Tomorrow Marketers – Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của các nhà lãnh đạo, từ cấp CEO, Manager cho tới các chức vụ nhỏ hơn như leader. Đây là một công việc khó khăn, chứa đầy rủi ro. Chỉ một quyết định sai lầm có thể gây thiệt hại lớn tới cả quá trình kinh doanh.
Khi người ra quyết định bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, rủi ro dẫn đến các quyết định sai lầm là rất lớn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra 6 cái bẫy tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của con người. Cùng TM tìm hiểu 6 cái bẫy tâm lý phổ biến và tìm hiểu cách các doanh nghiệp khắc phục những cái bẫy này nhờ phân tích dữ liệu như thế nào nhé!
1. The Anchoring Trap (Bẫy mỏ neo)
Đầu tiên, hãy trả lời 2 câu hỏi dưới đây:
- Dân số Thổ Nhĩ Kỳ có lớn hơn 35 triệu người không?
- Ước tính dân số Thổ Nhĩ Kỳ có bao nhiêu người?
Trong đa số trường hợp, con số 35 triệu người ở câu hỏi đầu tiên đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của những người được hỏi về câu hỏi thứ 2. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm về dạng câu hỏi này trong nhiều năm, một nửa người được hỏi câu số 1 với con số 35 triệu, nửa còn lại được hỏi với con số 100 triệu. Câu trả lời thu về được cho thấy, nhóm người được hỏi với con số 100 triệu có dự đoán cao hơn hẳn so với nhóm được hỏi với số 35 triệu. Thí nghiệm đơn giản này cho thấy ảnh hưởng “cái bẫy mỏ neo” ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và ra quyết định của mọi người như thế nào.
Bẫy mỏ neo là xu hướng tâm lý khiến con người bị ảnh hưởng bởi những dữ kiện, con số đã được neo vào suy nghĩ đầu tiên. Cái bẫy này thường xuyên hiện rất nhiều trong cuộc sống, nhưng lại rất khó để nhận ra. Chúng có thể xuất hiện một cách vô thưởng vô phạt như: nhận xét bâng quơ của đồng nghiệp, thống kê trên một tờ báo, định kiến về màu da, màu tóc,… Trong kinh doanh, những cái bẫy phổ biến thường là một sự kiện, xu hướng trong quá khứ.
Đọc thêm: Ứng dụng của hiệu ứng mỏ neo trong Marketing
Ví dụ, bạn định mua quà sinh nhật cho mẹ với ngân sách là 1 triệu đồng. Khi bạn ghé một cửa hàng quà tặng, bạn thấy một chiếc váy mà bạn biết chắc chắn mẹ sẽ thích, nhưng không thể mua vì nó có giá 2 triệu, quá đắt với bạn. Bạn chuyển sang một cửa hàng khác và thấy một chiếc váy tương tự mà chỉ có giá 1,5 triệu, bạn quyết định mua dù lố ngân sách.
Trong trường hợp này, chiếc váy 2 triệu đã trở thành mỏ neo trong tâm trí bạn. Nếu bạn không gặp phải chiếc váy ban đầu, có lẽ bạn sẽ không mua chiếc váy thứ 2 mà có thể tìm đến những món quà khác trong mức ngân sách ban đầu.
Khóa học Consumer Psychology for Brand Strategy trang bị kiến thức chuyên sâu về tâm lý học hành vi để làm mới chiến lược thương hiệu, chinh phục tâm trí và điều hướng hành vi người tiêu dùng. Phát triển thương hiệu vốn là một quá trình không hề dễ dàng, bắt đầu từ ngay hôm nay với khóa học Consumer Psychology For Brand Strategy
2. The Status-Quo Trap (Bẫy quen thuộc)
Bẫy quen thuộc là xu hướng tâm lý khi mà con người ngại thay đổi, sợ rủi ro, không muốn thực hiện các hành động mới, dẫn đến các quyết định chậm chạp, đôi khi là bỏ lỡ cơ hội chớp nhoáng. Giả sử bạn là con cháu của một nhà tài phiệt giàu có, bạn được thừa kế số cổ phiếu mà bạn biết nếu như bạn không phải con cháu nhà này, bạn có làm cả đời cũng không có được. Bạn nhận được những lời mời gọi đầu tư hoặc bán lại số cổ phiếu đó, nhưng bạn không bán. Đó là bởi vì bạn ngại sự mạo hiểm và thay đổi. Việc đầu tư, mua bán cổ phiếu có thể gây ra những khoản thua lỗ, nhưng nếu giữ nguyên đống cổ phiếu được thừa kế, bạn vẫn có thể nhận cổ tức cả đời không hết mà vẫn thoải mái chi tiêu.
