Tomorrow Marketers – Hào hứng với các cuộc thi nhưng đến khi bắt tay vào làm thì các bạn sinh viên mới cảm thấy mơ hồ và không biết phải bắt đầu từ đâu. “Bơi” giữa biển thuật ngữ và lí thuyết khô khan, bạn lại càng thêm bối rối. Chướng ngại lớn nhất ở các vòng loại chính là “Insight” hay “Consumer Insight”. Một khái niệm nhiều người biết đến những không phải ai cũng biết cách thức để tìm ra. Để vượt qua chướng ngại này bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng và vận dụng chúng thật nhuần nhuyễn.
Sau đây là 4 bước thần kì hóa giải bài toán “Insight” bằng kiến thức nền tảng và tư duy Marketing, cùng TM tìm hiểu bạn nhé.
Bước 1: “Đọc hiểu” bài toán kinh doanh:
Trước khi bắt tay vào tìm lời giải cho bất cứ bài toán nào, bạn phải “đọc hiểu” đề bài trước đã. “Đọc hiểu” những gì?
Đầu tiên là hiểu tổng quan thương hiệu, sau đó là ngành hàng, đối thủ bằng cách đọc thật kĩ đề bài và bắt tay vào tìm kiếm từ nhiều nguồn. Việc này sẽ giúp bạn định hướng Insight chuẩn xác nhất, và dù có đào bới sâu cỡ nào thì vẫn đảm bảo Insight ấy luôn phù hợp với tính cách và định vị của thương hiệu.
Ví dụ như Lipton, thương hiệu trà túi lọc nên vì thế insight dù mới hay cũ thì ngôn ngữ sử dụng nên có các từ như “ngâm” “ấm” “sôi” và người làm thương hiệu luôn luôn phải ghi nhớ đặc tính của trà là cảm giác sảng khoái tươi mới (refresh), khác hoàn toàn với sự tỉnh táo mạnh mẽ như cafe.
Bước 2: Lựa chọn đối tượng mục tiêu:
Đây là bước tiên quyết trước khi bắt tay vào tìm kiếm giải pháp cho một casestudy hay bất cứ đề thi nào. Bằng việc phân chia đối tượng mà đề bài đưa ra thành các nhóm nhỏ và lựa chọn cho mình một nhóm tiềm năng nhất. Bạn sẽ có được hướng đi cụ thể và rõ ràng hơn xuyên suốt các bước sau này.
Thử hình dung xem, ngay trong lớp học của bạn, với 50 sinh viên, 50 tính cách, các nhóm sở thích, đặc tính khác nhau. Một sản phẩm kem dưỡng ẩm không thể bán cho nhóm bị mụn và da dầu được, tương tự với một sản phẩm kiểm soát nhờn đối với nhóm bạn bị khô da.
Để biết nhóm đối tượng của mình đã thực sự “lí tưởng” hay chưa, bạn có thể tự trả lời một vài câu hỏi sau:
– Nhóm đối tượng đã đủ lớn hay chưa?
– Truyền thông có thể thay đổi hành vi của nhóm đố tượng này hay không?
– Nhóm đối tượng này có khả năng ảnh hưởng đến các nhóm khác trong phân khúc khách hàng đề bài cho hay không?
Bước 3: Market research
Một insight luôn xuất phát từ những con số cụ thể, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc. Để thực hiện được việc này, kiến thức nền tảng là vũ khí vô cùng hữu hiệu. Vậy áp dụng kiến thức nghiên cứu thị trường vào cuộc thi như thế nào?
Dưới đây là một vài chỉ dẫn các bạn có thể áp dụng để có được những số liệu hữu ích nhất:
1. Observe:
In-depth interview với đối tượng mục tiêu để thu về những quan sát về cảm nhận và quan điểm của đối tượng với vấn đề được đưa ra. Với những dữ liệu thu được, tiếp tục phân tích, chọn lọc ra các nhận định bản thân thấy đúng.
2. Confirm:
Thực hiện khảo sát trên số lượng lớn, phân tích những số liệu thu được để kiểm chứng, chọn ra khía cạnh thuyết phục nhất.
3. Dig deeper:
Cuối cùng thực hiện in-depth interview để đào sâu, chạm đến những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong của đối tượng.
Và nên nhớ, bất cứ khi nào cảm thấy băn khoăn về insight hãy thực hiện khảo sát lần nữa. Chỉ có liên tục kiểm chứng bạn mới có thể có được một insight thuyết phục và xác đáng nhất.
Bước 4: Khai phá insight
Ai cũng biết Consumer Insight là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong người tiêu dùng. Insight khác Fact và truth. Tuy nhiên, áp dụng các kiến thức đã biết để khám phá insight đúng, đơn giản mà sâu sắc, đặc biệt là trong các cuộc thi là điều không hề dễ.
Với những số liệu mà việc nghiên cứu thị trường đem lại, bạn cần thêm một công đoạn nữa đó là tổng hợp và gọi dũa để có được một insight thực sự đắt giá.
1. Collect
Thu gom lại những thông tin bạn đã có, phân loại và viết chúng ra những mẩu giấy khác nhau. (đừng bỏ đi bất cứ chi tiết nào, bởi một chi tiết rất bình thường cũng có thể hé lộ những sự thật sâu sắc.)
2. Connect & Dig Deeper
Tập trung để tìm ra những mối liên hệ và kết nối những thông tin liên quan tới nhau bằng cách xếp những mẩu giấy tương ứng cạnh nhau.
Với mỗi “cụm” thông tin lớn, hãy tiếp tục “đào sâu” hơn nữa. Bằng cách liên tục đặt câu hỏi “Vì sao”, bạn sẽ dần dần chạm tới được “phần chìm” của vấn đề.
3. Crafting.
Công việc của bạn bây giờ sẽ là lựa chọn những dữ liệu quan trọng, sắp xếp chúng và diễn đạt lại thành một câu hoàn chỉnh. Việc này đòi hỏi một chút cảm hứng, vậy nên hãy giữ cho mình một tâm trạng phù hợp nhé!
Bên cạnh tìm kiếm insight, còn có vô số những phần việc khác một marketer cần đảm nhận, từ xác định mục tiêu marketing, nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu cho tới lên kế hoạch truyền thông marketing hoàn chỉnh. 10 buổi học trong khóa Marketing Foundation sẽ giúp bạn trang bị kiến thức marketing nền tảng và rèn luyện tư duy giải quyết bài toán kinh doanh thực tế, dưới sự giảng dạy và hỗ trợ từ đội ngũ trainer làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia.