Tomorrow Marketers – Theo báo cáo của Q&Me 2022, số lượng cửa hàng F&B ăn uống liên tục tăng: 2021 – tăng 13,5%, 2022- tăng 9,7% sau khi giảm 5,2% vào năm 2020. Thực tế, sau hai năm chật vật sinh tồn vì đại dịch, năm 2022, thị trường F&B đã lấy lại được mức tăng trưởng, thậm chí vượt mức trước Covid-19. Cụ thể, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng vào năm 2022 và 1657 quán cafe trong năm 2023 (Vneconomy). Với một thị trường sôi động và nhiều cạnh tranh như vậy, thương hiệu F&B nên làm gì để trở nên nổi bật và tạo được sự lan tỏa thương hiệu? Liệu chỉ book KOL và review đã đủ để liên tục duy trì số lượng khách hàng lớn?
Trong bài viết này, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu cách lên kế hoạch truyền thông tích hợp đa kênh cho thương hiệu F&B nhé!
1. Hành trình khách hàng ngành F&B
Hành trình khách hàng là hành trình một người đi từ việc được tiếp cận một thương hiệu cho đến đến khi trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu đó. Dựa vào hành trình này, trong ngành F&B, các nhà hàng, quán ăn có thể xác định được đâu là những “điểm chạm thương hiệu”, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng và từ đó, biết cách tiếp cận, chăm sóc khách hàng của mình hiệu quả.
Có thể thấy, khách hàng ngành F&B thường có những đặc điểm sau:
- Khách hàng dễ lựa chọn cửa hàng ở trong tầm mắt. Vậy nên nhiều cửa hàng thường chọn địa điểm dễ tìm thấy và dễ dàng để xe, dành sẵn tỷ lệ chỗ ngồi cho khách vãng lai.
- Khách hàng thường hiếm đi ăn một mình. Việc tìm hiểu thói quen đi ăn của khách, xem họ đi với ai và thói quen đi ăn hàng tại mỗi thời điểm là như thế nào, sẽ giúp bạn đưa ra ý tưởng phù hợp cho mỗi nhóm khách hàng.
- Với ngành hàng đồ ăn, mức độ sẵn sàng tìm đọc về sản phẩm (readability) của khách hàng thấp nhưng mức độ sẵn sàng xem về sản phẩm (watchability) lại rất cao. Họ thường xem ảnh và video quay trực tiếp món ăn và không gian để cân nhắc đưa ra quyết định.
- Trải nghiệm là một yếu tố quan trọng quyết định xem khách hàng có muốn quay lại và muốn giới thiệu địa điểm này tới những người quen hay không. Nếu thương hiệu làm tốt phần trải nghiệm, thương hiệu sẽ được lan tỏa rộng rãi.
Với những đặc điểm như vậy, những thương hiệu F&B nên kết hợp kênh và nội dung truyền thông như thế nào? Cùng tìm hiểu trong phần dưới của bài viết nhé!
2. Phủ sóng điểm chạm online
Kết hợp nhiều loại chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội
Với đặc điểm khách hàng ra quyết định nhanh và dễ lựa chọn cái tên nghe ‘quen quen’, quyết định nhiều khi khá cảm xúc, việc thương hiệu FnB duy trì được nhận diện liên tục trước mắt đối tượng mục tiêu là điều khá quan trọng. Vì rất có thể trong phút ngẫu hứng tức thời, họ sẽ chọn luôn cái tên đang xuất hiện trước mắt họ, nhất là khi không gian, đồ ăn, đồ uống lại nhìn có vẻ hợp ‘gu’.
Lúc này, các chiến dịch quảng cáo tăng awareness và reach với định dạng album ảnh/ video ‘phô diễn’ được mọi thứ đặc sắc trong không gian hoặc món ăn tại quán sẽ phát huy tác dụng.
Sau khi đã chạy chiến dịch nhận biết một thời gian, bạn có thể retarget những người đã từng tương tác với trang, những người có quan tâm tới bài post, lookalike những người này để mở rộng tệp chính xác hơn.
Một tips để tăng hiệu quả chuyển đổi là chạy kết hợp song song nhiều loại chiến dịch để vừa có mở phễu và vừa dùng chính tệp đang mở phễu đó để chốt đơn. Chẳng hạn như bạn chạy reach cho video giới thiệu nhà hàng, bạn cũng có thể thiết lập song song cả chiến dịch click to message cho video đó để tiếp cận những người có khả năng mua hàng.
