Vòng Initial Interview, Assessment Camp và Final Interview cần kiến thức Marketing gì?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Management Trainee (MT) chính là ước mơ của rất nhiều bạn sinh viên nhưng không phải ai cũng cũng biết rằng việc thi MT thực sự rất cần kiến thức marketing . Nếu bạn không chuẩn bị kiến thức kĩ, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn ngay từ khâu đọc hiểu chưa kể đến việc làm bài.

 Vậy các kiến thức Marketing trong Management Trainee sẽ xuất hiện như thế nào và mức độ từ cơ bản đến chuyên sâu sẽ ra sao? Dưới đây là cách kiến thức về Marketing ‘len lỏi” vào các vòng của một cuộc thi Management Trainee điển hình:

1. Kiến thức Marketing trong vòng Initial Interview của các cuộc thi MT chỉ nằm ở mức cơ bản

Ở vòng Initial Interview sẽ không có đánh giá chuyên môn nhưng sẽ đánh giá cơ bản về việc bạn đã biết gì về Marketing, tại sao bạn lại theo Marketing và nhìn vào các tố chất và Interpersonal skill xem bạn có hợp không. Từ những thông tin đó, họ sẽ hiểu xem bạn có rõ định hướng nghề nghiệp về marketing hay không cũng như có tiềm năng phù hợp với phòng ban này không.

Những kỹ năng chung thiết yếu mà một quản trị viên cần có là giao tiếp (Communication), làm việc nhóm (Teamwork), giải quyết vấn đề (Problem-solving) và lãnh đạo (Leadership). Ngoài ra ở những chuyên ngành khác nhau sẽ cần những kỹ năng chuyên sâu hơn. Cụ thể hơn là phòng ban Marketing sẽ đánh giá cao tính sáng tạo (Creativity) và tư duy chiến lược (Strategic Thinking).

HR hoàn toàn có thể bạn một số câu hỏi như:

  • “Tại sao em lại muốn theo mảng Marketing?”
  • “Em hiểu làm Marketing là làm gì?”
  • “Trong Marketing có những mảng gì?”
  • “Theo em đâu là tương lai của ngành Marketing?” 

Tiêu chí đánh giá

Vòng Initial Interview tiêu chí đánh giá cũng không quá hà khắc vì HR chỉ muốn biết bạn có hợp với phòng ban Marketing hay không, kinh nghiệm của bạn cũng như định hướng nghề nghiệp thế nào. Ví dụ bạn có sáng tạo để vào gia nhập brand team hay không hay sẽ hợp với phòng Sales/Customer Development hơn.

Ngoài ra, hãy thể hiện được đam mê và mục tiêu theo đuổi Marketing thật rõ ràng như việc bạn đã tự học kiến thức về Marketing như thế nào, tham gia cuộc thi nào về Marketing để trau dồi kiến thức và MT giúp bạn được gì để nâng cao kinh nghiệm về Marketing. Bạn cũng nên đọc và hiểu về một số case đang diễn ra trên thị trường để có thể đưa ra quan điểm, nhận định của mình trong trường hợp được HR hỏi. Nguồn đọc các case này có thể là Fanpage của Tomorrow Marketers hoặc nhóm Business & Marketing Case – Tomorrow Marketers.

2. Vòng Assessment Center (AC) sẽ nặng về khả năng đọc dữ liệu và chuyên sâu hơn

Trong AC, ở mỗi phòng ban sẽ có khoảng 30 bạn, và sau đó chọn khoảng 10 – 15 bạn để chọn vào final interview. Trong vòng thi này, bạn sẽ gặp phải những đối thủ rất đáng gờm; họ vừa có kiến thức chuyên môn về Marketing tốt, vừa có khả năng giao tiếp, thuyết trình hay. 

Đây chính là nơi mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá được những kỹ năng thực tế của bạn về Marketing thông qua “người thật việc thật”. Bạn sẽ phải làm việc nhóm, thể hiện kỹ năng lãnh đạo, hay kỹ năng giải case thực tế, tư duy giải quyết vấn đề.

Vào vòng này rồi thì việc giải case ở Assessment Center sẽ yêu cầu bạn biết các thuật ngữ và hiểu nó ở mức sâu hơn chút, liên quan tới các câu chuyện về business và marketing của doanh nghiệp, sau đó yêu cầu bạn trình bày phần phân tích thị trường theo mô hình 3C (gồm 3 yếu tố cốt lõi: Company, Customers và Competitors), định hướng chiến lược STP (bao gồm phân khúc thị trường – segmentation, xác định thị trường mục tiêu – targeting và cuối cùng là định vị thị trường – positioning) và Action Plan theo Marketing Mix. Việc bạn hiểu về Digital Media và Content sẽ là 1 lợi thế để giải pháp của bạn cho đề bài trở nên thực tế và cụ thể hơn. Nhiều khi interviewer còn có thể hỏi bạn cụ thể đến mức Thông điệp của chiến dịch bằng Tiếng Việt sẽ là gì? 

