sự kết hợp của Shopping (mua sắm) và Entertainment (giải trí) thay vì chỉ giao bán sản phẩm đơn thuần. Xu hướng này đưa doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử ra khỏi cảnh chạy đua giảm giá để thu hút người tiêu dùng. Với Shoppertainment, khách hàng vừa có thể giải trí trong loạt clip sáng tạo, game thú vị, vừa có thể chốt đơn cùng lúc.
Cách đây một thập kỷ, Alibaba chính là sàn đã khởi xướng cho xu hướng shoppertainment với lễ hội mua sắm trực tuyến Single day diễn ra ngày 11/11 hàng năm. Nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, “ông lớn” Trung Quốc quyết định tổ chức các lễ hội quảng bá, kết hợp trình diễn âm nhạc – thời trang… Theo Business Insider (Mỹ), nhờ “ những chiến lược tận dụng hiệu ứng giải trí “Ngày độc thân” mỗi năm đều thiết lập kỷ lục mới, đưa Single Day vượt cả Black Friday và Cyber Monday, trở thành ngày mua sắm lớn nhất thế giới.
5 đặc điểm của Shoppertainment
Theo số liệu từ TikTok, 49% người dùng (khoảng 500 triệu người) đã tìm kiếm và khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới trong khi đang sử dụng nền tảng này mỗi tháng, trong đó 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi lướt xem các video giải trí trên TikTok.
Ngoài ra, có đến 44% người dùng muốn nội dung phải thật vui vẻ và có tính giải trí cao, và cứ 3 người thì có 1 người nói rằng họ phát sinh hành vi mua sắm xuất phát từ cảm xúc vui vẻ, thích thú.
Có thể thấy, bằng cách đem tới những nội dung hấp dẫn, Shoppertainment giúp thương hiệu giải quyết các nhu cầu về cảm xúc khi tham gia mua sắm của người tiêu dùng. Theo báo cáo “Shoppertainment: APAC’s Trillion-Dollar Opportunity” được thực hiện bởi TikTok và BCG, có 5 đặc điểm chính về nội dung giúp Shoppertainment thu hút khách hàng. Cụ thể:
- 81% người được khảo sát cho biết yếu tố kể chuyện (storytelling) và giáo dục là khía cạnh quan trọng nhất của nội dung.
- Định dạng video được yêu thích bởi hơn 76% người tiêu dùng bởi tính trực quan cao, phù hợp với thói quen tiêu thụ nội dung nhanh của khách hàng.
- Các khía cạnh khác như tính chân thật, không ép mua hàng, lời giới thiệu tin tưởng cũng giúp tạo nên các nội dung hấp dẫn khách hàng khi tham gia vào Shoppertainment.
Tiktok ứng dụng Shoppertainment thông qua những hình thức nào?
Tiktok giới thiệu 2 hình thức để việc mua sắm kết hợp giải trí trên nền tảng này trở nên dễ dàng hơn:
- Mua sắm ngay tại video: Điểm đặc biệt của các video này là doanh nghiệp có thể tạo video theo phong cách riêng để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, cách thức hoạt động, cách sử dụng chỉ trong thời lượng ngắn từ vài giây đến 1 phút. Đường link sản phẩm dẫn tới Tiktok Shop sẽ luôn được để sẵn ngay tại video để người dùng nhanh chóng ra quyết định mua hàng.
- Livestream bán hàng: Tại livestream, người mua có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế sản phẩm, trao đổi trực tiếp với người bán, gia tăng cảm xúc mua sắm và thúc đẩy chuyển đổi nhanh chóng thành quyết định mua hàng. Đồng thời, những trải nghiệm xã hội thú vị trong quá trình livestream cũng giúp các nhà bán hàng tạo ấn tượng với người mua, nhờ đó, nhiều người quay trở lại mua sắm lần sau.