Một số lưu ý khi chạy chiến dịch cân nhắc:
- Nên chạy chiến dịch Nhận biết trước các chiến dịch cân nhắc. Chiến dịch nhận biết thường dành cho các Brand/ Sản phẩm mới, nhằm tạo được sự chú ý nhất định tới sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp
- Thường các chiến dịch cân nhắc sẽ giúp thu thập nhiều audience data để phục vụ cho giai đoạn chuyển đổi, ví dụ như tương tác với Ads.
- Kết hợp giữa nhóm Broad audience/ Brand Interaction và nhóm Lookalike Audience để tối ưu được chi phí truyền thông khi reach được các đối tượng tiềm năng.
- Nếu campaign mới, ngân sách nên đặt cho chiến dịch cân nhắc từ 20-30% so với campaign nhận biết, nhằm mục tiêu chạy A/B testing và xác định được giá cho các campaign cân nhắc độc lập về sau.
Đăng bài review
Đi ăn qua lời giới thiệu là lý do phổ biến khi lựa chọn điểm tụ tập. Dưới đây là một vài hình thức review đa dạng mà bạn có thể tham khảo để lấy ý tưởng cho thương hiệu của mình:
- SEO: Các dạng bài toplist thường được xếp hạng cao trên tìm kiếm Google, như “Top 5 nhà hàng hải sản ngon nhất Hà Nội”, “Top 10 quán cafe vintage tại Hà Nội”,… Để đưa nhà hàng, quán cafe của bạn vào những toplist này, bạn có thể liên hệ với các website chuyên đăng tải các dạng nội dung tương tự để book bài cho quán.
- Influencer marketing: Bạn có thể mời các KOLs đến quán và chia sẻ lại các hình ảnh, cảm nhận về quán trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể book các trang fanpage, cộng đồng về ẩm thực trong khu vực để đăng bài chia sẻ về quán trong giai đoạn này.
- User generated content – tuyến nội dung đến từ khách hàng: Thúc đẩy khách hàng check-in tại quán, review về món ăn, đồ uống thông qua các khuyến mãi, minigame,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những nội dung này để seeding đến các cộng đồng review đồ ăn, các cộng đồng địa phương tại khu vực quán.
Đưa thương hiệu lên Google Map – Làm sao để địa điểm xuất hiện #1 trên Google?
Theo báo cáo từ Google, một nửa lượt tìm kiếm (46%) trên Google Search là tìm kiếm thông tin về các địa điểm. Vì vậy, mà việc sở hữu một tài khoản Google My Business là cách hiệu quả để doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mới đến với họ thông qua Google Search và Google Maps.
Google xếp hạng tìm kiếm địa phương chủ yếu dựa trên 3 yếu tố:
- Mức độ liên quan: Mức độ một Hồ sơ doanh nghiệp địa phương khớp với nội dung tìm kiếm của người dùng.
- Khoảng cách: Khoảng cách từ vị trí của một doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm với vị trí mà khách hàng nhập trong nội dung tìm kiếm
- Mức độ nổi bật: Mức độ phổ biến của doanh nghiệp, được đánh giá dựa trên các yếu tố như số lượng bài đánh giá, điểm đánh giá,…)
Google sẽ kết hợp các yếu tố này để tìm ra kết quả phù hợp nhất để hiển thị ra trang kết quả tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: Một doanh nghiệp có nhiều bài đánh giá và điểm xếp hạng tích cực hơn vẫn có thể có thứ hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm tại địa phương, dù có khoảng cách xa hơn các doanh nghiệp khác.
Dựa vào 3 yếu tố trên, có một vài tips bạn có thể áp dụng để tăng khả năng hiện diện của bạn.
- Tip #1: Thêm các từ khóa liên quan vào hồ sơ
Kết quả tìm kiếm tại địa phương thường ưu tiên những kết quả có liên quan nhất cho mỗi lượt tìm kiếm. Vì vậy, ngoài việc bổ sung đầy đủ thông tin về doanh nghiệp của bạn, để Google dễ dàng hiểu được bạn là ai, ở đâu, cung cấp dịch vụ gì, bạn cần thêm các từ khóa có liên quan, các từ khóa người dùng thường hay tìm kiếm vào phần mô tả doanh nghiệp để cải thiện mức độ liên quan với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
- Tip #2: Xác minh vị trí của bạn
Các hồ sơ doanh nghiệp đã xác minh vị trí có khả năng cao được ưu tiên xuất hiện trên Google Search và Google Map hơn, bởi lúc này Google đã xác minh được khoảng cách thật sự của doanh nghiệp với khách hàng. Vì vậy đừng bỏ qua bước này khi setup tài khoản, trong trường hợp doanh nghiệp của bạn không có địa chỉ cụ thể, bạn có thể cung cấp thông tin về khu vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.
