Tổng quan về Digital Marketing từ A đến Z

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Cùng với sự thay đổi không ngừng của hành vi người dùng trên các kênh truyền thông, Digital Marketing cũng liên tục cập nhật, phát sinh ra những xu hướng (trend) mới. Thế giới Digital Marketing rộng lớn với muôn hình vạn trạng, khiến nhiều newbie lạc hướng, không hiểu rốt cuộc làm Digital là làm gì? Trong bài viết này, Tomorrow Marketer sẽ giải đáp cho newbie các nội dung kiến thức chính trong bức tranh tổng thể của ngành Digital Marketing! 

1. Digital Marketing là gì? 

“Digital Marketing là sử dụng các kênh, công cụ Digital (kỹ thuật số) để quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng và doanh nghiệp”. Digital Marketing bao gồm cả online marketing (như Facebook, Google, Ad Network…) và offline (SMS, LCD…).

Công việc của một digital marketer ngày nay là:

(1) Thấu hiểu khách hàng và hiểu cách họ sử dụng tài nguyên số như thế nào.

(2) Đặt ra mục tiêu kinh doanh trong sự liên quan mật thiết tới digital.

(3) Luôn tìm cách áp dụng các công cụ và chiến thuật digital marketing khác nhau một cách tốt nhất.

2. Digital Marketing khác Marketing truyền thống ở những điểm nào? 

Đặc điểmMarketing truyền thốngDigital Marketing 
Phương thứcSử dụng các phương tiện truyền thông đại chúngSử dụng internet và các thiết bị số hoá
Không gian, thời gian Giới hạn trong khu vực của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổKhông bị giới hạn, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi
Khách hàng Không có đối tượng khách hàng cụ thểChọn được đối tượng khách hàng cần tiếp cận
Tương tác với khách hàng Phải mất một thời gian khá dài để khách hàng tiếp cận được thông tin và phản hồiTiếp cận thông tin nhanh chóng, khách hàng có thể phản hồi ngay lập tức
Chi phíChi phí cao, chỉ dùng được một lầnChi phí thấp, ngân sách ít vẫn có thể thực hiện được và dễ dàng kiểm soát được chi phí quảng cáo
Lưu trữ thông tin Khó lưu trữ thông tin khách hàngDễ lưu trữ được thông tin của khách hàng để phục cho cho những chiến dịch chăm sóc khách hàng về sau

3. Phân loại nhóm kênh trên Digital 

Hiểu cách phân loại nhóm kênh trong Digital Marketing, nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng kênh sẽ giúp marketers xây dựng channel mapping phù hợp, tránh tình trạng làm mọi thứ “theo cảm quan”, không có lộ trình, mục đích cụ thể. Các kênh truyền thông trong Digital được chia thành ba loại chính dưới đây: 

Owned Media 

Owned media bao gồm các kênh do chính thương hiệu sở hữu, không yêu cầu chi phí khi đăng tải nội dung. Với owned media, thương hiệu kiểm soát hoàn toàn đường lối branding, các loại nội dung đăng tải, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin mà không chịu bất cứ ràng buộc nào. Một số ví dụ của owned media bao gồm website, fanpage, instagram account hay mobile app của tổ chức.

Paid Media 

Paid media là các kênh mà tổ chức cần phải trả phí nếu muốn đăng tải nội dung của mình như báo chí, banner quảng cáo trên google/social platforms,… Với khả năng “phủ sóng” cao, paid media là công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và thu được sự chú ý ngay lập tức. Tuy nhiên, chi phí cho paid media thường khá đắt đỏ, trong nhiều trường hợp còn gây phiền nhiễu cho người nhận. So với owned media, việc đăng tải nội dung trên paid media thường chịu kiểm soát từ nhiều bên hơn. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh trên paid media cũng đang ngày một tăng cao với sự gia nhập của những “đại gia” không tiếc tiền chi cho quảng cáo.

Earned Media 

Earned media là những kênh hỗ trợ những thảo luận, phản hồi về thương hiệu được lan tỏa tự nhiên, thường là kết quả của những nỗ lực mà marketers tạo ra trên paid và owned media. Mạng xã hội và các nền tảng nội dung có khả năng tương tác là những kênh quan trọng thuộc earned media. Trên các nền tảng này, người dùng được phép tương tác (like, share, comment), bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc, tạo nên các cuộc thảo luận.

