Tomorrow Marketers – Growth hacking là thuật ngữ bắt nguồn từ một cộng đồng khởi nghiệp, nó chỉ ra cách thức tăng trưởng của một startup và doanh nghiệp nhỏ: Làm sao để đạt được kết quả nhanh chóng với mức chi phí thấp nhất có thể. Growth hacking mở rộng cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn duy trì sự tăng trưởng và lượng người dùng đang hoạt động.
Gắn liền với các nền tảng kỹ thuật số, một Growth Hacker được nhiều công ty săn đón phải là người có thể tận dụng mọi dữ liệu trong tay, nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới để xác định cách thức hiệu quả nhất thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng. Họ hướng tới mục tiêu hơn là cách thức thực hiện. Vì vậy, họ không bị gò bó theo bất kỳ hình thức nào sẵn có, Growth Hacker luôn đưa ra rất nhiều cách thức sáng tạo để đạt được mục tiêu.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu những chỉ số và công cụ quan trọng mà các Growth Hacker nên cầm chắc trong tay nhé!
1/ Những công cụ không thể bỏ qua
- Segment: Công cụ lưu trữ toàn bộ dữ liệu khách hàng.
- Amplitude: Phân tích sản phẩm digital và tối ưu trải nghiệm người dùng.
- Adespresso: Quản lý quảng cáo Facebook
- Braze: Nền tảng tự động hóa hoạt động mobile marketing (Mobile marketing automation platform), giúp bạn kiểm soát vòng đời khách hàng và gia tăng tương tác trên thiết bị di động.
- Drift: Nền tảng tin nhắn cho bộ phận Sales và Marketing.
- SEMRush: Quy trình làm việc hoàn chỉnh cho các chuyên gia SEO/SEM.
- Insightly: Phần mềm cloud-based CRM tích hợp nhiều tính năng với giá cả hợp lý cho các doanh nghiệp nhỏ.
- Clevertap: Nền tảng phân tích hành vi người dùng.
- Firebase: Nền tảng phát triển ứng dụng web và di động.
- Chatfuel: Nền tảng hỗ trợ tạo chatbot trên Facebook, giúp tự động hóa quy trình trả lời khách hàng.
- Heap: Tự động ghi lại mọi hành động của người dùng trên web hoặc ứng dụng iOS, cho phép phân tích tất cả những hành động đó để tìm ra insight và tối ưu trải nghiệm.
- Chartio: Một giải pháp khai thác dữ liệu cho phép bạn khám phá, kết nối và trực quan hóa tất cả các dữ liệu khác nhau.
- Power BI: Tạo báo cáo hoặc các dashboard doanh nghiệp. Đây sẽ là một công cụ cực kỳ hữu hiệu cho những bạn có nhu cầu xử lý dữ liệu với số lượng lớn và đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao.
- Tableau: Tableau chuyển hóa dữ liệu thô dưới dạng bảng thành các định dạng dễ theo dõi và tiếp thu như hình ảnh và biểu đồ.
- Google Analytics (Beta Cohorts): Dịch vụ phân tích website của Google.
- Google Data Studio: Cung cấp báo cáo dữ liệu được tùy chọn điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
- Google Tag Manager: Hệ thống quản lý cho phép bạn cập nhật nhanh chóng và dễ dàng số lượng thẻ và đoạn mã trên trang web hoặc ứng dụng di động.
- Crazy Egg: Phân tích và tối ưu hóa website.
- mParticle: Cung cấp một API duy nhất để kết nối và điều phối toàn bộ hệ thống marketing của bạn.
- TypeForm: Tạo online forms, khảo sát, landing pages,… mà không yêu cầu kỹ năng lập trình.
- aHrefs: Kiểm tra SEO backlink và cho phép nghiên cứu đối thủ.
- Trello: Hỗ trợ theo dõi tiến độ dự án, sắp xếp công việc hiệu quả.
- Zapier: Liên kết ứng dụng/ website và tự động hóa luồng dữ liệu giữa các nền tảng này.
Đọc thêm: Customer Data Platform (CDP) là gì? CDP giúp doanh nghiệp thu thập những dữ liệu khách hàng nào?
2/ Những trang blog nhất định phải đọc
- Tomorrow Marketers: Cung cấp các kiến thức đa dạng về content marketing, digital marketing, data analysis, các bài viết trang bị tư duy chuyển đổi số.
- Growth Hackers: Nguồn bài đọc về cách hoạt định chiến lược Growth Marketing, chia sẻ từ cộng đồng chuyên gia trong lĩnh vực.
- Neil Patel: Trang blog của Neil Patel, một trong 10 nhà tiếp thị hàng đầu được Tạp chí Forbes vinh danh.
- Tomasz Tunguz: Trang blog về cách thức xây dựng văn hoá data-driven cho doanh nghiệp startups.
- Reforge: Nơi các marketers chia sẻ ý tưởng tới cộng đồng.
- Moz: Nhà cung cấp phần mềm inbound marketing nổi tiếng.
- Salesforce Blog: Trang blog lĩnh vực kinh doanh được tạo bởi nhà sáng lập hệ thống CRM hàng đầu.
- Backlinko: Tìm hiểu cách giúp bài viết đạt thứ hạng cao trên trang tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập website.