- Tip #3: Khuyến khích khách hàng để lại reviews
90% người dùng đọc review trước khi đưa ra quyết định. Vì vậy mà việc khuyến khích khách hàng đã sử dụng sản phẩm để lại bình luận sẽ giúp bạn thu hút và thuyết phục thêm nhiều khách hàng mới tiềm năng. Chưa kể đến việc số lượng bài review, và điểm xếp hạng cũng ảnh hưởng đến mức độ nổi bật – một yếu tố quan trọng giúp Google xếp hạng hồ sơ doanh nghiệp của bạn để hiển thị trên kết quả tìm kiếm tại địa phương.
Thời điểm tốt nhất để xin review từ khách hàng chính là khi họ vừa mới trải nghiệm và cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể sử dụng liên kết trực tiếp do chính Google cung cấp gửi cho khách hàng xin feedback.
Cân nhắc sử dụng Food App
Nếu có ý định đưa cửa hàng lên ứng dụng đặt đồ ăn, nếu chỉ đưa menu lên rồi chờ có đơn thì không phải cách, thông thường mọi người triển khai theo các giai đoạn sau:
- Chuẩn bị: Tối ưu hiển thị, hình ảnh, từ khóa và trải nghiệm gian hàng bắt mắt nhất có thể. Trong 7 – 10s khách hàng vào gian hàng phải lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Menu nên chia làm 3-4 phần, bao gồm Combo – Món chính – Món phụ – Đồ uống. Nên cập nhật mô tả rõ ràng.
- Giai đoạn 1: Tham gia các chương trình khuyến mãi, đồng tài trợ,… của ứng dụng để thử nghiệm hiệu quả với riêng cửa hàng mình. Chưa đặt nặng lợi nhuận trong giai đoạn này mà nên tập trung số lượng.
- Giai đoạn 2: (Nếu đã tối ưu tốt thì có thể bỏ qua): Tối ưu lại gian hàng 1 lần nữa (nếu cần) và dùng vài hoạt động để đẩy đánh giá tốt, tham gia các chương trình khuyến mãi thường xuyên và định kỳ.
- Giai đoạn 3: Tối ưu lợi nhuận và chỉ tham gia các chương trình khuyến mãi phù hợp khi đã có đủ lượt mua / đánh giá tốt.
Đọc thêm: Checklist lập Media Plan từ A đến Z
Khi ngày càng nhiều thương hiệu tranh giành ‘sự chú ý của người dùng online’, nếu chỉ xuất hiện ngẫu nhiên trên các nền tảng với những hoạt động đăng lại từ trang này qua trang khác, thương hiệu dễ bị ‘chìm’ giữa vô số thông điệp, khó tăng lượt tiếp cận và ghi nhớ cho kênh.
Có một sự thật rằng, khách hàng không tìm mua sản phẩm, họ tìm mua giải pháp, và họ sẽ chỉ chú ý tới những gì liên quan tới họ. Để tạo ra những hoạt động trúng insight và liên quan mật thiết đến người dùng như vậy, dữ liệu Digital chính là chìa khóa then chốt. Nhằm giúp bạn tận dụng hiệu quả dữ liệu Digital ở toàn bộ điểm chạm, khóa học Digital Foundation sẽ hướng dẫn bạn:
- Thu thập dữ liệu: Kết hợp tư duy làm marketing trên môi trường số và kỹ thuật sử dụng công cụ để phân tích, tìm ra insight của thị trường.
- Trang bị tư duy Digital Analytics: Hiểu rõ ý nghĩa các chỉ số và biết cách phân tích báo cáo dữ liệu trên Ad manager, Google Analytics,… để tìm ra insight và đưa ra phương án tối ưu hiệu quả hoạt động Digital Marketing.
