Tomorrow Marketers – Nhận thấy chiến dịch đang hoạt động tốt, nhiều marketers ngay lập tức ‘vít ad’ bằng cách tăng ngân sách để ad nhanh chóng tiếp cận tệp rộng hơn, hy vọng mang lại nhiều chuyển đổi. Thế nhưng, vạn sự không như mơ khi cost per result cũng tăng chóng mặt như cách bạn tăng ngân sách. Quảng cáo không còn hoạt động hiệu quả nếu marketers vít ad sai cách. Đây là một vài nguyên nhân:
- Tăng ngân sách quá nhanh và quá nhiều (Ví dụ: Gấp đôi ngân sách so với mức trung bình hằng ngày, trong thời gian ngắn (1 ngày) và tăng liên tục): Điều này dẫn đến sự cố tăng cost per result. Ngân sách tăng cao đột ngột, Facebook phải đáp ứng được kỳ vọng về kết quả cao tương ứng trong khi dữ liệu hiện tại chưa đủ để tìm ra cách phân phối tốt nhất, vậy là thuật toán Facebook phải học lại đối tượng. Vô hình chung, hệ thống gặp áp lực phải chi hết ngân sách hàng ngày trong khi nhu cầu người dùng có hạn.
- Việc đang nhắm chọn tới một tệp quá ngách cũng là nguyên nhân khiến giá quảng cáo tăng đột biến. Vì bạn đã tiếp cận được tương đối số lượng người trong tệp, kéo theo lượng nhu cầu sẽ hẹp dần. Bên cạnh đó, quảng cáo cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn khi đối thủ cũng nhắm chọn vào nhóm này.
- Có vài trường hợp, mọi người sử dụng phương pháp nhân bản ad set hoặc nhân bản các mẫu ad. Cũng có thể nói đây là cách ‘vít’ ngân sách mà không chạm vào phần setup của chiến dịch gốc. Tuy nhiên, nếu scale ads theo cách này mà không lựa chọn đúng ad set hiệu quả, thì bạn sẽ phải chịu mức thiệt hại gấp đôi.
- Trường hợp khác, khi thử nghiệm các nhóm đối tượng quá khác biệt trong quá trình scale ad, bạn sẽ rất khó tránh khỏi tình trạng nhìn chỉ số cost – per – action (CPA) và chất lượng lead dao động liên tục.
Vậy có những cách scale ad nào để tăng lượng chuyển đổi? Cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khóa học Digital performance để học chuyên sâu hơn về tư duy và các cách tối ưu quảng cáo đa kênh: Facebook, Google và TikTok.
1. Scale ad bằng cách điều chỉnh ngân sách
Trực tiếp điều chỉnh ngân sách
Một trong những cách giúp bạn đánh giá xem có nên tăng ngân sách hay không là nhìn vào chỉ số frequency trong Meta Ads Manager.
Giả sử, bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo chạy trong 30 ngày. Khi theo dõi chỉ số frequency, bạn nhận thấy có các trường hợp xảy ra như sau:
- Target audience nhìn thấy quảng cáo dưới 1 lần/tuần: Lúc này, quảng cáo vẫn còn không gian để tăng trưởng, bạn có thể tăng ngân sách.
- Target audience nhìn thấy quảng cáo từ 1 – 3 lần/ tuần: Trường hợp này có thể cân nhắc tăng ngân sách, nhưng hãy chú ý vì tăng ngân sách lúc này có thể khiến cost – per – result cũng tăng nhẹ.
- Target audience nhìn thấy quảng cáo trên 3 lần/tuần: Trừ khi bạn có chương trình ưu đãi cần nhắc đi nhắc lại thông điệp với tần suất dày đặc, còn nếu không, bạn không nên tăng ngân sách.
Hoặc bạn có thể theo dõi chỉ số ROAS. Lúc này:
- Nếu tăng ngân sách mà ROAS vẫn giữ nguyên, và ROAS đang lớn hơn mức kỳ vọng, thì quảng cáo vẫn đang chứng minh được hiệu quả. Ví dụ, nếu ROAS = 2, bạn đang chi 2 đồng để thu về 4 đồng. Thì khi tăng mức chi lên 4 đồng, vẫn giữ nguyên mức ROAS ban đầu, bạn bán được 8 đồng, thì bạn vẫn đang lãi.
- Trường hợp bạn tăng ngân sách nhưng ROAS vẫn thấp hơn 1 hoặc thấp hơn mức kỳ và bạn muốn tăng ROAS lên, bạn có thể cân nhắc phương án mở rộng tệp. Phương pháp này sẽ được đề cập ở phần sau của bài viết.