- Signal v. Noise: Chia sẻ những insight liên quan đến kinh doanh và công nghê.
- Andrew Chen: Chia sẻ cách thức tăng trưởng và chiến lược marketing hiệu quả.
- Dataleader.io: Nơi bạn có thể tìm hiểu về Amazon Web Services.
- Saastr: Cách vận hành công ty khởi nghiệp trong ngành Công nghệ (SaaS).
- Warrior Forum: Diễn đàn chia sẻ của hơn 1 triệu digital marketers trên toàn thế giới.
- This Week in Startups: Thảo luận về những câu chuyện thú vị nhất về khởi nghiệp.
3/ Các chỉ số đáng lưu tâm
- Daily Active Users: Số người dùng hoạt động hàng ngày
- Retention Rate: Tỷ lệ giữ chân người dùng
- Activation Rate: Tỷ lệ kích hoạt, theo dõi phần trăm người dùng hoàn thành một hành động cụ thể trong quá trình onboarding
- NPS – Net Promoter Score: đo lường sự hài lòng, mức độ khách hàng sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ và giới thiệu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp sử dụng
- Marketing Qualified Lead: Khách hàng tiềm năng đã thể hiện sự quan tâm thường xuyên với sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp
- Sales Qualified Lead: Những qualified lead trong marketing này đang ở phần cuối của phễu bán hàng. Họ đã sẵn sàng để mua sản phẩm của bạn.
- Monthly Active Users: Số người dùng hoạt động hàng tháng
- Weekly Active Users: Số người dùng hoạt động hàng tuần
- Daily Sign Ups: Lượng người dùng đăng ký hàng ngày
- Trial to paid conversion rate: Tỷ lệ khách hàng chuyển từ bản dùng thử miễn phí qua gói trả phí
- Pipeline Health: Kiểm soát hiệu quả hoạt động team sales trong phễu bán hàng (quá trình chuyển đổi một đối tượng tiềm năng sang khách hàng)
- Subscriptions: Số lượng đăng ký
- Paying users: Số lượng người dùng trả phí
- Free trials: Số lượng bản dùng thử
- Referral Traffic: Lượt truy cập website thông qua đường dẫn giới thiệu từ website khác
- Reach: Lượng tiếp cận
- Impressions: Lượt hiển thị
- Interaction Rate: Tỷ lệ tương tác
- ARPU – Average Revenue Per User: Doanh thu trung bình trên một khách hàng
- Push Notification CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào website qua thông báo đẩy
- Monthly Recurring Revenue: doanh thu định kỳ hàng tháng, được doanh nghiệp dự đoán và đo lường trong khoảng thời gian 1 tháng
- Relevance Score: ước tính mức độ liên quan của quảng cáo của bạn với nhóm khách hàng mà bạn đang nhắm tới
- Cost per Acquisition: CPA được xác định cho mỗi hành động liên quan trực tiếp đến một số loại chuyển đổi, trong đó doanh số và lượt đăng ký là phổ biến nhất.
- Opt-ins: hành động người dùng tự nguyện/ chủ động tham gia để được nhận những thông tin mới từ doanh nghiệp của bạn thông qua email
Đọc thêm: Các mẫu báo cáo digital marketing giúp bạn theo dõi hiệu quả chiến dịch
Tạm kết
Thấu hiểu chỉ số, nằm lòng cách sử dụng là những điều cơ bản nếu bạn muốn đọc và phân tích dữ liệu. Quan trọng hơn là việc sở hữu tư duy phân tích dữ liệu, để bạn luôn biết phải làm gì khi đối mặt với hàng loạt dữ liệu phức tạp từ các loại báo cáo, biểu đồ mỗi ngày. Trang bị ngay tư duy phân tích dữ liệu cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketers bạn nhé!

Nếu như công cụ là cách thức đạt được mục tiêu thì tư duy khai thác dữ liệu là nền móng vững chắc giúp bạn tận dụng mọi thứ mà mình nắm trong tay. Một tư duy bài bản sẽ giúp bạn xác định rõ mình đang cần dữ liệu nào để giải quyết bài toán hiện tại, nên lựa chọn công cụ nào là phù hợp nhất, phân tích và đưa ra các next-steps ra sao. Nói cách khác, một tư duy khai thác dữ liệu là kim chỉ nam cho bất kỳ chiến lược tăng trưởng nào, giúp bạn luôn đi trước đón đầu thị trường và không bị phụ thuộc vào cách thức sẵn có.
Khóa học Data System trang bị tư duy khai thác dữ liệu để tối ưu hoạt động kinh doanh sẽ là chìa khóa giúp bạn:
- Hiểu cách xây dựng quy trình và số hoá quy trình kinh doanh nhằm thu thập được dữ liệu qua thời gian
- Trang bị tư duy khai thác dữ liệu để xây dựng báo cáo quản trị với luồng dữ liệu tự động, cung cấp bức tranh toàn cảnh của kinh doanh và giám sát hoạt động
- Nắm chắc cấu trúc của hệ thống dữ liệu nội bộ: Hiểu rõ các thành phần của một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh và biết cách lựa chọn các công cụ phù hợp để hoàn thiện hệ thống riêng cho doanh nghiệp của mình
Tìm hiểu thêm về khoá học ngay tại đây.

Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!