- Tận dụng dữ liệu tạo luồng chảy đa kênh: Nắm chắc các nguyên tắc tích hợp các kênh Digital tạo thành điểm chạm liền mạch, đưa khách hàng vào phễu từ nhận biết tới chuyển đổi.
- Tối đa hóa lượng tiếp cận và chuyển đổi: Hiểu thuật toán các nền tảng Digital, từ đó linh hoạt sử dụng các loại hình và tối ưu hiệu quả của hoạt động Digital Marketing.
Tăng trưởng traffic & chuyển đổi khách hàng ngay hôm nay với khóa học Digital Foundation của Tomorrow Marketers!
3. Tối ưu điểm chạm offline
Tăng nhận diện ngay tại điểm bán
Chú trọng về vẻ bề ngoài là cách để quán trở nên nổi bật giữa rất nhiều quán khác cùng nằm trên khung đường. Có 2 yếu tố quan trọng khi trang trí ngoài quán đó là giao diện các khung cửa khi nhìn từ ngoài vào và các biển hiệu – đóng vai trò như lời kêu gọi hành động, kích thích khách bước vào quán.
Về giao diện: Để cửa thật trong suốt để khách có thể nhìn xuyên vào bên trong. Như thế sẽ giúp người ta có một cái trải nghiệm tạm thời dù chưa vào quán, hình dung ra 1 số thứ bên trong và dễ dàng quyết định hơn. Các cửa hàng càng kín mít, cửa kính càng đen thì sự nghi ngờ của khách hàng với nó càng cao. Có một mẹo nhỏ như sau: Nếu xác định lắp cửa trong suốt cả cửa sổ lẫn cửa kính thì thời gian đầu mở quán nên chơi trò “chim mồi” (Tức là mời bạn bè ăn miễn phí hoặc discount, thuê người nhà ngồi). Làm sao quán lúc nào cũng có nhiều khách một tý. Tâm lý chung là khi nhìn thấy quán đông khách người ta sẽ có phần an tâm hơn
Về biển hiệu: Ngoài biển quảng cáo chính treo rõ ràng theo phong cách của thương hiệu thì bạn nên có những biển phụ. Biển phụ là biển mà người ta cuối giờ hay rút điện cất vào bên trong, đặt ở ngay ngoài vỉa hè. Ở trên biển phụ đó bạn hãy khoe cho người đi đường thấy ưu điểm của bạn, bạn sẽ chỉ có 2 – 3 giây để gây ấn tượng với họ. Đó có thể là giá rẻ bất ngờ, có thể là hình thức đồ ăn hấp dẫn, tùy theo đặc trưng thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, có 1 số điều lưu ý bạn không nên làm đặt biển phụ:
- Đăng quá nhiều thông tin (Người đi đường lướt qua sẽ khó bắt được ý chính)
- Không có món ăn chính, là signature của nhà hàng (Hãy nhớ bán tất cả tức là không bán cái gì)
- Thiếu thông tin rõ ràng là mình bán cái gì
- Giá quá đắt nhưng đưa hết giá lên bảng quảng cáo
- Ảnh chụp mờ, không rõ ràng
- Biển quảng cáo giống hệt cửa hàng bên cạnh
- Cửa hàng trông trẻ trung mà biển như cơm bình dân
- Cửa hàng bình dân mà biển như nhà hàng 5 sao
- Không có đèn để bật vào buổi tối
- Đặt chỗ khuất, không ai để ý
Biển phụ giống như mấy cái chữ “chơi ngay” trên mấy cái banner click quảng cáo game mà bạn thấy trên mạng. Khoa học đã chứng minh nó chính là hiệu ứng “Eye-catching” kích thích người ta bấm vào, thử ngay.
Tối ưu trải nghiệm tại quán
Trải nghiệm này bao gồm không gian, chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ. Tập trung vào trải nghiệm tại quán, bạn sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ và khoe nó với người quen, bạn bè. Nghiễm nhiên bạn sẽ thu được lượng word-of-mouth đáng kể nếu làm tốt điều này. Bên cạnh đó, việc tập trung vào trải nghiệm cũng giúp chủ thương hiệu xây dựng được những tài sản lâu bền và khó bị sao chép bởi đối thủ. Nếu chỉ đốt tiền vào quảng cáo trong khi sản phẩm còn chưa đủ tốt bạn dễ gây thất vọng cho khách hàng, lãng phí ngân sách và thậm chí là dễ bị sao chép content bởi đối thủ. Content là thứ dễ sao chép hơn rất nhiều so với trải nghiệm tại quán.
