Tomorrow Marketers – Tối thứ Tư (17/6/2020), các bạn sinh viên yêu thích và quan tâm đến cuộc thi Nielsen Case Competition – một trong những cuộc thi về business & marketing case lớn nhất đã có cơ hội lắng nghe, chia sẻ và đặt câu hỏi cho ban giám khảo và quán quân của cuộc thi. Sự kiện có sự tham gia của chị Thu Nguyệt, Senior Manager, HR @Nielsen, chị Xuân Thụy, Retail Measurement Service @Nielsen và Thanh Giang, Champion Nielsen Case Competition 2018.
Sự kiện nằm trong chuỗi webinars: How to win Business & Marketing case competition được tổ chức bởi học viện Tomorrow Marketers.
Phần I: Talk to Nielsen
Thứ nhất, tìm hiểu về Nielsen và Nielsen Case Competition
Về Nielsen
Mở đầu sự kiện, chị Nguyệt đã đem đến cho các bạn tham dự cái nhìn tổng quan về Nielsen, về phạm vi hoạt động và dịch vụ, cũng như các hoạt động Nielsen kết nối với sinh viên. Nielsen là một Agency nghiên cứu thị trường toàn diện, cung cấp dịch vụ hoàn thiện từ người tiêu dùng đến đo lường bán lẻ. Nielsen có phạm vi hoạt động toàn cầu, có mặt ở hơn 100 quốc gia và có văn phòng ở 6 thành phố lớn của Việt Nam, với hơn 2000 nhân viên và đội ngũ in-house lớn nhất Việt Nam, thực hiện hơn 2 triệu cuộc phỏng vấn người tiêu dùng và thu thập data tại cửa hàng mỗi năm.
Vì vậy, Nielsen rất chú trọng về các hoạt động tuyển dụng, đặc biệt là kết nối với các bạn sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự kiện quan trọng và nhận được sự quan tâm nhất là Nielsen Case Competition – Cuộc thi hàng năm thu hút đến 900 sinh viên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cũng như đã được nhân rộng ở các nước Đông Nam Á.
Về Nielsen Case Competition (NCC)
Vì sao đến với cuộc thi? Với chị Nguyệt, các bạn sinh viên đến với NCC không chỉ để chiến thắng mà còn là một cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng phân tích và làm việc nhóm, thử sức với môi trường làm việc áp lực cao và mở rộng mối quan hệ với những chuyên gia trong ngành Nghiên cứu thị trường. Trong suốt cuộc thi, bạn đã có được những quyền lợi nhất định như buổi giới thiệu thông tin cho tất cả thí sinh, chia sẻ Tips & Tricks để giải đề thành công cho Top 15 và Coach dành cho Top 6 chung cuộc.
Với các bạn Á quân và quán quân, sẽ nhận giải thưởng đặc biệt và suất tham gia chương trình trainee-ship tại Nielsen. Tất cả thí sinh bán kết sẽ nhận được “Thư xác nhận đã tham gia NCC và được tuyển thẳng qua vòng phỏng vấn của HR cho chương trình Traineeship”.
Về chương trình Traineeship của Nielsen, đây là cơ hội để rèn luyện và thử sức trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội được luân chuyển với nhiều dự án và khách hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, là phương thức hữu ích giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, và có cơ hội được trở thành nhân viên chính thức tại Nielsen. Tại Nielsen, “You can be you – Make a difference – Grow with us”.
Thứ hai, hiểu và nhận thức chính mình
Dù môi trường làm việc ở Nielsen và Nielsen Case Competition rất hấp dẫn, nhưng các bạn sinh viên trước hết nên quay trở lại để thấu hiểu chính mình bằng cách đặt câu hỏi “Tôi có phù hợp với cuộc thi hay ngành nghiên cứu thị trường?”. Để trả lời cho câu hỏi lớn đó, chị Xuân Thụy, xuất phát điểm là một Nielsen Trainee, đã đề xuất cho các bạn những câu hỏi nhỏ hơn với mô hình “Hãy tự hỏi, mình có…”.
- Hãy tự hỏi, mình có logical & critical thinking?: Hiểu biết sâu và đam mê số là không quá cần thiết, nhưng hãy tự hỏi bạn có hay xem xét nhiều yếu tố hay không, hay bạn đưa ra quyết định dựa trên cảm tính.
- Hãy tự hỏi, mình có kĩ năng giao tiếp, khả năng trình bày data và kể chuyện?: Đơn giản hơn, bạn có khả năng truyền tải ý tưởng của mình một cách tốt nhất hay không, qua cả dạng lời nói, hình ảnh và chữ viết?
