Tomorrow Marketers – Google Analytics (GA) là công cụ phân tích website hiệu quả nhất hiện nay. GA còn có thể tích hợp được với các ứng dụng khác của Google như Google Ads hay Adsense để đo lường độ hiệu quả của website. Mặc dù đã quen với các dữ liệu như lượng traffic, session duration, nhưng marketers chưa thể nhìn được “big picture” khi chúng chưa thể hiện được mức độ gắn kết và trung thành của khách hàng với website.
Trong bài viết này, Tomorrow Marketers sẽ giúp bạn tìm hiểu về mức độ gắn kết và trung thành của khách hàng với website (customer engagement and loyalty) hay sức khỏe của website nhờ các chỉ số trên.
1. Mức độ gắn kết của khách hàng (customer engagement- CE) là gì?
Mức độ gắn kết của khách hàng là một thuật ngữ khá quan trọng và có thể áp dụng ở các kênh khác nhau như mạng xã hội, email hay ngay trên website của doanh nghiệp bạn. Customer Engagement quan trọng vì nó phản ánh sự quan tâm, tập trung của người dùng cho từng phần trên website. Tuy nhiên, CE không phải là con số mà Google Analytics ghi chép và biểu thị trên dashboard của mình. Vì đây không phải là con số hiển nhiên, nên các bạn phải nhìn thật kỹ các chỉ số khác để nhìn được bức tranh toàn cảnh về sự gắn kết và trung thành của khách hàng với website.
Customer Engagement được coi là một chỉ số khó để theo dõi khi chỉ số này khá là “unique”, và không có chuẩn mực để áp dụng cho tất cả các website. Đánh giá sự gắn kết và trung thành của người dùng thường phụ thuộc vào thể loại và mục đích website. Vì vậy, thay vì có hẳn một chỉ số đo lường engagement, bạn có thể dựa vào các chỉ số khác để tham khảo và có cái nhìn tổng quan hơn về “customer engagement”. Có thể kể đến:Tỷ lệ thoát trang (bounce rate), thời lượng truy cập trung bình website trong một phiên (average session duration) và cách người dùng đang tương tác với website của bạn.
2. Tỷ lệ thoát trang – Bounce rate
Đây là chỉ số cho biết có bao nhiêu người truy cập vào website của bạn và thoát ra ngay lập tức. Khi bạn đang cố gắng tăng mức độ hiệu quả của website, một trong những thứ cần phải xem xét là giảm bounce rate. Một bounce rate cao thể hiện chiến lược của bạn đang đi không đúng hướng, bạn đang không thu hút đúng tệp khách hàng hoặc khách hàng mục tiêu của bạn đang có trải nghiệm không tốt với website.. Bounce rate cao ở một trang blog có nghĩa là người đọc không hứng thú với những gì họ đang xem. Infographic dưới đây thể hiện bounce rate trung bình theo từng ngành hàng:
Đọc thêm : Giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate) như thế nào?
Ngoài những phương pháp kể trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách sau đây:
Nâng cao trải nghiệm lướt trang của khách hàng (content readability)
Trải nghiệm của khách hàng với website của bạn (user experience) là cảm nhận của người dùng sau khi tương tác với một website/app. Vì vậy để giảm tỷ lệ thoát trang, marketers cần xem xét về việc trình bày nội dung trên website. Các trình bày, bố cục bố trí content rất quan trọng để người dùng có thể thấy được giá trị nội dung, content từ website. Từ đó, họ ở lại với website của bạn lâu hơn và giảm thời gian thoát trang. Sau đây là một vài phương pháp TM áp dụng với website của mình:
- Sử dụng các tiêu đề, đề mục để làm rõ các phần trong website, blog, v.v
- Sử dụng gạch đầu dòng (bullet points) để giải thích hay đánh dấu những phần quan trọng.
Trải nghiệm của khách hàng rất quan trọng, không chỉ trên kênh website mà còn cả trên nhiều kênh khác, đặc biệt là social media. Cùng TM theo dõi video dưới đây để hiểu rõ hơn quá trình và cách thức tạo nên trải nghiệm khách hàng tuyệt vời như thế nào?
Viết thẻ mô tả (meta descriptions) thu hút cho search users
Các bạn marketers thường không quan tâm đến việc tối ưu phần thẻ mô tả, một phần thuộc tính trong HTML, mô tả ngắn tóm tắt nội dung của website, bài viết hay sản phẩm. Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng thẻ mô tả này để hiện 1 phần nhỏ nội dung website của bạn. Việc tối ưu hóa thẻ mô tả là một phần trong chiến dịch tối ưu hóa SEO cho website của bạn.
Đọc thêm: Search intent: ý định tìm kiếm trong SEO là gì?
Thẻ mô tả chỉ hỗ trợ hiển thị tối đa 155 ký tự. Vì vậy, nếu thẻ mô tả của bạn quá dài sẽ dẫn đến việc tỷ lệ thoát trang cao hơn vì nhiều người dùng sẽ thấy mơ hồ về website.
Việc luyện tập viết và xây dựng thẻ mô tả có nội dung hấp dẫn rất quan trọng để giảm tỷ lệ thoát trang cũng như tăng khả năng tương tác gắn kết của người dùng với website. Vậy làm thế nào để sản xuất được thẻ mô tả có nội dung đủ ngắn gọn, súc tích mà vẫn hấp dẫn?