Để tối ưu trải nghiệm, hãy xuất phát từ mục tiêu truyền thông, bạn muốn khách hàng nhớ gì về mình thì hãy làm những hoạt động tương ứng. Ví dụ như Haidilao, với mong muốn truyền tải hình ảnh tận tâm, hết lòng vì khách hàng, đã triển khai rất nhiều chương trình sinh nhật vui vẻ và còn chu đáo chuẩn bị cả những vật dụng nhỏ nhất như dây buộc tóc, khăn lau kính,… để khách tận hưởng dịch vụ trọn vẹn nhất. Những khoảnh khắc đáng yêu tại Haidilao đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Và giờ cứ nhắc đến Haidilao, người ta sẽ nhớ tới dịch vụ tận tâm.
Triển khai activation
Nếu là một thương hiệu có kênh bán offline, muốn tạo điểm chạm tại quán thật ấn tượng, cũng như muốn tạo key hook để lan tỏa truyền thông, bạn có thể làm activation tại điểm bán. Chẳng hạn như một số nhà hàng muốn triển khai định vị là nơi hẹn hò lý tưởng, đã triển khai các bữa tối theo dạng ‘blind date’, 2 người lạ đặt chỗ và được ghép đôi ngẫu nhiên vào bàn để cùng thưởng thức đồ ăn và trò chuyện. Hình thức mới lạ này đã thu hút được sự chú ý rất lớn từ cộng đồng mạng.
Kích cầu bằng các chương trình bán hàng
Bạn sẽ cần đưa ra các ý tưởng về chương trình bán hàng hấp dẫn để tạo động lực cho khách mua nhiều sản phẩm hơn hoặc mua sản phẩm theo ý bạn. Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Today’s specials (tạo các sự kiện nhỏ mỗi ngày): Giới thiệu các món mới, các sự kiện đặc biệt như đêm nhạc guitar, làm đồ handmade, học pha chế,… theo ngày.
- Combo cho sáng, trưa, tối hoặc đồ ăn đặc biệt cho các dịp như xem bóng đá,…
- Happy Hour: giảm giá nhiều hơn vào khung giờ vắng khách.
- Giảm giá, tặng đồ uống, tặng thêm món ăn,… cho những người đã đăng ký thành viên hoặc cho nhóm đông người
- Giảm giá theo ngày: Thường thì đồ ăn nhập càng nhiều thì giá càng rẻ. Cái này gần như luôn đúng với 90% các loại hàng trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề là đồ ăn không giống các loại mặt hàng khác. Bởi hạn sử dụng nó luôn ngắn hơn nhiều, trừ phi là bạn bán đồ khô. Có những nhà hàng lẩu nướng nhập hàng quá nhiều và chỉ sau 5 ngày đã phải đổ đi. Với khung thời gian ngắn như vậy, bạn có thể cân nhắc chính sách giảm giá theo ngày, chẳng hạn như mua 1 tặng 1 vào thứ 2 hàng tuần. Như vậy, vừa kích thích người ta đến mua, vừa đẩy nhanh số hàng tồn mà nhập về từ thứ 6 tuần trước, lại giải quyết luôn cả bài toán nhập thức ăn với số lượng lớn. Đây là một hình thức hay mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng được để làm sao bán tốt, bán nhanh không có lỗi với thức ăn thừa. Có thể thấy các ông lớn như Gogi giảm giá thứ 2, Alfresco hoặc Pepperoni chơi chiêu mua 1 tặng 1 cũng đang áp dụng phương pháp này.
Triển khai chương trình giữ chân khách hàng hiện tại
Chương trình khách hàng thân thiết
Đây có lẽ là ý tưởng quen thuộc nhất, đơn giản nhất nhưng cũng chứng minh được hiệu quả lớn nhất trong việc xây dựng quan hệ khách hàng sau dịch vụ. Mỗi quán lại có các chính sách khách hàng thân thiết khác nhau như tích điểm theo số cốc đồ uống hay số tiền mỗi giao dịch để nhận được ưu đãi về quà tặng, voucher hay giảm giá vào những lần quay lại tiếp theo.
Vào thời đại số hiện nay, nhiều quán chọn tích hợp chương trình này vào các ứng dụng điện thoại như Zalo, hệ thống tích điểm trên Internet và sử dụng wifi để lấy dữ liệu khách hàng. Điều này vừa khiến khách hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng dịch vụ, vừa giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả CRM (quản trị quan hệ khách hàng).