- Hãy tự hỏi, mình có luôn tò mò về xu hướng trên thị trường? Luôn muốn cập nhật thông tin mới nhất và đào sâu hơn nữa?: Khi bắt gặp một tin tức về thị trường, bạn có click vào để đọc, và bạn có muốn đào sâu hơn nữa những thông tin như thế?
- Hãy tự hỏi, mình có khả năng làm việc nhóm hiệu quả? Không chỉ làm việc xuất sắc một mình mà còn hợp tác tốt với người khác?
Bằng việc trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ nhận thức rõ ràng về mức độ phù hợp của mình với ngành nghiên cứu thị trường nói chung và với Nielsen nói riêng. Từ đó, có thể định hướng rõ ràng mục tiêu tham gia cuộc thi.
Các bạn tham gia NCC sẽ trải qua 3 chặng đường:
Vòng 1 là vòng loại nhiều nhất, từ 200 teams chỉ còn 16 teams, tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Từ vòng 2, giám khảo là các anh chị chuyên gia trong nội bộ Nielsen và sẽ có luôn kết quả. Đến vòng 3, không chỉ giám khảo nội bộ Nielsen mà các khách hàng retailers của Nielsen cũng sẽ tham gia chấm điểm.
Thứ ba, nắm bắt các tips khi đi thi – tư duy cốt lõi
- Câu chuyện xuyên suốt: Đọc thật kỹ toàn bộ thông tin trong đề, ghi chú những kết luận tìm được cho từng phần, từ đó xây dựng một câu chuyện xuyên suốt. Một cái tên hay có thể giúp giám khảo nhớ về câu chuyện của bạn hơn. Ví dụ trong một case bạn muốn đề xuất doanh nghiệp mục tiêu vào khu vực nông thôn, bạn có thể đặt tên “How to unlock rural…”
- Liên kết hợp lý: Đảm bảo rằng slide sau đang đi cùng hướng và hỗ trợ slide trước. Cấu trúc bài nên đi từ bức tranh tổng thể đến tập trung vào những chi tiết sâu hơn để phát triển câu chuyện. Hãy tự hỏi slide sau có bổ trợ cho slide trước hay không. Hãy nhìn từ bức tranh tổng thể, ví dụ toàn Việt Nam trước sau đó mới đi vào cụ thể vùng miền Bắc, Trung, Nam.
- Desk research: Desk research cho thấy nỗ lực đầu tư và làm bạn khác biệt. Tìm hiểu về Client trong đề là một điểm cộng (có thể qua website, social media…). Tuy nhiên, chú ý một thông tin trên một slide không nên kết hợp nhiều nguồn khác nhau.
- Tính thống nhất: Cần đảm bảo sự thống nhất cả về trình bày và nội dung. Trình bày: Font, size, màu sắc…. Nội dung: Dữ liệu, kết luận, đề xuất,…
- Đề xuất SMART: Đề xuất theo mô hình SMART, liên kết với những kết luận phía trên và bản chất Client. Nếu có nhiều đề xuất, cần đưa ra thứ tự ưu tiên và theo giai đoạn. Không nên đề xuất chung chung – điều mà team nào cũng có thể làm được, hãy thật cụ thể để nổi bật.
Bên cạnh đó, chị Thụy cũng đưa ra những “Tips” cụ thể cho từng vòng cho các bạn sinh viên. Với vòng 1 là vòng không thể thuyết thuyết phục bằng lời nói với ban giám khảo, các bạn cần mạch câu chuyện dễ hiểu, trình bày nội dung có layout, tiêu đề ngắn gọn, tóm tắt insight và đề xuất trong slide cuối cùng. Vòng 2&3 là sự kết hợp giữa bài và thuyết trình, các bạn nên có cú hích ban đầu để gây ấn tượng, hiệu ứng đơn giản, và đặc biệt là thái độ chuyên nghiệp, điềm tĩnh, cũng như có sự thảo luận trước để kết hợp và hỗ trợ trong team khi thuyết trình.
Và cuối cùng, bạn quan tâm đến cuộc thi… hãy chuẩn bị từ bây giờ
Chuẩn bị gì cho NCC? Trước hết hãy đọc nhiều hơn các tin tức xã hội, các trang kiến thức Marketing, Nghiên cứu thị trường & Case Study, các nhóm chia sẻ kinh nghiệm thi, và bài viết trên website của Nielsen Vietnam. Sau đó là học hỏi kinh nghiệm bằng cách theo dõi các cuộc thi, đồng thời luyện tập các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Anh. Cuối cùng, hãy sẵn sàng với thách thức, ra khỏi “vùng an toàn” và tư duy tự ti, để khẳng định bạn hoàn toàn có thể làm được.