- Luôn sử dụng từ khóa trong meta descriptions, tuy nhiên từ khóa chỉ nên sử dụng một lần chứ không nên lặp đi lặp lại. Phần nội dung còn lại phải hài hòa với từ khóa và tạo câu từ có ý nghĩa.
- Tránh trùng lặp thẻ mô tả cũng như không nên lấy nội dung bài viết để làm thẻ mô tả, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc Google đánh giá chất lượng bài viết và website.
3. Thời lượng truy cập trung bình website trong một phiên – Average Session Duration
Session Duration là thời gian truy cập của một phiên. Cách tính thời lượng trung bình cho một phiên truy cập theo Google Analytics (tính theo giây) được tính như sau:
Thời lượng phiên trung bình = tổng thời lượng của tất cả các phiên trên trang web / số phiên
Ví dụ:
- Người dùng A dành 45s ở trên web
- Người dùng B dành 255s
- Người dùng C dành 180s
Như vậy, một phiên truy cập của ba người dùng có tổng cộng 480 giây. Khi ta chia tỷ lệ này cho ba khách truy cập, chúng ta sẽ biết rằng họ đã dành trung bình 160 giây trên trang web – hoặc 2,6 phút. Hãy cùng tham khảo con số này ở các ngành hàng sẽ giao động như thế nào qua biểu đồ dưới đây nhé:
Thời lượng trung bình người dùng ở trên website của bạn càng lâu, chứng tỏ rằng họ đang hài lòng với nội dung trang web đó và khả năng tương tác với website này cũng sẽ cao hơn, bất kể hình thức là blog hay sàn thương mại điện tử. Các phương pháp dưới đây có thể giúp bạn trả lời câu hỏi làm thế nào để tăng thời gian trung bình của một phiên truy cập:
Tips #1: Sử dụng video, GIF, hình ảnh bắt mắt và các công cụ tương tác để giữ chân người đọc ở lại lâu hơn.
Video là một trong những hình thức hiệu quả nhất để giữ chân người dùng ở lại trang web và tăng “session duration”, video có thể thu hút người dùng với thời lượng hơn 2 phút cũng như kích thích trí tò mò của họ. Việc đặt vị trí của video cũng khá quan trọng để nó có thể phát huy được hết khả năng. Hãy đặt video ở vị trí bạn muốn người đọc chú ý và dừng lại lâu hơn. Ví dụ: Đặt video ở trang chủ hay landing page sẽ giúp người đọc chú ý đến nút CTA của bạn.
Bên cạnh video, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tăng tương tác như “quiz, multiple questions hay polls” để tăng mức độ tương tác của người dùng với website. Sử dụng và kết hợp các hình thức trên sẽ tăng thời gian trung bình của người dùng trên website cũng như kích thích họ quay trở lại website của bạn nhiều lần hơn.
Tips #2: Luôn cập nhật thông tin trên website của bạn
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, các nội dung sẽ sớm bị lỗi thời và yêu cầu những nhà quản trị web phải liên tục cập nhật thông tin, khiến nội dung website phù hợp với xu thế và hấp dẫn hơn. Việc luôn cập nhật này cũng giúp website xuất hiện trên trang tìm kiếm với vị trí cao hơn và thu hút nhiều traffic hơn.
Tips #3: Thêm internal links khi phù hợp
Để tăng thêm thời lượng trung bình cho một phiên truy cập trên website, bạn có thể cân nhắc về việc cung cấp các link trỏ về các nội dung khác trên website của bạn. Việc tổng hợp và thêm internal links cho các nội dung sẽ dẫn dắt (trigger) người đọc liên tục click vào những content họ đang quan tâm. Tuy nhiên, việc thêm internal links phải thật thông minh và đúng lúc, nếu không việc này có thể gây ra tác dụng ngược, là tăng tỷ lệ bounce rate (nếu content được link không liên quan gì đến content trên web của bạn).
4. Sử dụng chỉ số “new vs returning” để phân tích tương tác người dùng trên website của bạn
Chỉ số “new vs returning” sẽ thể hiện rõ cách tương tác của người dùng lần đầu tiên đến với website của bạn và người dùng đã từng đến và quay lại. Việc phân tích và sử dụng chỉ số này để đo lường sức khỏe của website sẽ giúp bạn có chiến lược tiếp cận người dùng tốt hơn với các loại content có sẵn trên website của mình. Ví dụ nếu doanh nghiệp bạn thấy tiềm năng về tỷ lệ chuyển đổi nhờ vào “returning visitors”, có thể bạn sẽ cần tập trung vào việc xây dựng một hệ thống email marketing để thu hút vào cải thiện chỉ số này.
Tạm kết
Hãy bắt đầu nghiên cứu các phương pháp đo lường mức độ gắn kết của khách hàng với website của bạn dựa vào các chỉ số như Bounce Rate, Average Session Duration hay New vs Returning Visitor ngay hôm nay vì đây là một cách theo dõi sức khỏe cho website của bạn. Tuy nhiên, hãy xác định rõ mục đích website là gì trong phễu chuyển đổi digital marketing để có thể theo dõi và phân tích các chỉ số phù hợp.
Để tìm hiểu sâu hơn về cách tối ưu hóa website và trang bị thêm kiến thức tổng quan về các digital platforms, tham gia khóa học Digital Foundation tại Tomorrow Marketers ngay hôm nay.