Tặng những món quà bất ngờ đặc biệt
Sự “đặc biệt” kích thích niềm vui và cảm giác được tôn trọn. Bạn có thể tạo cho họ cảm giác ấy bằng những món quà bất ngờ miễn phí. Hệ thống khách hàng thân thiết của một số quán thường gửi tặng khách hàng một vài voucher giảm giá nhân dịp sinh nhật, áp dụng những chế độ ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thân thiết ngày lễ Tết hay gửi quà đến cho… các thành viên trong gia đình khách hàng.
Ưu đãi khi giới thiệu bạn bè đến với nhà hàng
Đa số khách hàng Việt Nam có thói quen chia sẻ “truyền miệng” với bạn bè về những trải nghiệm ăn uống, địa chỉ bán đồ ăn ngon rẻ mình đã từng nếm thử. Thấu hiểu điều này, các nhà hàng, quán cà phê có thể tăng doanh thu nhờ các chính sách phù hợp dành cho khách hàng giới thiệu bạn bè đến với quán.
Mỗi lần khách hàng đến và mời thêm một người bạn mới đi cùng, các cơ sở kinh doanh có thể gửi tặng họ một mức ưu đãi giảm giá, một món đồ tráng miệng miễn phí hay một phần quà nhỏ để cảm ơn.
Tổ chức chương trình, sự kiện dành riêng cho nhóm khách hàng
Một bữa tiệc thân mật, ấm cúng bất ngờ được tổ chức để tri ân riêng có thể là lý do để những thực khách thân thiết cảm thấy gắn kết và nhớ mãi về trải nghiệm của họ tại một nhà hàng, quán cà phê. Hãy thử làm điều này với một nhóm nhỏ khách hàng đặc biệt của bạn.
Nhân dịp kỉ niệm thành lập quán hay ngày lễ Tết, hãy gửi đến họ lời mời đến một bữa tiệc ngọt nho nhỏ hay một buổi nếm thử rượu vang riêng tư. Lời mời bất ngờ này sẽ khiến họ thực sự có thiện cảm với quán.
4. Tuyến nội dung truyền thông
Nguyên tắc khi xây dựng tuyến nội dung: Đừng đóng khung ý tưởng trong những món ăn
Có một sự thật là trong ngành F&B, mọi yếu tố từ đồ ăn, thức uống đến không gian, con người đều là “sản phẩm” được tính chi phí và phải bỏ tiền “mua” để tạo ra những trải nghiệm khác biệt. Vì vậy, content khi truyền thông cho nhà hàng của bạn cũng phải đa dạng hóa các góc khai thác hơn. Dưới đây là một vài tuyến nội dung gợi ý:
- Những nội dung vui vẻ, hài hước: Forbes chỉ ra rằng, gen Z đang là thế hệ ngày càng nhạy cảm với những nội dung quảng cáo, họ sẽ ngay lập tức tắt đi một quảng cáo nếu nó xuất hiện không đúng thời điểm, hay do họ cảm thấy nó nhàm chán hoặc thiếu trung thực. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức trực tiếp về cách các thương hiệu làm truyền thông để thu hút và giữ chân được khách hàng nhưng vẫn không được quên vai trò và hình ảnh sản phẩm. Các nội dung meme hiện đang được xem là một trong những cách giải quyết hiệu quả cho thách thức trên nhờ những đặc tính: ngắn gọn, hài hước, không đậm tính chất bán hàng. Bạn có thể đọc thêm bài viết này để tìm hiểu cách Gimbab Hàn Quốc 178 Minh Cầu triển khai rất tốt dạng nội dung hài hước nhưng vẫn đưa vào yếu tố thương hiệu.
- Kể chuyện ẩm thực: Content về “sản phẩm lõi” vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu và tỷ lệ phân phối lớn nhất. Tuy nhiên, đừng bao giờ dừng lại ở việc đặc tả hương vị, màu sắc. Hãy thử mở rộng cách tiếp cận thông qua các câu chuyện nguyên liệu, quy trình chế biến, ý nghĩa tên gọi,…xem sao.Tạo nên một câu chuyện sẽ giúp sản phẩm của chúng ta “có hồn” và hấp dẫn hơn.