Nguyên tắc tạo nội dung thúc đẩy mua hàng trên Tiktok
Xác định rõ đối tượng mục tiêu
Việc xác định rõ đối tượng mục tiêu của kênh (đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi tiêu thụ nội dung trên Tiktok, các kênh mà đối tượng theo dõi) sẽ giúp bạn biết những chủ đề, định dạng nội dung nào mình nên triển khai, các hashtag nào nên sử dụng.
Điều này là rất quan trọng vì Tiktok sẽ gắn label cho mỗi kênh dựa trên chủ đề của kênh đấy và phân phối video đến đúng tệp. Ví dụ với thời trang thì có thời trang cho nam và nữ, thời trang theo mùa, theo độ tuổi, theo mục tiêu sử dụng,… Thử tưởng tượng, nếu một video về phối đồ thời trang của bạn may mắn lên xu hướng, những người quan tâm đến thời trang sẽ vào kênh của bạn xem thêm, nhưng lại thấy toàn những video làm bánh, coi tarot,… không liên quan đến nhau, thì khách hàng sẽ không thể nào follow kênh để chờ đợi những sản phẩm tiếp theo.
Xây dựng concept xuyên suốt
Tiếp nối ý ở trên, việc xây dựng concept cho kênh là rất quan trọng để Tiktok có thể gắn nhãn và phân loại nội dung cho khách hàng phù hợp. Vì vậy, thương hiệu cần nhất quán về mặt content/hình ảnh truyền tải, không nên làm nội dung thập cẩm không theo một phong cách concept nào. Như vậy, thương hiệu mới có thể thu được tệp khách cùng mối quan tâm tương ứng.
Có 3 yếu tố quan trọng nhất với một concept là:
- Key person – Nhân vật chính xuất hiện trong video: Bạn nên xây dựng hình mẫu nhân vật giống với tập đối tượng mục tiêu hướng đến (về ngoại hình, nét tính cách đặc trưng, thói quen,…)
- Key visual – Thiết kế chủ đạo của video: Trang phục, bối cảnh của nhân vật, cách edit, font chữ sử dụng….
- Storyline – Tuyến nội dung: Các chủ đề nội dung được triển khai
Tất cả yếu tố này cần củng cố định vị mà thương hiệu hướng đến.
Ví dụ, kênh Tiktok của TopCV xây dựng concept theo key person là các bạn trẻ, gen Z, mới bắt đầu đi làm, tính cách vui vẻ, hài hước. Key visual là thiết kế với phông màu xanh lá cây – màu chủ đạo của TopCV với bối cảnh được đặt tại văn phòng, công sở. Còn về story, các tuyến nội dung vẫn xoay quanh định vị chính là chuyện công sở, nhưng đa dạng về cách triển khai như:
- Vấn đề trong công việc: Thuế thu nhập, deal lương, làm việc với sếp,…
- Vấn đề trong tuyển dụng: Nhảy việc khi còn ở công ty cũ, các red flag khi phỏng vấn, chuyển ngành,…
- Vấn đề trong phát triển bản thân: Cách lên mục tiêu, duy trì năng suất,…
- Các câu chuyện về cuộc sống công sở tại TopCV
Bằng cách xây dựng concept thống nhất, TopCV đã ghi điểm với các câu chuyện xuyên suốt để giúp người trẻ khi nhắc đến tuyển dụng, việc làm thì sẽ ngay lập tức nghĩ đến thương hiệu này.
Tạo mở đầu thu hút
Thời gian người dùng bị “giữ chân” lại với video sẽ giúp Tiktok quyết định xem nội dung có đủ hay để thúc đẩy phân phối hay không. Vì vậy, việc tạo mở đầu thu hút là rất quan trọng.
Một vài tips để tạo mở đầu hiệu quả bạn có thể tham khảo như:
- Chứa con số: “3 tips học tiếng Trung newbie nhất định phải biết”, “Chỉ cần 10p mà ra được món ăn ngon thế này đây”
- Đưa câu hỏi 5W1H (what, where, when, who, why, how): “Da khô nên dùng loại kem lót trang điểm nào?”, “Ai là người truyền cảm hứng cho mình trên con đường khởi nghiệp?”
