Tomorrow Marketers – Webinar tiếp theo được đồng tổ chức bởi Tomorrow Marketers và Nielsen Vietnam chính là webinar về các mẹo, những điều cần lưu ý dành cho vòng thứ 2 của cuộc thi Nielsen Case Competition – cuộc thi về phân tích dữ liệu lớn nhất dành cho các bạn sinh viên.
Trước khi bắt tay vào tham gia vòng tiếp theo, hãy cùng Tomorrow Marketers điểm lại một vài điều cần lưu ý cho vòng 2 và nhận xét bài làm trong vòng 1. Đồng thời, webinar còn có sự xuất hiện của các anh chị quản lý cấp cao của Nielsen Vietnam.
Một vài mẹo thi Nielsen Competition
1. Đặt câu hỏi đúng – Asking the right questions
Hãy đặt ra vấn đề bằng cách tự hỏi những câu sau:
- Tôi là ai: Tôi đang được đặt trong một tình huống như thế nào? Với tình huống như vậy thì vai trò và nhiệm vụ của tôi là gì?
→ Ví dụ: Nếu tôi là consultant thì tôi phải tư vấn cho khách hàng như thế nào?
- Tình huống kinh doanh hiện tại đang như thế nào?
- Xác định vấn đề của công ty: Đối tượng của tôi là ai? Họ đang như thế nào? Họ muốn xem và nghe gì? Họ mong đợi nhận được gì sau cuộc thảo luận?
Sau khi đã xác định “Tôi là ai, có cái gì” và “Khách hàng cần cái gì”, ta có thể sử dụng framework 2W1H2W (What/Why/How/When/Who) + 1 extra W (what’s next) để đặt các câu hỏi nhằm xác định giải pháp cho vấn đề của khách hàng.
- What: Tôi cần phải trả lời cái gì, bằng cái gì?
- Why: Tại sao lại ra giải pháp như vậy? → Rationale
- How: Làm như thế nào để thực thi giải pháp đó?
- When/ Who: Kế hoạch thực thi – Khi nào làm và ai là người làm
- 1 Extra W: Sau đó là cái gì? – Đây chính là yếu tố gây bất ngờ trong bài làm
2. Trình bày theo mô hình KISS – Keep it Short & Sharp và hướng về khán giả
Đưa người cần thuyết phục qua 3 bước:
- Lắng nghe: Khiến khán giả lắng nghe mình bằng cách cho phép khán giả Đọc, Nghe và Xem những gì họ mong đợi
- Thấu cảm: Đảm bảo rằng khán giả hiểu câu chuyện, thông qua lập luận rõ ràng với sự hỗ trợ của dữ kiện và số liệu chắc chắn
- Đồng ý: Hãy đưa ra một đề xuất mang tính thực tế, với tính khả thi rõ ràng và quy mô hiệu quả hợp lý. Xây dựng niềm tin ở người nghe bằng kỹ năng chuyên môn và tầm nhìn.
3. Xây dựng một mạch truyện mạch lạc
Khi làm bài và phân tích dữ liệu, hãy xác định xem những con số đó thể hiện câu chuyện gì và đem lại insight gì hữu ích cho khách hàng.
Bạn cần đọc kỹ thông tin đề bài đã cho và ghi lại những phát hiện cho từng phần để sau này có thể xây dựng một mạch truyện được kết nối chặt chẽ và liên quan đến vấn đề của khách hàng.
Ngoài ra, một cái tên nhóm thú vị sẽ có thể giúp giám khảo nhớ tới câu chuyện của bạn hơn.
4. Desk Research (Nghiên cứu thứ cấp)
Như đã chia sẻ trong webinar trước, chị Thương chỉ ra rằng phần nghiên cứu thứ cấp tuy không nằm trong yêu cầu đề bài, nhưng sẽ là một wow factor khiến bài làm của bạn nổi bật hơn trong mắt giám khảo.
Desk research cho người chấm thấy được nỗ lực của đội bạn và khiến bạn khác biệt so với những đội thi khác. Nguồn tìm thông tin phải là nguồn đáng tin cậy.
Lưu ý rằng thông tin trong một slide không nên lấy từ nhiều nguồn khác nhau, dễ gây ra sự không nhất quán.
5. Tính nhất quán
Tính nhất quán ở đây không chỉ là về nội dung mà còn về hình ảnh.
- Hình ảnh: Phông chữ, kích thước, màu sắc phải đồng nhất, dễ nhìn
- Nội dung: Số liệu, kết luận và đề xuất phải liên kết và liên quan với nhau.
6. Đề xuất đáp ứng tiêu chí SMART
SMART – viết tắt cho Specific, Measurable, Actionable, Relevant, Timebound.
Khi đưa ra đề xuất cho khách hàng, hãy áp dụng mô hình SMART, giúp đề xuất gắn kết hơn với phần kết luận và vấn đề kinh doanh của khách hàng.
Hãy nhớ đặt mức độ ưu tiên và chọn các đề xuất có tính khả thi và ý nghĩa nhất.
Những lỗi sai thường gặp trong vòng sau
- Luồng câu chuyện không kết nối: Đừng chỉ trả lời theo câu hỏi được cho, mà hãy liên kết chúng thành một câu chuyện xuyên suốt.
- Chỉ mô tả những gì có trên slide thay vì chỉ ra thông điệp chính rút ra được
- Hình ảnh dày đặc và không nhất quán
- Các đề xuất mang tính lý thuyết và chung chung, không liên quan đến vấn đề kinh doanh
- Bài thuyết trình không thể thể hiện đầy đủ ý tưởng/ kết luận trên các slide
Chuẩn bị cho cuộc thi NCC
Qua buổi Webinar, chắn hẳn bạn đã có một cái nhìn tổng quan về những điều cần lưu ý trong bài thi, cũng như một vài lỗi sai các bạn thí sinh hay mắc phải ở vòng đầu tiên. Nielsen Case Competition là một cuộc thi hứa hẹn nhiều thử thách và đòi hỏi các đội thi phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là trang bị cho mình kỹ năng phân tích số liệu logic và khoa học. Tuy nhiên, nếu đã chinh phục được NCC, bạn sẽ có cơ hội giành được suất thực tập tại Nielsen Vietnam – một cơ hội phát triển bản thân tuyệt vời trong tương lai.
Để sẵn sàng đương đầu với cuộc thi và ứng dụng thành thạo dữ liệu vào công việc sau này, hãy tham gia khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketers: “Phân tích số liệu cho quyết định chiến lược” được TM thiết kế phối hợp cùng các giảng viên là giám đốc, quản lý cấp cao tại Nielsen và các tập đoàn danh tiếng, giúp các bạn bắt tay vào làm việc với dữ liệu trên các mảng Sales , Customer Usage & Attitude, Product evaluation và Digital Performance Data nhé.