- Tái hiện không gian thực tế: Một ý kiến mà mình khá thích khi nhắc đến ngành F&B: “Món ăn mà bạn thưởng thức có ngon hay không nhiều khi không chỉ do mùi vị mà còn phụ thuộc vào việc bạn đang ngồi ở đâu.” Thậm chí đối với nhiều thương hiệu như Laika, The Coffee House,… content “bán không gian” được chú trọng ngang ngửa những nội dung về đồ ăn, thức uống.
- Truyền bá phong cách, văn hóa: Những món ăn của bạn xuất phát từ đâu, nhà hàng của bạn hướng đến phong cách gì, bạn hướng đến phục vụ đối tượng như thế nào? Content trả lời được những câu hỏi này chính là sợi dây kết những khách hàng sở thích, phong cách sống tương đồng với thương hiệu của bạn.
- Không quên yếu tố con người: Bao gồm “chủ” và “khách”:
Ở góc độ nhân viên nhà hàng: Từ thái độ, kỹ năng lẫn những đặc trưng trong cung cách phục vụ đều ngầm thể hiện về phong cách quán. Ở một số nhà hàng Nhật Bản, người ta có thể dành đến một loạt bài viết nói về nghệ thuật cúi chào, tiếp đón, trong khi ở các chuỗi nhà hàng fast food, content thường chỉ nói đến quy trình phục vụ nhanh, gọn, liền mạch. Hay thậm chí đối với nhiều thương hiệu, khai thác sâu hơn vào những câu chuyện đời thường của người phục vụ cũng là cách để thương hiệu gửi gắm nhiều thông điệp phía sau.
Content khai thác ở góc độ “Khách hàng” lại là một điểm nhìn chân thực hơn. Thử nhớ lại nhé, bạn đã bao giờ dừng lại trước một tấm hình check in và cảm thấy “mình muốn được sống trong không gian này, với những cảm xúc thế này” hay đơn giản là “mình cũng muốn có những tấm ảnh phong cách y hệt như vậy”. Nói chính xác thì khi “kể về khách hàng cũ” cũng chính là bạn đang hứa với khách hàng mới “hãy đến đây, bạn sẽ có những trải nghiệm tương tự thế này”.
Để ứng dụng những nguyên tắc nội dung trên, trước hết bạn cần xác định đâu là ý tưởng phù hợp để thương hiệu triển khai. Nếu chỉ nghĩ gì viết nấy một cách ngẫu nhiên, bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng bí ý tưởng, đặc biệt khi không có một trend nào để bám theo làm nội dung viral. Hay thậm chí, bạn có thể lên ý tưởng “sai lệch” với định vị thương hiệu và đối tượng mục tiêu.
Để giải quyết vấn đề này, content writer cần trang bị tư duy lập chiến lược nội dung đa kênh: đi từ nghiên cứu khách hàng – ngành hàng, lên ý tưởng đến sản xuất, phân phối và đo lường hiệu quả nội dung.
Khóa học Content Marketing từ Tomorrow Marketers sẽ giúp bạn trang bị tư duy & kỹ năng để lên chiến lược nội dung bài bản hướng đến tăng trưởng và chuyển đổi, bao gồm:
- Quy trình 6 bước lên chiến lược content, ứng dụng các mô hình như Value matrix, Content Mapping vào quy trình hoạch định chiến lược, giúp định hướng xây dựng hệ thống nội dung có giá trị trong dài hạn
- Ứng dụng các bước nghiên cứu sản phẩm theo mô hình 3C, nghiên cứu khách hàng và xác định loại nội dung phù hợp với từng ngành hàng/ từng tầng nhu cầu của đối tượng mục tiêu
- Hiểu đặc thù nội dung và các chỉ số đánh giá cơ bản trên một số nền tảng phổ biến để phân tích và đánh giá hiệu quả chiến dịch
Nguyên tắc sử dụng hình ảnh: Ngon mắt và mô tả chính xác sản phẩm
Nguyên tắc “bất di bất dịch” với ngành F&B là hình ảnh/video phải có khả năng “thay thế câu từ”, mô tả chính xác nhất chất lượng sản phẩm, quy trình phục vụ và tính cách của thương hiệu. Chính vì thế mà khi sản xuất video, sử dụng hình ảnh cho nhà hàng, đừng quên các yếu tố sau:
- Màu chủ đạo trong thiết kế của thương hiệu là gì, nguyên tắc sử dụng tone nóng – lạnh cho các loại sản phẩm ra sao,…
- Phong cách bộ ảnh bạn sử dụng là gì? Hình lifestyle gần gũi, kiểu chụp editorial với bố cục, concept cầu kỳ hay chụp cận cảnh, đặc tả món ăn. Tùy theo mục đích, hoàn cảnh sử dụng mà ta sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau.