Mức tăng được khuyến nghị là tăng tối đa 20% ngân sách ad set và khoảng cách cho mỗi lần tăng là ít nhất 2 – 3 ngày. Khi điều chỉnh mức ngân sách trong khoảng 20 – 30%, hệ thống sẽ ghi nhận đây chỉ là sự thay đổi nhỏ và thuật toán không cần quay lại giai đoạn máy học (learning phase).
Đọc thêm: 5 nguyên nhân khiến CPM quảng cáo Facebook đắt đỏ và cách để cải thiện
Sử dụng Campaign Budget Optimization thay vì Adset Budget Optimization
Đây là sự khác nhau giữa 2 cách setup:
ABO (Adset Budget Optimization): Facebook phân bổ ngân sách cho mỗi nhóm quảng cáo theo ngân sách đã set. Ví dụ: Nếu set ngân sách $10 cho mỗi nhóm quảng cáo, Facebook sẽ chi tiêu đúng $10 cho mỗi nhóm quảng cáo bất kể nhóm đó có khả năng đạt mục tiêu chiến dịch hay không và có đảm bảo một mức giá tốt nhất cho mỗi chuyển đổi hay không.
ABO phù hợp sử dụng khi muốn thử nghiệm, so sánh hiệu quả các nhóm quảng cáo hoặc nhóm đối tượng mới.
CBO (Campaign Budget Optimization): Facebook phân bổ ngân sách dựa trên hiệu quả của mỗi nhóm quảng cáo, ngân sách được tự động phân bổ cho nhóm quảng cáo có khả năng đạt mục tiêu cao nhất. Ví dụ: Nếu set ngân sách $30 cho chiến dịch, trong chiến dịch có 3 nhóm quảng cáo, nhóm quảng cáo nào có khả năng đạt mục tiêu chiến dịch cao nhất thì Facebook sẽ dồn tiền chi tiêu nhiều hơn cho nhóm đó.
CBO là giải pháp được Facebook đề xuất cho tối ưu hiệu quả quảng cáo. Nhược điểm của CBO là ngân sách có thể được phân bổ cho nhóm quảng cáo có audience size lớn thay vì nhóm chuyển đổi cao; và việc bạn thay đổi nhóm quảng cáo có thể ảnh hưởng đến chiến dịch đang chạy.
CBO phù hợp sử dụng khi:
- Muốn thiết lập chiến dịch với khả năng tự động phân phối ngân sách, giảm số nhóm quảng cáo phải quản lý thủ công
- Đã có một nhóm quảng cáo đang hoạt động hiệu quả muốn scale budget cho nhóm quảng cáo đó
2. Scale ad bằng cách nhân bản adset
Đây là cách khi bạn muốn vít ad nhanh chóng mà không muốn phải đợi để tăng ngân sách. Vấn đề là khi bạn tạo ra một ad set giống hệt ad set cũ, tình trạng overlapping audience có thể diễn ra, và các chiến dịch của bạn sẽ tự cạnh tranh với nhau cho các suất hiển thị (Không tính trường hợp doanh nghiệp nhỏ chỉ chạy một mức ngân sách rất hạn chế).
Để hạn chế tình trạng trùng lặp đối tượng, bạn có thể sử dụng những phương án sau:
#1: Mở rộng interest
Lưu ý: Cách này không thực sự hiệu quả với những nhóm có interest chung chung như giải trí hay người nổi tiếng vì hầu như ai cũng theo dõi các thông tin như vậy.
Nếu bạn đã tìm ra một nhóm audience có tương tác tốt nhất với mẫu quảng cáo, bạn có thể thêm vào một vài interest liên quan. Lưu ý rằng đừng chọn interest ngẫu nhiên vì rất có thể nhóm quan tâm tới chủ đề đó khác biệt hoàn toàn so với nhóm đang cho bạn tỷ lệ chuyển đổi tốt hiện tại.
Một cách để tìm thêm interest là sử dụng tính năng gợi ý trong Advanced Targeting lúc setup campaign, nhập vào 1 số interest cơ bản rồi để hệ thống gợi ý các interest liên quan nhất phía dưới.
#2: Sử dụng Lookalike audience
Facebook Lookalike audience cho phép bạn tiếp cận những người có interest và hoạt động tương tự với nhóm khách hàng tốt nhất hiện tại. 1% – 3% Lookalike là nhóm có đặc điểm giống nhất so với nhóm gốc, phần trăm càng cao, độ khác biệt càng lớn.
Đọc thêm: Vì sao bạn nên chi tiền vào quảng cáo Facebook Lookalike?
Dưới đây là 5 ý tưởng để bạn thiết lập Lookalike audience:
(1) Lookalike audience dựa trên TOP 10% những khách hàng chi trả nhiều nhất (Tính trên toàn bộ lịch sử mua hàng)
(2) Lookalike audience dựa trên TOP 10% những khách hàng chi trả nhiều nhất trong vòng 180 ngày qua.
(3) Lookalike audience dựa trên những người đã bỏ đồ vào giỏ hàng trong vòng 3 tháng vừa rồi.
(4) Lookalike audience dựa trên những người đã vào website trong vòng 90 ngày vừa rồi.
(5) Lookalike audience dựa trên những người đã tương tác với Fanpage.
Ngoài ra bạn, có thể mở rộng tệp lookalike bằng cách chọn lookalike 3-5%, tiếp cận được người mới nhưng vẫn đảm bảo những đặc điểm giống tệp cũ. Check công cụ Audience Overlap để hạn chế tạo những tệp người dùng quá giống nhau, nên tránh overlap 20-30%.
#3: Mở rộng khu vực bán
Cách này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp:
(1) Có hệ thống phân phối rất rộng, sẵn sàng cung ứng sản phẩm cho khu vực tiềm năng.
(2) Bán hàng online ship trên toàn quốc.
Có 2 cách để bạn tìm ra khu vực có tiềm năng bán hàng:
- Sử dụng Lookalike audience: Bạn có thể sử dụng tệp Lookalike và chạy ad tới các khu vực địa lý mới (để tìm ra những người có hành vi tương tự trong một khu vực xa lạ). Nếu thấy kết quả khả quan, bạn có thể thêm interest và tạo thêm chiến dịch cho những thị trường này.
- Chạy broad targeting (nhắm chọn diện rộng) và sử dụng công cụ breakdown để xem khu vực nào tạo ra chuyển đổi tốt nhất.
Lưu ý: Không nên làm song song 2 cách vừa duplicate vừa tăng ngân sách cho cùng 1 campaign, vì bạn sẽ không để đánh giá hiệu quả của mỗi bước tối ưu.
3. Tối ưu ad creative (hình ảnh và nội dung quảng cáo)
Sử dụng đa dạng mẫu quảng cáo và điều chỉnh nội dung ưu đãi cũng là cách giúp bạn tối ưu creative theo thời gian, tránh gây nhàm chán với đối tượng mục tiêu, nhất là với những người đã từng nhìn thấy quảng cáo trước đó.
Nên sử dụng bao nhiêu ad creative cho một ad set?
Có một số gợi ý rằng nên có 5 mẫu ad khác nhau với các giá trị cung cấp khác nhau khi setup ở thời điểm ban đầu. Sau đó, bạn có thể thêm vào 1 số mẫu creative khác hoặc giảm chúng xuống, chỉ giữ lại những nội dung mang lại chuyển đổi tốt nhất.
Tối ưu hiển thị của ad creative trên các placements
Một cách để mở rộng đối tượng tiếp cận là sử dụng các vị trí hiển thị mà Facebook cung cấp. Agency lineardesign đã thực hiện thử nghiệm và thấy rằng nếu chỉ lựa chọn vị trí hiển thị trên Newsfeed (đã setup nhóm đối tượng nhắm chọn cụ thể), họ sẽ tiếp cận tối đa được 2.8 triệu người. Nhưng khi lựa chọn automatic placements, con số reach tăng 25%, là khoảng 3.8 triệu người.
Tuy nhiên, tùy theo mục đích mà bạn hãy cân nhắc xem nên lựa chọn vị trí thủ công hay lựa chọn vị trí tự động. Bạn có thể sử dụng công cụ Breakdown kết quả để xem đâu là vị trí mang lại lượt chuyển đổi tốt nhất.
Có một lưu ý rằng, hãy cố gắng điều chỉnh creative để hiển thị tối ưu nhất trên các định dạng mà bạn chọn. Chẳng hạn, nếu creative của bạn là video dạng dọc, khi hiển thị trên Facebook newsfeed sẽ bị cắt mất 2 đầu trên dưới, nếu bạn để thông điệp vào đúng 2 đầu đó thì nội dung sẽ không truyền tải được. Còn nếu creative của bạn là ảnh vuông, khi hiển thị story sẽ không chiếm toàn màn hình, nhìn không được thuận mắt, nhất là với các thương hiệu cần tính thẩm mỹ như thời trang, mỹ phẩm,…
Facebook có hơn 24 placements khác nhau tương ứng với đa thiết bị và định dạng nội dung, nên cần lưu ý bước Preview Ads sau khi setup ads, hãy bấm qua xem từng Placement để biết cái nào quá lớn/nhỏ hay bị mất chữ nhé.
Tạm kết
Hiểu thuật toán quảng cáo và biết cách phân tích các chỉ số chính là chìa khóa giúp bạn lựa chọn cách tối ưu quảng cáo mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về tư duy tối ưu quảng cáo, thấu hiểu nền tảng, biết cách đọc ra insight từ các chỉ số và biết cách tận dụng linh hoạt các giải pháp mà nền tảng cung cấp, hãy tham khảo khóa học Digital Performance của Tomorrow Marketers!
Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!