- Cường điệu hóa vấn đề: “Xây kênh cả đời không lên nếu vẫn làm như thế này”, “Đàn ông giữ 4 thói quen sau cả đời không lấy được vợ”
- Ăn theo sự kiện hot: “Mẹo truyền thông phim hay như Mai của Trấn Thành”, “Phối đồ xinh như Kim Ji Won trong “Queen of Tears”
Đọc thêm: 9 loại content dễ viral trên TikTok mà TikToker mới nên làm
Sáng tạo nội dung giàu giá trị
Để tạo ra những nội dung bán được hàng, ngoài việc xác định đúng đối tượng, giải quyết đúng insight, bạn cần những nội dung tạo ra giá trị, khiến khách hàng tin tưởng.
Ví dụ, thương hiệu thời trang Polomanor đã xây dựng kênh tiktok Ông chú Polo với 1.6 triệu follower. Chỉ tính trong năm 2021, hoạt động truyền thông trên TikTok đã giúp thương hiệu này thu về 149 nghìn lượt xem nội dung quảng cáo, 12 triệu lượt hiển thị quảng cáo trên TikTok và đạt tỷ lệ khách mua hàng lần đầu tăng thêm 50%.
Ông chú Polo thành công nhờ việc đánh trúng insight khách hàng là nam giới, quan tâm đến việc làm đẹp, muốn có các lựa chọn đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Đánh vào insight này, trên kênh Tiktok, thương hiệu đã lên các nội dung để truyền tải thông điệp về việc phối đồ “nhanh – gọn – lẹ” nhưng vẫn đảm bảo thời trang và nam tính, phù hợp với nam giới trong mọi độ tuổi.
Chưa hết, Polomanor còn đi xa hơn để tạo ra giá trị về cảm xúc cho người xem. Qua những mẩu chuyện về công việc, cuộc sống hàng ngày của ông chú Polo cùng vợ, nhãn hàng đã gián tiếp truyền tải thông điệp về hình mẫu những nam giới sẽ mặc sản phẩm của Polomanor. Đó là những người đàn ông luôn tràn đầy năng lượng, hướng đến gia đình, chuyên nghiệp trong công việc,… Người xem khi mua sản phẩm, vì vậy, cũng “mua” cả phong cách sống mà sản phẩm hướng đến.
Những câu chuyện về công việc của chú Polo cũng cho thấy sự chuyên nghiệp và đầu tư của thương hiệu trong mọi sản phẩm: Giới thiệu từ quy trình sản xuất sản phẩm chỉn chu (khâu lựa vải, thiết kế, sản xuất trong nhà máy) đến những USP của sản phẩm, như chất lượng vải (giặt không phai màu, không bị xù),…
Đọc thêm: Có hay không “công thức” làm viral video TikTok
Nguyên tắc xây dựng kịch bản livestream
Một kịch bản livestream bán hàng sẽ đi qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giới thiệu thông tin cơ bản
Giới thiệu về nhãn hàng, nhân sự live, sản phẩm
Ví dụ: “Shop A xin chào các anh/chị đang đến với buổi live của bên em. Shop em là A, thương hiệu chuyên cung cấp chăn ga gối đệm cao cấp. Các sản phẩm của shop em là: Gối đệm bông, đệm cao su, đệm lò xo,…”
Sau khi giới thiệu về nhãn hàng và seller thì hãy giới thiệu ngay chương trình mà phiên live bạn đang có. Ví dụ: “Hôm nay, shop A chúng/tụi em đang có chương trình deal giảm 50k và 30k chỉ có trong phiên live hôm nay.”
Một lưu ý nữa là bạn nên sắp xếp sản phẩm theo thứ tự để các sản phẩm hot lên vào lúc cao trào của live.