- Sắc thái, cảm xúc mà chủ thể hình ảnh cần truyền tải là gì? Không khí đầm ấm sum họp của một gia đình bên mâm cơm? Tinh thần nhiệt huyết, tập trung cao độ của người đầu bếp? hay Sự tĩnh lặng, trầm ngâm của khách hàng ghé một café cổ xưa?
- Bố cục bài đăng trên instagram/ tiktok ra sao? Bố cục đường chéo, bàn cờ, hàng ngang – dọc, dạng cầu vồng,..?
- Một tips chụp ảnh được truyền tai nhau là chụp món ăn ở góc 45 độ, sẽ khiến cho món ăn nhìn ngon mắt hơn rất nhiều
Nguyên tắc trong tone of voice: Mang lại cảm giác thân mật, gần gũi
Mỗi một thương hiệu với những tính cách, đặc trưng khác nhau sẽ có định hướng giọng điệu, lối hành văn tương ứng. Tone & Mood sẽ được quyết định bởi các yếu tố:
- Ngôi nhân xưng: Thông thường, các thương hiệu F&B đều lựa chọn lối xưng hô gần gũi, thân thiện để tạo cảm giác như những người bạn thân quen của khách hàng. Chẳng hạn, The Coffee House chọn cách xưng hô là Nhà – bạn, quán cafe Cư Xá lại gọi khách hàng của mình là các “cư dân”.
- Sắc thái của từ ngữ: Cùng miêu tả về 1 đặc điểm, nhưng sẽ khuyến khích sử dụng các từ thế nào, hạn chế các từ nào,…Chẳng hạn cùng để miêu tả về độ ngon của món ăn, thương hiệu dành cho các bạn trẻ tuổi teen sẽ thích kiểu khen ngợi “ngon nhức cái nách”, “no đến ná thở”, trong khi đối với các nhà hàng 5*, câu từ sẽ đòi hỏi có sự tinh tế, trau chuốt hơn như: tươi ngon trọn vẹn, hương đồng gió nội, một miếng gắp – trọn vị ngon
- Cách tổ chức trật tự ý trong trong bài viết: Thông thường, dù là một đoạn nội dung sâu hay một câu caption ngắn, content cho nhà hàng, khách sạn đều nên khơi gợi được sự thúc giục, mời gọi khách hàng. Bạn có thể chọn cách đảo CTA lên ngay đầu (Mời bạn đến chơi, thưởng thức đồ uống mới), kích thích 5 giác quan ngay trong câu mở đoạn (Bò Wagyu – Bung nở vị hoa) hoặc cho họ một lời gợi ý thú vị (Nắng lên rồi, đi cà phê thôi!)
Đọc thêm: Newsjacking: Nghệ thuật ‘bắt trend’ hàng đầu marketer nên nằm lòng
Tạm kết
Đối với ngành hàng F&B, quyết định của khách hàng có thể được đưa ra rất nhanh chóng, nhưng tuyệt nhiên nó không phải một sự tùy chọn ngẫu hững. Càng muốn khẳng định phong cách thương hiệu, muốn thể hiện cái “gu” của mình với khách hàng, thương hiệu của bạn lại càng phải chú trọng xây dựng hệ thống nội dung bài bản, thống nhất để “mưa dầm thấm lâu”. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách xây dựng chiến lược nội dung phù hợp với đặc thù thương hiệu, hãy tham khảo khóa học Content Marketing của Tomorrow Marketers!
Xuất hiện đúng nơi đúng chỗ là cách để thương hiệu F&B tăng sự hiện diện của mình trong mắt người dùng và khiến họ ghi nhớ brand name trong đầu. Vậy tích hợp kênh như thế nào, nên xây dựng và tối ưu hiệu quả các kênh ra sao? Mời bạn tham khảo khóa học Digital Foundation, 10 buổi học sẽ giúp bạn hiểu rõ tính chất các kênh truyền thông và biết cách vận dụng Digital Tools trong lập kế hoạch truyền thông.