Tomorrow Marketers – Để không lãng phí một đồng ngân sách nào, bạn cần đảm bảo chiến dịch Pay-per-click của mình đang hoạt động hiệu quả. Nói cách khác, từng phần của quảng cáo cần được chăm chút kỹ càng, từ bộ từ khoá, ad copy (nội dung quảng cáo) cho đến landing page, cài đặt nhắm chọn mục tiêu,…
Cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu những tips tối ưu quảng cáo Google Search trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tối ưu danh sách từ khoá
Nghiên cứu xu hướng từ hoá
Cách người tiêu dùng tìm kiếm từ khoá về sản phẩm, dịch vụ sẽ không ngừng thay đổi, vậy nên doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng mới này để không bỏ lỡ cơ hội được hiển thị và được tìm thấy. Bên cạnh đó, “you don’t know what you don’t know”, rất có thể bạn sẽ “ồ” lên khi phát hiện những từ khoá thú vị liên quan đến sản phẩm mà người dùng đang tìm kiếm.
Có một vài cách giúp bạn khám phá thêm từ khóa tiềm năng mang lại traffic và chuyển đổi:
- Sử dụng Google Ads Search Queries trong Google Analytics data
- Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá như Google’s Keyword Planner, SEMrush
- Theo dõi chiến dịch của bạn, chọn ra những từ khóa đang hoạt động hiệu quả nhất và nhập chúng vào thanh công cụ tìm kiếm của Google để xem những từ khóa liên quan mà Google gợi ý
Thêm từ khóa phủ định
Negative keyword là những từ khoá mà bạn muốn loại trừ ra khỏi chiến dịch, bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện với những tìm kiếm này. Ví dụ, bạn chạy Google Ad cho quán lẩu, thay vì quảng cáo chỉ hiện thị đến những người tìm địa điểm ăn lẩu quanh đây, thì nó lại hiển thị cả với những người tìm từ khoá “phốt quán lẩu XYZ”, hiển thị sai ý định tìm kiếm và có phần gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Lúc này, việc cần làm là loại trừ từ khoá “phốt quán lẩu” ra khỏi danh sách từ khoá của bạn.
Có 2 cấp độ của từ khóa phủ định:
- Từ khóa phủ định cấp chiến dịch: là những từ hoặc cụm từ được thêm vào chiến dịch và bạn không muốn toàn bộ các nhóm quảng cáo nhỏ bên trong chiến dịch hiển thị với từ khoá đó.
- Từ khóa phủ định cấp nhóm: Từ khóa phủ định chỉ áp dụng cho nhóm quảng cáo được cài đặt, những nhóm quảng cáo khác không bị ảnh hưởng. Việc đặt từ khóa phủ định cấp nhóm giúp các nhà quảng cáo chạy những từ khóa không cạnh tranh nhau trong cùng một truy vấn tìm kiếm của khách hàng. Đọc thêm về đối sánh từ khóa tại đây.
2. Tối ưu cấu trúc chiến dịch
Sử dụng Single Theme Ad Group thay vì Single Keyword Ad Group
Hãy cẩn thận khi thiết lập ad group chỉ cho một từ khoá bởi sẽ có những cụm từ gần như ná ná nhau gây ‘lú lẫn’ cho thuật toán của Google, vậy là Google bối rối khi mấy ad group trông chẳng có vẻ khác nhau là mấy. Một nhược điểm nữa khi tạo ad group với đơn độc một từ khoá kiểu này là bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để kiểm soát search term report, lược bỏ đi những từ khóa không liên quan.
Hiện nay, phương án gộp chung các từ khóa tương tự nhau vào thành một nhóm chủ đề là phương án tiếp cận hiệu quả hơn, bởi exact match nay đã bao gồm cả những biến thể liên quan, chứ không bắt buộc phải đúng y hệt như trước. Ad group lúc này sẽ có các từ khóa tương tự nhau, bao trùm toàn bộ những thứ mà Google coi là biến thể, đồng nghĩa.
Tạo responsive search ad cho mỗi ad group để tăng ad strength
Responsive Search Ad (RSA) cho phép bạn tạo nhiều loại tiêu đề và mô tả. Sau đó, Google sẽ lấy những nội dung này và tự động kết hợp chúng trong mỗi phiên đấu giá tìm kiếm. Responsive search ads chứa nhiều text & copy nên sẽ truyền tải được nhiều nội dung tới người dùng.