Đọc thêm: Phân biệt owned media, paid media, earned media

Ví dụ cách kết hợp Paid, Owned, Earned của PNJ trong chiến dịch truyền thông “Trao nhau khoảnh khắc – Ghi dấu một đời” 

Giai đoạn 1: Awareness

Để tạo độ nhận biết về chủ đề cầu hôn, PNJ đã lựa chọn kênh truyền thông như sau: 

  • Paid media: Kết hợp cùng Zing News triển khai những tuyến bài mang tính educate xoay quanh nguồn gốc của hành động cầu hôn, ý nghĩa và những bài viết đặt vấn đề về sự cần thiết của hành động cầu hôn trong văn hoá người Việt. 
  • Owned media: Brand Team đăng tải những bài đăng social outreach (tuyến nội dung gắn kết khách hàng và gia tăng nhận diện thương hiệu) để lan tỏa nội dung thảo luận, thu hút sự chú ý của cộng đồng trên mạng xã hội. 

Tuyến nội dung về chủ đề cầu hôn được PNJ thực hiện trên ZingNews

Giai đoạn 2: Engagement 

Ở giai đoạn này, PNJ đã kết hợp cả 3 kênh Paid, Owned, Earned media để lan tỏa mạnh mẽ giá trị và ý nghĩa cầu hôn là khoảnh khắc ghi dấu một đời, cụ thể: 

  • Paid media: Kết hợp cùng KOL gia đình Cam Cam và cặp đôi Lính Chì chia sẻ khoảnh khắc ghi dấu một đời. 
  • Owned media: Ngoài tuyến nội dung social outreach trên social platform, PNJ còn sản xuất phim ngắn mang tên “Trao nhau khoảnh khắc, ghi dấu một đời”. 
  • Earned media: Phát động social contest “Chia sẻ khoảnh khắc, Ghi dấu một đời” với sự tham gia của hàng trăm cặp đôi. 

Phim ngắn: “Trao nhau khoảnh khắc – Ghi dấu một đời” 

Giai đoạn 3: Amplify

Để kêu gọi hành động, ở giai đoạn này PNJ đã kết hợp hai kênh Paid và Owned media: 

  • Paid media: Hợp tác với nam ca sĩ Đức Phúc và nhóm nhạc 911 thực hiện MV ca nhạc “Em đồng ý”. 
  • Owned media: Valentine show “Em đồng ý” tại Aeon Mall Hà Đông thu hút hơn 1.000 khán giả trực tiếp với nhiều video quay lại buổi diễn được viral trên các trang mạng xã hội, tạo nên sự quan tâm trong cộng đồng sau sự kiện.

Valentine Show “Em đồng ý” hợp tác cùng Đức Phúc và 911 tại Aeon Mall 

4. Các loại hình Digital Marketing phổ biến 

Search Engine optimization (SEO)

SEO (Search Engine Optimization) là những hoạt động tối ưu hóa nhằm giúp các nội dung trên website đạt được thứ hạng hiển thị cao trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic results) của các công cụ tìm kiếm. 

SEO được cấu thành từ 3 yếu tố chính: 

  • On-page SEO: Tối ưu các yếu tố trên website như title tags, URL, meta descriptions, thẻ alt hình ảnh, từ khóa,… theo chuẩn SEO nhằm giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu các nội dung một cách nhanh chóng.  
  • Off-page SEO: Tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website, như xây dựng liên kết (Link Building), tối ưu Google My Business, marketing trên các kênh Social Media,… giúp kéo traffic về website và cải thiện thứ hạng.
  • Technical SEO: Tập trung vào việc tối ưu các yếu tố giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, lập chỉ mục và xếp hạng nội dung hiệu quả hơn như: tăng tốc độ tải trang, tăng tính thân thiện với thiết bị di động, cải thiện tính bảo mật,…

Pay Per Click (PPC)

PPC (Pay-Per-Click) là một mô hình tiếp thị trên internet, trong đó các nhà quảng cáo phải trả một khoản phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp. Giá bạn trả cho mỗi nhấp chuột thường dựa vào giá thầu của bạn cho quảng cáo cụ thể đó. Ví dụ về nơi bạn sẽ thấy quảng cáo PPC bao gồm công cụ tìm kiếm (Google, Bing, v.v …), quảng cáo qua banner, mạng xã hội (Twitter, LinkedIn, Facebook).

Social Media Marketing

Social Media Marketing là việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thúc đẩy lượng truy cập website và tăng doanh số bán hàng. Cụ thể, Social Media Marketing bao gồm việc tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với những người theo dõi, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên social media. 

Trên thực tế, social media không chỉ bao gồm các kênh mạng xã hội (Facebook, TikTok, Thread) hay mạng chia sẻ phương tiện truyền thông (Instagram, Facebook). Social Media bao gồm cả các diễn đàn thảo luận (Reddit, Quora), hay các mạng lưới quản lý nội dung (Pinterest, Flipboard). Gần như Social Media Marketing sẽ xuất hiện trên mọi “mặt trận” mới để thúc đẩy nhận diện thương trên các nền tảng đó.

Mobile Marketing 

Mobile marketing là một chiến lược digital marketing nhắm đến đối tượng khách hàng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng, thông qua website, email, SMS, social media và các ứng dụng. 

Bạn có thể thử nghiệm các chiến dịch Mobile Marketing để tìm ra phương thức hiệu quả nhất với doanh nghiệp. Mobile marketing cũng có đa dạng phương thức, như đại biểu gồm:

  • App-based marketing: Quảng cáo xuất hiện trong các ứng dụng di động. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Google Admob và Facebook để tạo các loại hình quảng này.
  • In-game mobile marketing: Các quảng cáo xuất hiện trong lúc người dùng chơi game trên các thiết bị di động. Các quảng cáo này có thể ở dạng banner pop-up, toàn màn hình hoặc thậm chí là video trên màn hình loading.
  • QR codes: Các mã QR gắn trên bào bì sản phẩm dẫn khách hàng tới một trang web khác
  • Mobile search ads: Các quảng cáo trên Google được xây dựng, thường mở rộng thêm số điện thoại (click-to-call) hoặc chỉ đường.

Email Marketing

Đây là hình thức marketing nhằm nuôi dưỡng quan hệ tín nhiệm với khách hàng tiềm năng thông qua email cá nhân của họ. Vì vậy, email marketing thường được sử dụng trong các ngành giáo dục, công nghệ, thương mại điện tử… 

5. Xu hướng Digital Marketing trong năm 2024 – 2025 

Digital Marketing là lĩnh vực thay đổi một cách liên tục và nhanh chóng bởi tác động của công nghệ, bối cảnh thị trường và hành vi người tiêu dùng. Do đó, để không bị “bỏ lại phía sau”, digital marketers sẽ luôn phải chủ động quan sát, lắng nghe thị trường để cập nhật những xu hướng mới nhất. Cùng TM cũng điểm qua 6 xu hướng Digital Marketing trong năm 2024 – 2025 dưới đây: 

Ứng dụng AI vào hoạt động Digital Marketing 

Theo khảo sát của HubSpot năm 2023, 90% marketers đồng ý công cụ AI giúp họ hoàn thành các tác vụ thủ công một cách nhanh chóng và hiệu quả. AI có thể hỗ trợ marketers sáng tạo nội dung từ lên outline, viết bài đến sản xuất hình ảnh và video với tốc độ nhanh chóng. Bên cạnh đó, AI còn giúp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trên Google và mạng xã hội như tự động cải tiến từ khóa, tiêu đề và ngân sách. 

Sự bùng nổ của AI đã thúc đẩy khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây cần đòi hỏi nhiều bước xử lý của con người, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực. 

Google bổ sung thêm một chữ E (Experience) vào nguyên tắc E-A-T trước đó 

Tính tới năm 2024, có tới hơn 60% nội dung trên mạng được tạo ra bởi AI. Để chống lại những nội dung AI kém chất lượng, Google đã bổ sung yếu tố trải nghiệm thực (first-hand experience) vào tiêu chí xếp hạng kết quả tìm kiếm. Để tối ưu yếu tố ưu SEO theo chuẩn công thức mới E–E-A-T của Google, bạn cần lưu ý thêm các điểm sau:

  • Tạo một trang riêng cho về hồ sơ cá nhân của tác giả, gồm các thông tin về kinh nghiệm, chuyên môn, và hình ảnh liên quan tới chủ đề bài viết. Ví dụ, khi cần tối ưu SEO cho 1 trang blog về bảo hiểm, Digital Marketers cần tạo thêm một trang hồ sơ cho tác giả gồm các hoạt động và chuyên môn liên quan tới lĩnh vực này.
  • Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá/bình luận: Khách hàng thường xuyên tương tác và chia sẻ bài viết ghi điểm E-E-A-T tốt hơn với Google. Để làm vậy, bài viết phải có các CTA phù hợp, khuyến khích họ để lại bình luận hoặc chia sẻ lên các trang mạng xã hội. 
  • Bổ sung các nội dung/hình ảnh về trải nghiệm cá nhân, các yếu tố phía sau hội trường: Bổ sung vào XML Schema của website một số từ khóa như “trải nghiệm cá nhân”, “góc nhìn cá nhân” giúp Google dễ nhận diện được tính độc nhất trải nghiệm trong nội dung bài viết hơn.