Những chia sẻ của đại diện đến từ Nielsen đều rất bổ ích. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng được giải đáp những thắc mắc để hiểu rõ hơn về Nielsen cũng như về con người mà Nielsen đang tìm kiếm, sự phù hợp của bản thân với Nielsen.
Sau phần I: Talk to Nielsen, các bạn tham gia có cơ hội trải nghiệm một case study thực tế được chuẩn bị bởi Tomorrow Marketers về Cafe hòa tan, với những dữ liệu thực tế, chính xác, cùng đề bài hóc búa đã kích thích các bạn tranh luận rất sôi nổi. Anh Quang – Founder của Tomorrow Marketers, cũng từng là quán quân của NCC khi còn là sinh viên nhiều năm trước đây, đã cùng các bạn tìm ra định hướng để giải case study. Để xem phần này trong sự kiện, các bạn hãy theo dõi kênh youtube của Tomorrow Marketers cho recap video nhé.
Phần III: Talk to champion
Trong 20 phút cuối, các bạn có cơ hội chia sẻ với chị Thanh Giang – Quán quân Nielsen Case Competition 2018.
Công thức chung cho một đội thi
Từ chuyện lập team đi thi, đơn giản là 4 người bạn cùng lớp đi thi chứ không có sắp xếp, nhưng mọi người có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau để bổ trợ cho nhau. Một bạn mạnh về tư duy, thinking, đọc đề xong hiểu structure, biết tìm data như thế nào, một bạn sử dụng data để phân tích và chạy về số liệu, và một bạn chuyên về presentations, wording lại những gì tìm được và data visualization.
Cuộc thi giả định, áp lực thực tế
Trong suốt quá trình giải case, hầu như không ngủ nhưng đến ngày cuối mọi người vẫn phải tươi tỉnh để thuyết trình. Lúc đi làm cũng sẽ có những áp lực như vậy, những vấn đề phải giải quyết trong vòng 24 tiếng, 72 tiếng, và cuộc thi giúp các bạn quen dần với những điều đó.
Chìa khóa “mở” dữ liệu là cách tư duy
Điều Giang tâm đắc nhất là tham gia khoá học ở Tomorrow Marketers, khiến cho mình tư duy rất rõ ràng và đó là lý do team mình có structure. Hồi đó khi đọc đề là market entry case – xâm nhập thị trường, Giang nhận ra phải đo market size, rồi tìm ra trong các brand như vậy thì brand nào đang là đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là điều Giang được học về tư duy dữ liệu. Điều khác biệt là Giang nhận ra và phân tích thêm 1 yếu tố nữa: market share chênh lệch nhau, nhưng “bạn” có market share nhiều nhất lại đang bị rớt nhanh nhất, trong khi “bạn” có market share nhỏ vừa lại có tốc độ tăng trưởng mạnh. Thực tế competitor là một “bạn” khác, nhưng trên số liệu lại không phải thế vì mấy năm nữa “bạn nhỏ và vừa” này sẽ rất tiềm năng và mạnh. “Tìm dữ liệu như bơi giữa biển nhưng phải quay lại cái cọc”, chúng ta cần tìm những dữ liệu liên quan trực tiếp đến đề bài và phát hiện ra những dữ liệu đó có liên quan gì đến nhau.
Kết luận: Cơ hội đi liền với hành động
Trong sự kiện, các bạn đã được biết đến Nielsen cũng như những chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho Nielsen Case Competition. Để hoàn thiện những bước chuẩn bị tốt nhất cho cuộc thi vào tháng 9, 10 tới, chắc chắn còn cần kết hợp thêm việc thực hành với các dữ liệu và case study thực tế. Hãy tham gia khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketers: “Phân tích số liệu cho quyết định chiến lược” được TM thiết kế phối hợp cùng các giảng viên là giám đốc, quản lý cấp cao tại các tập đoàn danh tiếng để bắt tay vào làm việc với dữ liệu trên các mảng Sales, Customer Usage & Attitude, Product evaluation và Digital Performance Data nhé.
Nếu bạn muốn thực hành giải đề bài năm 2019 và lắng nghe những cập nhật mới nhất về cuộc thi 2020, hãy tham gia event Nielsen Case 2020 Information Day do Tomorrow Marketers và Nielsen phối hợp tổ chức nhé.