Giai đoạn 2: Tư vấn, cung cấp thông tin sản phẩm
Khi thấy số lượng view đã tăng lên, đây là lúc bạn cần nói về sản phẩm. Bạn có thể:
- Mô tả sơ bộ về sản phẩm như lợi ích, mẫu mã, đơn giá
- Cung cấp các thông tin về vận chuyển (thời gian, chính sách, đổi trả) và các ưu đãi giảm giá, khuyến mại
- Thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm: Nếu sản phẩm của bạn là low involvement thì đánh vào giá (ưu đãi) sẽ là chiến lược hàng đầu. Còn nếu sản phẩm bạn thuộc high involvement, thì hãy chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm khách hàng.
Đọc thêm: Sự khác nhau giữa sản phẩm High-Involvement và sản phẩm Low-Involvement
Giai đoạn 3: Tương tác với khách hàng
Đây là lúc chủ hàng phải duy trì tương tác để đảm bảo phiên live không bị tụt view, đồng thời tạo thiện cảm với khách hàng. Bạn có thể xem các comment để phản hồi độc giả, chú ý nhớ đọc tên người comment và nội dung comment để tất cả người xem live nắm được thông tin.
Giai đoạn 4: Giai đoạn đốc thúc và chốt đơn
Để nhấn mạnh sự khẩn cấp, thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay trong phiên live, bạn hãy lặp lại những thông tin khuyến mãi, thông tin về sản phẩm cùng lời kêu gọi hành động. Ví dụ như:
- “Bên em mới mở bán trên TikTok shop cho nên dành riêng ưu đãi cho phiên live ngày hôm nay”
- “30 phút, 15 phút,… nữa bên em sẽ xuống live nên mọi người tranh thủ đặt đơn hàng nhé (lặp lại công thức này theo thời gian thực của phiên live)”
Giai đoạn 5: Lặp lại những nội dung trên
Một phiên live thường sẽ kéo dài 30 phút đến 1 tiếng, nên những nội dung bạn live chắc chắn sẽ lặp lại ít nhiều. Tương tự, thời gian xem trung bình của khách hàng cũng chỉ trong vài phút, nên việc lặp lại nội dung cũng không ảnh hưởng đến chất lượng live.
Phân tích chỉ số sau phiên live
Sau khi livestream, bây giờ là lúc bạn nhìn lại các chỉ số để phân tích. Trong trường hợp phiên live flop, có thể có những lý do sau.
Thứ nhất, nếu bạn mới bắt đầu live, và đã setup đầy đủ các phương thức để gia tăng tỷ lệ mua hàng nhưng vẫn không ra đơn, thì có thể là vì bạn chưa làm đủ số phiên live để có độ nhận diện và niềm tin với khách hàng. Trong trường hợp này, bạn phải duy trì số lượng live, đồng thời đúc rút kinh nghiệm qua mỗi lượt live để biết đâu là điểm cần cải thiện.
Thứ hai, nếu bạn đã live một thời gian, cũng đã có các kết quả nhất định nhưng livestream lần này vẫn không ra đơn. Trong trường hợp này, bạn cần phân tích các số liệu để biết vấn đề nằm ở đâu. Những số liệu bạn cần quan tâm là:
- Hành vi giúp cải thiện GPM
- Tỷ lệ vào phòng live
- Thời gian ở lại và tương tác live
- Tỷ lệ lượt click vào sản phẩm (CTR) và click đặt hàng (CO)
- Tỷ lệ lượng view tự nhiên với lượt view từ quảng cáo
- Các chỉ số con trong từng sản phẩm: GMV, CTR, CO,…
Để xây dựng chiến lược nội dung thống nhất, đem lại tỷ lệ chuyển đổi và tương tác cao trên Tiktok, bạn cần hiểu rõ đặc thù khách hàng, nền tảng, cách sáng tạo và phân phối nội dung để thúc đẩy người xem mua hàng.