Tiêu chí đánh giá

Vòng AC chủ yếu sẽ tập trung vào 5 kỹ năng để chọn làm tiêu chí đánh giá: 

  • Communication (Kỹ năng giao tiếp): cách bạn truyền đạt ý tưởng thông qua lời nói, cử chỉ theo một cách lịch sự, open to learn. Ngoài ra còn thể hiện qua kỹ năng bạn lắng nghe, đặt câu hỏi và góp ý.
  • Problem-solving: Đối với phòng ban Marketing, đây chính là một kỹ năng then chốt khi bạn sẽ được đánh giá qua khả năng đọc và hiểu số liệu kết hợp với suy nghĩ logic của bản thân, từ đó đưa ra cách xử lý vấn đề được giao.
  • Creative (Suy nghĩ sáng tạo): Một bạn marketer hợp với team Branding hay không cũng được đánh giá dựa trên tiêu chí này xem liệu bạn có đưa ra những hướng giải pháp mới và hữu ích cho vấn đề vượt hẳn giới hạn của những suy nghĩ thông thường hay không.
  • Influencing và Negotiation (Kỹ năng thương lượng): Việc bạn có khả năng thuyết phục người khác sẽ được đánh giá cao đặc biệt khi mỗi người một ý khác nhau và ai cũng muốn được mọi người lắng nghe.
  • Leadership (Kỹ năng lãnh đạo): cách bạn sắp xếp và phân chia công việc, dẫn dắt nhóm để thảo luận đồng thời tận dụng điểm mạnh/điểm yếu của từng cá nhân trong nhóm sẽ đều được để ý trong vòng này. Ngoài ra việc bạn đưa kết luận khi cần thiết và biết kiểm soát cảm xúc cá nhân và không khí của nhóm cũng sẽ quan trọng không kém.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu mọi lý thuyết cần biết về vòng Assessment, đồng thời luyện giải case và mock interview với một người bạn hoặc anh chị đi trước mà bạn quen. Với feedback có được, tiếp tục dành thời gian để sửa hoặc hoàn thiện sự chuẩn bị của mình. Bạn có thể tham khảo khóa học Marketing Foundation, Data Analysis của Tomorrow Marketers để trang bị cho mình những kiến thức quan trọng trên, đặc biệt được cọ sát với các case study thật, số liệu thật để không bị bỡ ngỡ khi bước vào vòng AC nhé.

3. Kiến thức Marketing trong vòng Final Interview thiên về lộ trình nghề nghiệp, cam kết trong nghề, kiểm tra mức độ phù hợp với ban nào của phòng Marketing 

Vòng này để check lại lần cuối những thông tin về bạn như background hay sự cam kết của bạn với công ty, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 

Bạn sẽ có cơ hội được phỏng vấn với CEO, VP/ Director Marketing hay các vị trí senior khác của công ty mà bạn ứng tuyển. Bạn sẽ hay được yêu cầu đưa ra quan điểm của bạn về Brand hay case marketing nào đó đang diễn ra để xem tư duy và mức độ phù hợp của bạn với mảng nào về marketing trong công ty: research, brand hay media. Và nếu là Brand thì sẽ là brand nào, ngành hàng nào.

Đặc biệt việc bạn tư duy thế nào hay đưa ra các quan điểm về các case đang diễn ra sẽ rất quan trọng vì họ hoàn toàn có thể kiểm tra khả năng logic và sáng tạo của bạn thông qua các tình huống trên thị trường như vậy. Nếu bạn không có kiến thức và không luyện tư duy thì bạn sẽ rất dễ trượt vòng này.

Khi được hỏi về định hướng, bạn nên nắm chắc lộ trình tiềm năng của ngành Marketing. Ví dụ như bạn muốn bắt đầu với vị trí MT phòng ban Marketing tại một tập đoàn FMCG, đến khoảng 2-4 năm sau sẽ phấn đấu trau dồi lên Brand Manager và sau đó sẽ là Senior Brand Manager. Nhờ vào những câu hỏi về con đường sự nghiệp, họ sẽ thấy được sự cam kết của bạn với công ty nên kiến thức về lộ trình nghề nghiệp Marketing cũng rất đáng để lưu tâm nhé! Ngoài ra đừng quên tìm hiểu thật kỹ về Brand và các ngành hàng của công ty mà bạn ứng tuyển nhé.

Tiêu chí đánh giá

Vòng này sẽ không có tiêu chí cụ thể vì mỗi tập đoàn sẽ một cách tìm người khác nhau nhưng chắc chắn họ sẽ xem xét đến độ cam kết vì ít nhất bạn sẽ phải ký hợp đồng 2 năm cho thời gian là một Management Trainee. Ngoài ra xem định hướng nghề nghiệp và tiềm năng phát triển ngành Marketing thông qua hỏi những câu về thất bại, thành công của bạn trong quá khứ.

Con đường phải vượt qua để có thể trở thành Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia thật chông gai, thế nhưng nếu chuẩn bị thật tốt với kiến thức Marketing bài bản thì cơ hội hoàn toàn có thể thuộc về bạn! Hãy đăng ký khóa học Marketing Foundation để trang bị kiến thức Marketing từ sớm để nâng cao phần trăm chiến thắng của bản thân nhé!

Tạm kết

Con đường phải vượt qua để có thể trở thành Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia thật chông gai, thế nhưng nếu chuẩn bị thật tốt với kiến thức Marketing bài bản thì cơ hội hoàn toàn có thể thuộc về bạn!

Hãy tham khảo khoá Case Mastery của Tomorrow Marketers để trang bị tư duy problem solving, thành thạo giải Case, cọ sát với các vòng thi qua các buổi học thực hành,… Khoá học được dẫn dắt bởi Trainers đến từ các Global Companies, là ban giám khảo/ quán quân trong Case Competition, để chinh phục cuộc thi và chương trình Management Trainee/ Consultant mơ ước.

Tham khảo thêm khóa học Marketing Foundation để trang bị kiến thức Marketing từ sớm để nâng cao phần trăm chiến thắng của bản thân nhé!