Nội dung hay, nhưng làm sao tăng lượt tiếp cận, và tạo ra doanh số?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Phân phối nội dung (Content Amplification) là việc sử dụng tổng thể các kênh truyền thông có trả phí, miễn phí, hoặc nguồn lực của chính doanh nghiệp để đăng tải nội dung. Từ đó giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn, thuyết phục, kích thích họ tìm đến các kênh bán hàng. Chính vì vậy, nội dung hay chưa đủ, bạn cần biết cách phân phối chúng “đúng lúc, đúng chỗ” để những con chữ thúc đẩy doanh số. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý những gì?

Đọc thêm: Content Mapping là gì? Làm sao để phân phối nội dung ‘đúng người đúng thời điểm’?

Xác định mục tiêu và KPIs

Việc xác định mục tiêu và KPIs là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, để bạn biết mình đang đi đâu. Mục tiêu đặt ra nên dựa trên sự đánh giá tương quan với các KPIs trước đó, và mong muốn từng giai đoạn từ phía công ty. Mục tiêu và KPIs bạn đề ra cần phải đi từ tổng quát, đến cụ thể bao gồm đầy đủ mục tiêu cho các phần mục công việc có thể đo lường. Bạn cần trả lời được những câu hỏi thiết yếu như: Mục tiêu của công ty trong việc sử dụng content marketing là gì? Bạn muốn khách hàng cảm nhận được điều gì qua nội dung của thương hiệu? Bạn đang sử dụng những kênh phân phối nội dung nào? Kênh phân phối nội dung nào đang đóng vai trò chủ lực, đạt hiệu quả nhất? Thể loại nội dung là thế mạnh của team content marketing?

Đọc thêm: 3 loại mục tiêu trong Marketing các Marketers cần phân biệt

Những câu hỏi này không chỉ giúp bạn xác định được KPIs “đúng mức”, mà còn giúp bạn có cái nhìn tổng quan về năng lực của team content marketing, cũng như không bỏ sót mục tiêu nào của dự án. Một số KPI quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược content marketing bao gồm:

  • Buzz Volume: Tổng lượng bài viết và thảo luận về chủ đề mà content marketing đề cập.
  • Sentiment Score: Chỉ số cảm xúc của các tương tác, thảo luận là tích cực hay tiêu cực, cụ thể ra sao.
  • Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi từ lượt truy cập thành đơn hàng.
  • Web Traffic: các chỉ số đo lường hành vi người dùng trên website như: bounce rate (tỉ lệ người dùng chỉ vào trang một lần mà không có tương tác), Sessions (số lượng người đã truy cập vào website), Time on page (thời gian người dùng trên một trang),..

Đọc thêm: ROI trong Content Marketing được đo lường như thế nào? 

Hiểu về khách hàng và customer journey

Hiểu khách hàng và customer journey là vô cùng quan trọng. Customer journey giúp bạn hiểu được hành trình mua hàng, từng giai đoạn nhận thức tới hành động. Từ đó, bạn sẽ biết cách sử dụng loại nội dung thích hợp ứng với từng giai đoạn và chọn kênh phân phối hiệu quả để tiếp cận, thuyết phục nhiều khách hàng nhất. Ví dụ, với ngành hàng bỉm sữa, các mẹ thường tham khảo, và bị ảnh hưởng bởi ý kiến của nhau, của bác sĩ. Vì vậy, nhãn hàng cần tăng cường content dạng chia sẻ trên các diễn đàn như webtretho.com, các bài phân tích của chuyên gia trên các trang báo uy tín. Customer journey của các ngành hàng đều dựa theo mô hình ACDA cơ bản sau:

  • Awareness: Đây là giai đoạn “gõ cửa” tâm trí khách hàng, để họ nhận thức được về thương hiệu, về nhu cầu chưa được thỏa mãn, và kích thích họ tìm hiểu thêm về chúng. Trong giai đoạn này thương hiệu cần chú ý truyền tải nhất quán thông điệp, nổi bật hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm, tăng tần suất hiện diện để tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Một số kênh truyền thông sẽ phát huy hiệu quả trong giai đoạn này là: Remarketing, Influencer Marketing, Digital PR,…
  • Consideration: Giai đoạn Consideration vô cùng quan trọng, bởi đây là bước đệm để người tiêu dùng đi đến quyết định mua hay không mua sản phẩm. Vì vậy, bạn cần cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích, liên kết với thương hiệu để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm và lựa chọn của họ. Đây chính là giai đoạn content marketing phát huy hiệu quả cao nhất. Với nội dung làm gốc, bạn có thể sử dụng một số kênh phân phối phổ biến như: website, social media, email marketing,…
  • Decision: Khách hàng đã tin tưởng, có đủ căn cứ để sẵn sàng ra quyết định. Nhiệm vụ của bạn là thúc đẩy họ hành động ngay, không trì hoãn. Content giai đoạn này cần làm nổi bật được tính cấp thiết của vấn đề, khơi dậy được cảm xúc trong khách hàng, thuyết phục rằng họ đã đúng khi chọn sản phẩm của bạn. Giai đoạn này, bạn sẽ cần đến Facebook Ads, Google Adwords, Email Marketing, Influencer Marketing hỗ trợ để phân phối nội dung.
  • Advocacy: Customer journey không chỉ dừng lại ở điểm khách hàng đến mua hàng của bạn, mà còn kéo dài sau đó. Feedback của khách hàng là nguồn nội dung hữu ích nhằm tăng độ tin cậy cho khách hàng mới, và cũng là gợi ý để nhãn hàng cải tiến, và tìm ra insight phát triển sản phẩm mới. Các mạng xã hội, forum là nơi bạn nên đăng tải nội dung này để tiếp cận nhiều khách hàng nhất.

Sử dụng các kênh phân phối nội dung một cách thông minh

Mỗi loại nội dung khác nhau cần có kênh phân phối phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất. Những phân tích về đối tượng khách hàng mục tiêu, về hành vi media của họ sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bạn cần đánh giá hiệu quả phân phối nội dung của các kênh đã sử dụng để chọn lựa kênh phân phối chủ lực. Một bài toán đặt ra là bạn phải cân đối giữa các kênh phân phối trả phí và miễn phí. Lời khuyên là bạn nên bắt đầu từ kênh phân phối thuộc sở hữu trước (owned media), vì bạn đã hiểu và dễ dàng kiểm soát kênh truyền thông này nhất.

Đọc thêm: 3 bí quyết giúp kéo dài “tuổi thọ” của content

Biết sử dụng một cách thông minh các platform, kết hợp hài hòa sẽ giúp nội dung của bạn thực sự lan tỏa. Ví dụ, những kênh social media bạn nên ưu tiên những content có nội dung không quá dài, có kèm hình họa để thu hút sự chú ý. Video cũng là loại hình content được đánh giá cao trên các mạng xã hội. Bên cạnh những nội dung “cứng”, bạn cũng nên bổ sung nội dung giải trí nhằm đa dạng thể loại, thu hút tương tác. Với kênh website, bạn nên xây dựng nơi đây như một kênh cung cấp kiến thức cho người dùng, nội dung càng chi tiết, hữu ích và giải đáp được nhiều câu hỏi càng tốt. Content website có vai trò giúp người dùng nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề và đi tới hành động. Dưới đây là thống kê các kênh truyền thông để phân phối content:

Xác định loại hình nội dung phù hợp.

Một kế hoạch content marketing, hay một chiến dịch Marketing cần sử dụng tổng hòa nhiều loại hình nội dung khác nhau. Content phải thỏa mãn nhu cầu thông tin của khách hàng, tạo được sự tin tưởng để kích thích họ lựa chọn sản phẩm. Bạn có thể tham khảo những loại hình nội dung phù hợp, ứng với từng kênh truyền thông dưới đây.