Khóa học Content Marketing từ Tomorrow Marketers sẽ giúp bạn trang bị tư duy & kỹ năng để lên chiến lược nội dung bài bản hướng đến tăng trưởng và chuyển đổi, bao gồm:
- Quy trình 6 bước lên chiến lược content, ứng dụng các mô hình như Value matrix, Content Mapping vào quy trình hoạch định chiến lược, giúp định hướng xây dựng hệ thống nội dung có giá trị trong dài hạn
- Ứng dụng các bước nghiên cứu sản phẩm theo mô hình 3C, nghiên cứu khách hàng và xác định loại nội dung phù hợp với từng ngành hàng/ từng tầng nhu cầu của đối tượng mục tiêu
- Hiểu đặc thù nội dung và các chỉ số đánh giá cơ bản trên một số nền tảng phổ biến để phân tích và đánh giá hiệu quả chiến dịch
Kỹ thuật tối ưu lượt tiếp cận của video Tiktok
Tối ưu lượt tìm kiếm (SEO)
SEO TikTok là quá trình tối ưu video TikTok để video hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trên trang kết quả tìm kiếm trong ứng dụng TikTok.
Với chủ thương hiệu, SEO Tiktok mang đến những lợi ích sau:
- TikTok không thêm yếu tố số lượng follower vào thuật toán SEO, cho nên video của bạn vẫn có cơ hội được đẩy lên đề xuất giống như các hot Tiktoker nếu bạn làm tốt công việc tối ưu tìm kiếm. Nói cách khác, việc hiển thị ở những vị trí đầu trên trang tìm kiếm của TikTok cũng sẽ giúp video có cơ hội được đề xuất cao hơn trên trang “For you”.
- Tăng khả năng hiển thị trên nền tảng TikTok, qua đó giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Tăng thứ hạng từ khóa nội sàn, lượt click vào kênh TikTok và cửa hàng.
Về cơ bản, thuật toán SEO TikTok vẫn hoạt động dựa trên thuật toán phân phối video của TikTok, tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng mà bạn nên đặc biệt lưu ý để tối ưu cho video của mình:
- Sự tương tác của người dùng: Yếu tố này bao gồm tất cả những hoạt động của người dùng Tiktok đối với video, như xem/lướt qua, bấm thích, ẩn video hoặc lưu video. Video càng có nhiều tương tác càng được ưu tiên hiển thị.
- Thông tin video: Thông tin video bao gồm các yếu tố như hashtag, từ khóa, hiệu ứng âm thanh và âm nhạc.
- Thông tin tài khoản: Thông tin tài khoản bao gồm vị trí địa lý, thiết bị và những nội dung mà chủ tài khoản bấm quan tâm khi lần đầu tạo tài khoản.
Dưới đây là những cách giúp bạn tối ưu SEO cho video TikTok của mình:
Thực hiện nghiên cứu từ khóa trên Tiktok
TikTok thường đề xuất nội dung video có liên quan nhất đến từ khóa người dùng tìm kiếm. Chẳng hạn, trong hình dưới đây, bạn có thể thấy với cụm từ “kem dưỡng makeup”, các video hiển thị đầu tiên đều có chứa cụm từ này ở phần thumbnail (ảnh bìa video) và phần caption.
Để tìm được những từ khóa phổ biến mà khách hàng hay sử dụng, bạn có thể dựa vào những nguồn sau:
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa của Google – Hãy liệt kê 5 – 10 chủ đề mà bạn muốn từ khóa sẽ xuất hiện. Trong đó, mỗi chủ đề sẽ có 3 – 5 từ khóa rộng và 3 – 5 từ khóa cụ thể. Chẳng hạn, bạn kinh doanh mỹ phẩm, từ khóa rộng của bạn có thể là tips makeup, sản phẩm dưỡng ẩm,… từ khóa cụ thể sẽ là kem dưỡng ẩm makeup, kem dưỡng ẩm cho da khô,…
- Sử dụng thanh tìm kiếm của Tiktok để xem những gợi ý từ khóa từ chính nền tảng này.