Một vài lưu ý khi tạo RSA:
- Để hiệu quả nhất thì mỗi RSA cần tối thiểu 3 headlines và 2 description lines. Càng nhiều headline và description lines, càng tăng thêm hiệu quả cho việc testing và performance.
- Khuyến khích tạo đủ 15 headlines và 4 descriptions. Các headline vad description không quá giống nhau về mặt nội dung, mỗi đoạn nên đưa những đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc đưa thông tin khuyến mãi.
- Nên thêm nội dung cho tới khi thanh Ad strength tăng lên Good hoặc Excellent.
Tạo ít nhất 5 ad extensions cho mỗi chiến dịch
Ad extensions mở rộng quảng cáo văn bản với nhiều thông tin hơn và nhiều liên kết hơn để cải thiện lựa chọn của người dùng và hành trình của họ. Theo báo cáo của Google, Ad with extensions giúp tăng 10 – 20% CTR so với việc không sử dụng.
Bật chức năng Ad rotation cho tất cả các quảng cáo
Chế độ cài đặt “Xoay vòng quảng cáo” cho phép bạn chỉ định tần suất mà bạn muốn các quảng cáo trong nhóm quảng cáo của mình được phân phối. Lúc này, Google sẽ tối ưu hóa quảng cáo nhằm thu hút số lượt nhấp trong từng phiên đấu giá riêng lẻ dựa vào các tín hiệu (như từ khoá, cụm từ tìm kiếm, thiết bị, vị trí và nhiều tín hiệu khác), ưu tiên những quảng cáo có hiệu suất tốt. Điều này giúp tăng CTR tổng thể, đẩy quality score và giảm CPC.
Quản lý giá thầu
Bạn có thể dùng mặc định đặc giá thầu cao nhất nếu ROAS đã vượt mức kỳ vọng, hoặc giảm giá thầu nếu ROAS đang thấp. Hãy review giá thầu trong mỗi 21 ngày, bạn có thể tự tạo quy tắc đặt giá thầu cho mình, chẳng hạn như:
- Nếu ROAS thực tế cao hơn 50% so với mức ROAS kỳ vọng => Tăng giá thầu 30%
- Nếu ROAS thực tế cao hơn 20% so với mức ROAS kỳ vọng => Tăng giá thầu 15%
- Nếu ROAS thực tế thấp hơn 20% so với mức ROAS kỳ vọng => Giảm giá thầu 15%
- Nếu ROAS thực tế thấp hơn 50% so với mức ROAS kỳ vọng => Giảm giá thầu 30%
3. Tối ưu điểm chất lượng quảng cáo
Điểm chất lượng mà một công cụ chẩn đoán giúp bạn biết được chất lượng quảng cáo của bạn ở mức nào so với các nhà quảng cáo khác. Điểm này có giá trị từ 1 đến 10 và cáo dụng cho cấp từ khoá. Điểm chất lượng cao hơn tức là quảng cáo và trang đích của bạn liên quan cũng như hữu ích hơn với người tìm kiếm từ khoá của bạn so với các nhà quảng cáo khác. Hãy giữ quality score của active keywords và copy ở mức tối thiểu 6/10.
Những yếu tố Ad Relevance giúp đánh giá được mẫu quảng cáo của bạn liên quan đến ý định của người dùng (thể hiện qua cụm từ tìm kiếm) ở mức nào. Landing page experience liên quan và hữu ích với những người nhấp vào quảng cáo của bạn ở mức nào.
Tips viết quảng cáo Google Ad
Dưới đây là một vài tips giúp bạn nâng cao chất lượng của ad copy:
- Luôn sử dụng từ khoá trong nội dung quảng cáo: Hãy thử tạo các nhóm quảng cáo với 1-3 từ khóa chính có liên quan chặt chẽ với chủ đề quảng cáo, mỗi từ khóa xuất hiện với tần suất 2-3 lần trong nội dung. Đồng thời, bạn cũng nên đặt thêm từ khóa trong URL Slug (phần sau dấu gạch chéo của đường dẫn URL của trang web), Headline 1, Description 1 và đảm bảo là bạn đã có lời kêu gọi hành động trong nội dung quảng cáo.
- Thêm tên công ty/thương hiệu của bạn vào headline
- Sử dụng hiệu ứng lan truyền (social proof): Bạn có thể đề cập đến các giải thưởng công ty đã giành được, số lượng đánh giá năm sao hoặc đơn giản là số năm kinh doanh vào nội dung quảng cáo. Điều này sẽ giúp Google và thuật toán đánh giá cao hơn về niềm tin và tính thuyết phục.