Tìm kiếm bằng hình ảnh sẽ trở nên phổ biến 

Thống kê cho thấy có hơn 12 triệu lượt tìm kiếm bằng hình ảnh trên Google Lens mỗi tháng. Thông thường, những người tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh đã có sẵn ý định mua hàng từ trước. Vì vậy, việc tối ưu hình ảnh để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm (SEO hình ảnh) là một trong những việc không thể bỏ qua. Một số điểm cần thêm checklists SEO cho sản phẩm mà marketer nên lưu tâm gồm:

  • Đảm bảo hình ảnh sản phẩm có độ phân giải cao
  • Đặt tên cho tệp ảnh mang tính mô tả sản phẩm, ví dụ như “tui-da-mau-den.jpg”, thay vì “IMG5092.jpg”
  • Bổ sung từ khóa liên quan trong thuộc tính alt của ảnh
  • Sử dụng Google’s Cloud Vision API để kiểm tra liệu các công cụ tìm kiếm có nhận diện được sản phẩm trong ảnh.

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có cùng giá trị với mình 

Càng ngày, người tiêu dùng càng quan tâm tới các giá trị mà thương hiệu đóng góp cho xã hội. Khảo sát cho thấy hơn 80% người dùng sẽ lựa chọn thương hiệu có chia sẻ cùng các giá trị xã hội với mình. Các chiến dịch marketing hay digital có gắn liền các giá trị xã hội cũng giúp thương hiệu tiếp cận được lượng lớn người tiêu dùng hơn, và là một điểm cộng “tình cảm” để người tiêu dùng ưu tiên thương hiệu này so với các đối thủ cạnh tranh.

Các thương hiệu có thể hướng tới các giá trị như:

  • Bảo vệ môi trường
  • Hỗ trợ khôi phục từ thảm họa
  • Hỗ trợ đồng bào khó khăn

Video là định dạng nội dung chiếm ưu thế 

Live Video và Short-form video vẫn làm trong top 2 loại content được ưa chuộng nhất trên Social Media, đặc biệt là TikTok. Hầu hết người dùng cũng chỉ đủ kiên nhẫn để nghe về sản phẩm khoảng trong khoảng từ 30 giây tới 1 phút. Vì vậy, Digital Marketers ngày nay đều cần biết cách tối ưu video để đạt được độ reach cao nhất.

Lấy TikTok làm ví dụ, Digital Marketers cần lưu ý:

  • Quay video gần gũi với video người dùng (UGC)
  • Sớm truyền tải thông điệp của bạn
  • Hợp tác với TikTok Creators

Mua sắm trên mạng xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng 

Xu hướng người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm và thương hiệu thông qua các kênh mạng xã hội không còn mới. Tiêu đề video, hashtag, hay chữ trong video đều góp phần vào tăng hạng cho video của thương hiệu trong kết quả tìm kiếm. Chính vì vậy, kỹ năng làm được viral content đã trở thành thiết yếu cho những phiên “chạy số” thành công.

Tạm kết

Digital Marketing, với đặc điểm có thể đo lường (measurable), có thể nhắm mục tiêu (targetable) và có thể tối ưu (optimize-able) là công cụ tối ưu nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với lượng lớn khách hàng. Trước nhịp phát triển liên tục của Digital Marketing, nếu không nắm được các khái niệm căn bản, Digital Marketers khó có thể vận dụng “hợp tình hợp lý” các công cụ để tạo ra một chiến lược tốt. Đi sâu hơn vào thế giới digital, mỗi nền tảng hay nhóm kênh đều có những đặc thù riêng, đòi hỏi thương hiệu cần có sự vận dụng linh hoạt vào từng thời điểm mới mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn mong muốn hiểu rõ bản chất của từng nền tảng, và vận dụng để lập được một Digital Plan hoàn chỉnh, hãy tham khảo khóa học Digital Foundation nhé!