- Sử dụng công cụ Trend Discovery của Tiktok để khám phá các xu hướng tìm kiếm.
- Tham khảo các tài khoản khác: Bạn có thể tìm xem đâu là video xuất hiện đầu tiên với chủ đề mà bạn mong muốn nhắm tới, sau đó xem họ dùng những từ khóa gì và chèn nó vào video như thế nào.
Hashtag và âm thanh
Khi viết mô tả cho video, hãy tìm và dùng 2-3 hashtag đang hot phù hợp với chủ đề của video. Cùng với đó, hãy thường xuyên cập nhật và lựa chọn những bản nhạc thịnh hành cho video của bạn. Sử dụng đúng hashtag và âm thanh là cách tốt để tăng lượt hiển thị và thu hút hàng nghìn lượt tương tác cho video.
Tối ưu thông tin tài khoản
Hoàn thiện hồ sơ kênh TikTok một cách chỉn chu, bắt mắt là điều cần phải làm để tăng độ uy tín kênh, bạn hãy hoàn thành các hoạt động sau:
- Điền đầy đủ thông tin như thông tin liên hệ, email, đường dẫn sang trang mạng xã hội khác (nếu có)
- Thêm link Landing page trong mục hồ sơ để điều hướng người xem qua các trang khác của bạn.
- Liên kết TikTok Shop để mở khóa tính năng cửa hàng, giúp bạn trưng bày sản phẩm lên kênh TikTok.
Tối ưu thông tin sản phẩm trên gian hàng TikTok Shop
Về thông tin sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Đặt tên sản phẩm rõ ràng, chứa cả đặc tính của sản phẩm. Ngoài ra, trong tên sản phẩm, lưu ý tránh một số từ ngữ để không bị TikTok từ chối duyệt.
- Mô tả sản phẩm: Người bán nên cung cấp thông tin mô tả sản phẩm có chứa từ khóa và trình bày càng rõ ràng, chi tiết càng tốt.
- Chọn hạng mục của sản phẩm: Chọn hạng mục phù hợp với sản phẩm bạn đang muốn bán trên TikTok Shop để tối ưu hiệu quả bán hàng.
Hình ảnh minh họa, video chuẩn SEO: Việc tối ưu hình ảnh, video chuẩn SEO mang lại rất nhiều lợi thế cho nhà bán hàng trong việc tạo cho người mua trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
- Tối đa 9 hình ảnh
- Định dạng PNG, JPG hoặc JPEG
- Độ phân giải 600×600 px
- Kích thước không vượt quá 5M
- Tỷ lệ 1:1
- Video: Tỷ lệ video được TikTok Shop được đề xuất là 1: 1, 9:16 hoặc 16: 9, không hơn không kém. Quy định kích thước tệp video tối đa là 20MB.