- Đề cập đến các USP cốt lõi khiến sản phẩm/công ty của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
- Ngắn gọn và đi thẳng vào trọng tâm: Hãy đi thẳng vào vấn đề, tập trung 1-2 USP và đảm bảo thông điệp được truyền đạt rõ ràng để đảm bảo người đọc sẽ dễ dàng tiếp thu.
- Bắt đầu bằng một câu hỏi: Hãy sử dụng những câu hỏi một cách tự nhiên và cẩn thận, tránh việc khiến câu hỏi không liên quan tới nội dung và trở thành clickbait. Suy nghĩ từ quan điểm của khách hàng về những câu hỏi mà họ có hoặc nhìn nhận những mối quan tâm của họ dưới dạng câu hỏi.
- Sử dụng con số: Bạn có thể đưa những con số lên đầu headline, ví dụ: thay vì “phần lớn học sinh sinh viên tin dùng sản phẩm”, hãy cụ thể “80% học sinh sinh viên tin dùng sản phẩm này”.
Đọc thêm: Tips viết quảng cáo Google Ad thu hút nhiều lượt click
Tips tối ưu landing page
Dưới đây là 7 yếu tố giúp thiết kế landing page gia tăng trải nghiệm người dùng:
- Tiêu đề hấp dẫn: Tiêu đề cần ngắn gọn, súc tích, không quá 20 từ; Thiết kế to, nổi bật để thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức, cho người xem biết lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại. Ngoài ra, do tiêu đề thường ngắn gọn và tập trung vào thông điệp chính, bạn có thể sử dụng thêm tiêu đề phụ để hỗ trợ thêm cho tiêu đề chính này, thuyết phục khách hàng ở lại trang vào đọc tiếp những nội dung tiếp theo. Thông thường, dòng tiêu đề phụ sẽ nằm ngay bên dưới dòng tiêu đề chính và mô tả kỹ hơn về lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Đưa lên hình ảnh và video sinh động: Nếu bạn đang cung cấp một sản phẩm vật lý, hãy lựa chọn những hình ảnh lớn, chất lượng cao và đưa chúng lên trên landing page của bạn. Còn nếu bạn đang bán một dịch vụ, hình ảnh cần phải thể hiện được những tiện ích mà dịch vụ mang lại.
- Lời kêu gọi hành động rõ ràng, ví dụ như “Đăng ký ngay”
- Tạo sự khẩn cấp, ví dụ: “Chỉ còn 1 ngày để nhận ưu đãi”, “Đăng ký ngay để tiết kiệm 30%”,…
- Tăng sự tin tưởng với testimonial: Có nhiều hình thức testimonials như giải thưởng, chứng nhận từ các tổ chức uy tín hay đơn giản hơn là những đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu là những review từ khách hàng, thì để tăng tính tin cậy, testimonials cần có ảnh và thông tin cụ thể của người review, đồng thời mô tả những lợi ích họ đã nhận được sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Cấu trúc landing page logic, rõ ràng: Một cấu trúc tiêu biểu của một trang landing page có khả năng chuyển đổi cao thường được sử dụng là: (1) Nêu ra vấn đề → (2) Đề xuất giải pháp → (3) Chứng minh giải pháp → (4) Thành quả đạt được → (5) CTA.
- Tốc độ tải trang nhanh: Nếu tốc độ tải trang đang quá chậm, một cách hiệu quả để tăng tốc độ trang thường được sử dụng đó là tối ưu lại file ảnh và video trên landing page sao cho vẫn đảm bảo chất lượng tốt ở mức dung lượng thấp nhất có thể.
Đọc thêm: Các chỉ số bạn nên theo dõi trên website và landing page
Tạm kết
Tối ưu quảng cáo là quá trình lặp đi lặp lại, bạn sẽ không thể chữa tất cả mọi yếu tố chỉ trong một lần thử. Nếu bạn cứ cố gắng thay đổi thật nhiều thứ chỉ trong một lần duy nhất, bạn sẽ không thể biết đâu đâu là yếu tố tiên quyết giúp mang lại kết quả tích cực, và đâu là yếu tố khiến kết quả tệ hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tối ưu quảng cáo chuyên sâu dựa trên việc thấu hiểu thuật toán và dựa trên insight từ dữ liệu, hãy tham khảo khóa học Digital Performance của Tomorrow Marketers!