  • Organic: Content có thể tiếp cận tự nhiên đến nhiều người nhất phải là content thực sự giá trị, trả lời được những thắc mắc của người dùng. Ngoài ra, content đó cần được tối ưu, thân thiện với công cụ tìm kiếm, hay còn được gọi là kỹ thuật SEO. Những chủ đề được người tiêu dùng quan tâm nhiều bao gồm: so sánh chất lượng, thông tin giá, review, làm thế nào để…., định nghĩa cái này là gì, xếp hạng,…
  • Paid: Đối với các kênh truyền thông có mất phí, bạn cần tạo ra những nội dung bắt mắt, thu hút, và kích thích người tiêu dùng ngay lập tức. Trong Sale funnel, hai giai đoạn những kênh trả phí sẽ phát huy hiệu quả cao là phần đỉnh phễu, với nội dung càng kích thích tương tác càng tốt, và phần đáy phễu với nội dung cấp bách, cùng những ưu đãi đặc biệt như sale off, free trials, ưu đãi sản phẩm độc quyền,… để tăng Conversion rate.
  • Social: Bản chất của các nền tảng mạng xã hội là nơi giao tiếp. Vì vậy, bạn cần tạo sự yêu thích, liên kết giữa khách hàng với thương hiệu, để họ nói về thương hiệu nhiều hơn, và xây dựng một cộng đồng riêng cho khách hàng của bạn. Để đạt được hiệu quả đó, bạn có thể sử dụng những loại hình nội dung sau: Mini game, Contest, Give – away, Bình chọn, Livestream thảo luận,…
  • Influencer Marketing: Khi sử dụng KOLs, bạn phải chắc chắn rằng nội dung của bạn đang đến gần nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu. Nội dung bạn sử dụng phải đáp ứng yêu cầu từ KOL và nhãn hàng, có tính sáng tạo nhưng không làm mất cá tính của Influencer. Trong Influencer Marketing, thông thường, nhãn hàng sẽ sử dụng hình thức tài trợ bài viết quảng cáo, sử dụng hình ảnh KOL, truyền thông trên mạng xã hội,…

Đọc thêm: Làm content nên chú trọng tương tác hay khả năng chuyển đổi? – Bài học thực tế từ câu chuyện xây dựng hệ thống nội dung cho ngành hàng giáo dục

Tạm kết

Muốn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy được họ trả phí vào thời điểm thích hợp, doanh nghiệp không thể hy vọng “ăn xổi” vào một số content rời rạc, tạm thời, không có tính chiến lược. Hệ thống nội dung của bạn buộc phải được xây dựng bài bản với các loại hình, định hướng khai thác phù hợp theo nhu cầu trên từng tầng của phễu chuyển đổi.

Nếu bạn mong muốn trau dồi thêm tư duy làm content bài bản theo quy trình 6 bước (Research – Ideation – Creation – Promotion – Convert to Lead – Measurement) và theo phễu chuyển đổi khách hàng, hãy đến ngay với khóa học Content Marketing của Tomorrow Marketers nhé!

khóa học content marketing

Để phân phối nội dung tốt, trước hết, bạn phải có nội dung hay, cùng một chiến lược, kế hoạch content marketing đồng bộ, chi tiết đến từng kênh sử dụng. Nắm bắt được tâm lý, hành vi người tiêu dùng cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả phân phối nội dung. Cuối cùng, đừng quên xem xét, rút kinh nghiệm từ những con số, traffic, KPIs đo lường để điều chỉnh và tiếp tục hoàn chiến lược nội dung toàn diện, và dài hạn. Nếu bạn muốn hiểu hơn về chiếc lược làm Marketing trên nền tảng Digital, hãy tham gia khoá học Digital Foundation tại Tomorrow Marketers để được tìm hiểu về cách lên chiến lược và từng platform làm Digital nhé! 

khóa học digital foundation

Bài viết thuộc bản quyền của Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.