Tối ưu quảng cáo tiếp cận và chuyển đổi
Quảng cáo Tiktok cũng là cách giúp bạn tăng lượt hiển thị trước mắt đối tượng mục tiêu. Vậy làm sao để quảng cáo tiếp cận đúng người và tạo chuyển đổi, tránh lãng phí ngân sách? Cùng xem 5 quy tắc cài đặt quảng cáo dưới đây:
Cài đặt quảng cáo | Chọn mục tiêu quảng cáo phù hợp với mục tiêu kinh doanh Tạo các chiến dịch khác nhau cho từng mục tiêu thứ thập chuyển đổi trên ứng dụng hoặc chuyển đổi trên website khác nhau. Hạn chế thay đổi những chi tiết đã cài đặt cho nhóm quảng cáo trong giai đoạn học (đến khi nhóm quảng cáo đạt được 50 chuyển đổi). |
Ngân sách | Đặt ngân sách hằng ngày cho nhóm quảng cáo thay vì ngân sách tổng để việc phân phối quảng cáo được linh hoạt. Đặt ngân sách hằng ngày của các nhóm quảng cáo chạy mục tiêu Chuyển đổi/ Lượt tải ứng dụng ở mức 30 lần giá thầu CPA. Campaign Minimum budget: $50 cho mỗi ngày; Ad Group Minimum budget: $20 cho mỗi ad group/ ngày Không nên điều chỉnh budget liên tục trong vòng 48h. |
Giá thầu | Đặt Chi phí thấp nhất cho giá thầu để đảm bảo ngân sách quảng cáo được tiêu hết và tiết kiệm thời gian trong việc tính toán giá thầu. Đặt Mức thầu trần để kiểm soát tốt chi phí trên mỗi kết quả. |
Nhắm mục tiêu | Tạo và bắt đầu với các nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu rộng. Tạo nhiều nhóm quảng cáo cho từng đặc tính nhắm chọn khác nhau như sở thích, hành vi, v..v… để thu thập được nhiều dữ liệu đối với từng nhóm người dùng khác nhau, giúp việc nhắm mục tiêu về sau được chính xác hơn. |
Cài đặt chiến dịch đúng cách là bước đầu của việc chạy quảng cáo. Khi quảng cáo bắt đầu phân phối và đổ dữ liệu về, việc của Marketers là đọc và phân tích toàn bộ số liệu đó để tìm ra insight. Nếu bạn muốn trang bị tư duy Performance Analytics, hãy tham khảo khóa học Digital Performance của Tomorrow Marketers! Khóa học sẽ giúp bạn:
- Xây dựng Ad Report
Thấu hiểu ý nghĩa các chỉ số Performance Ad để chọn đúng chỉ số đưa vào báo cáo; Biết cách trình bày số liệu một cách logic, tránh đưa dữ liệu lan man, không liên quan trực tiếp đến mục tiêu marketing.
- Đọc dữ liệu hiệu quả
Biết cách phân tích dữ liệu tìm ra insight trong báo cáo hiệu quả quảng cáo; Được thực hành đọc số qua case study đa dạng ngành hàng dưới sự hướng dẫn của trainer nhiều năm kinh nghiệm trong mảng Performance.
- Giải thích được vấn đề của quảng cáo
Hiểu cách phân phối quảng cáo trên các nền tảng, hiểu cách tạo ra những chỉ số đo lường sẽ giúp bạn giải thích được các vấn trong chiến dịch quảng cáo của mình. Từ đó, hạn chế những mơ hồ khi quảng cáo không ra đơn, giá CPM/CPC của quảng cáo quá cao,…
- Nắm chắc kỹ thuật tối ưu
Linh hoạt kết hợp giải pháp quảng cáo trên các kênh, bao gồm: các thiết lập nhắm chọn đối tượng/ngân sách/giá thầu/vị trí quảng cáo/ và các loại hình quảng cáo. Nắm được nguyên tắc A/B Testing và Scale Ad để mang lại lượt chuyển đổi tốt nhất với mức ngân sách tối ưu nhất.
Tìm hiểu và đăng ký khóa học Digital Performance tại đây.
Tạm kết
Chơi trên nền tảng nào phải hiểu rõ luật chơi của nền tảng đó. Như vậy, bạn mới có cơ sở để lên ý tưởng và tối ưu lượt tiếp cận của nội dung đăng tải. Nếu bạn muốn mở rộng kênh bán hàng sang các nền tảng Digital khác, tìm thêm nhiều nguồn khách hàng tiềm năng, hãy tham khảo khóa học Digital Foundation – Hiểu toàn diện các Platforms và lập kế hoạch Digital Marketing!
Nếu bạn muốn lên content plan trên Tiktok để đạt mục tiêu tăng độ nhận diện, thúc đẩy người dùng mua hàng, từ đó tạo được tập khách hàng trung thành, thì đừng bỏ qua khóa học Content Marketing – Lập chiến lược nội dung để tăng trưởng và chuyển đổi nhé!