Các thí nghiệm khác đã chỉ ra rằng khi bạn càng có được nhiều sự lựa chọn, thì bạn càng có xu hướng không biết lựa chọn ra sao, không muốn thay đổi tình trạng hiện tại. Trong kinh doanh, nơi mà các quyết định sai lầm có xu hướng bị trừng phạt nặng hơn nhiều so với tội không làm gì, thì bẫy quen thuộc có một sức hút đặc biệt mạnh mẽ. Cả các nhà lãnh đạo và nhân viên đều dễ dàng rơi vào cái bẫy này, họ thà không làm gì, còn hơn là mạo hiểm làm để bị phạt nếu chẳng may không thành công.
Tuy nhiên về lâu dài, sự ì ạch, ngại thay đổi này khiến bộ máy công ty nhanh chóng trở nên già cỗi, mọi thứ đã trở thành lối mòn. Khi thị trường, môi trường kinh doanh có sự thay đổi lớn, việc thay đổi lối làm việc và ra quyết định này trở nên ngày càng khó khăn. Doanh nghiệp có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội bứt phá và mắc kẹt với tình hình kinh doanh hiện tại.
3. The Sunk-Cost Trap (Bẫy chi phí chìm):
The Sunk-Cost Trap (Bẫy chi phí chìm) là hiện tượng tâm lý khi con người có xu hướng khăng khăng thực hiện một hoạt động đến cùng một cách vô lý, cho dù nó không còn đáp ứng những mong đợi của họ, hoặc không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại nữa. Giải thích cho việc con người không thể giải phóng bản thân khỏi những quyết định trong quá khứ, các nhà khoa học cho rằng, đa phần là bởi họ không muốn thừa nhận sai lầm của chính mình. Đặc biệt trong môi trường công sở, môi trường kinh doanh, những quyết định sai lầm thường sẽ được đề cập công khai trong các cuộc họp, văn bản.
Ví dụ, A là leader team Marketing của một công ty. Trong quá khứ, A đã gặp ứng viên B rất phù hợp và tiềm năng trong quá trình tuyển dụng. Bất chấp những cảnh báo của HR về một vài “red flags” của người này, A tin rằng mình có thể giúp B thay đổi, phát triển trong team và quyết định tuyển dụng B. Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần, A thực sự nhận ra rằng mình đã tuyển sai người và những cảnh báo của HR đã đúng. Cái khó ở chỗ nếu A quyết định sa thải B, A đã ngầm thừa nhận sai lầm này với HR và sếp của mình. Về mặt tâm lý, có vẻ sẽ tốt hơn nếu A để B tiếp tục làm việc cho đến khi B tự xin nghỉ, dù A thừa biết rằng càng giữ B ở lại lâu, người đó sẽ càng trở thành gánh nặng cho mình.
Các quyết định trong quá khứ gây ra việc tuyển nhầm người trong ví dụ này được các nhà kinh tế học gọi là “chi phí chìm”. Về mặt lý trí, bạn biết rằng các quyết định trong quá khứ đó không còn liên quan tới hiện tại vì công ty, vị trí công việc đã thay đổi, bạn cũng trưởng thành hơn, nhưng chúng vẫn luôn ở trong tâm trí, khiến bạn luôn lưỡng lự để đưa ra quyết định tuyển dụng vị trí tương tự như vậy.
Đôi khi văn hóa doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến mọi người mắc bẫy chi phí chìm. Nếu các hình phạt cho việc đưa ra một quyết định sai lầm quá nghiêm khắc, các nhà quản lý sẽ có xu hướng chần chừ đưa ra quyết định thừa nhận, sửa lỗi — với sự hy vọng không có căn cứ rằng bằng cách nào đó họ sẽ có thể biến chúng thành công.
Chúng ta nên hiểu rằng, trong một thế giới có quá nhiều sự biến động, luôn xảy ra các sự kiện bất ngờ, những quyết định tốt cũng có thể dẫn đến kết quả tệ. Vậy nên thừa nhận những quyết định sai lầm trong quá khứ, đưa ra phương án giải quyết và tìm ra bài học càng sớm, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định tốt hơn trong tương lai.
4. The Confirming-Evidence Trap (Bẫy thiên kiến xác nhận):
Bẫy thiên kiến xác nhận là xu hướng tâm lý khi con người tìm kiếm các thông tin khẳng định cho những suy nghĩ, niềm tin sẵn có của mình một cách thiên vị, đồng thời bỏ qua và đánh giá thấp những thông tin khiến chúng ta nghi ngờ niềm tin vốn có của mình.
Ví dụ: Bạn sở hữu một nhà máy sản xuất khá thành công và đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nhận thấy tình hình thị trường đang biến động khó lường, xăng, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng giá. Đồng thời, dịch COVID-19 vẫn đang chực chờ bùng phát trở lại, bạn lo ngại các quốc gia lại đóng cửa biên giới hàng loạt khiến việc xuất khẩu trở nên khó khăn, trong khi xuất khẩu là nguồn tiêu thụ chính các sản phẩm. Vậy nên bạn cân nhắc việc tạm ngưng kế hoạch mở rộng các nhà máy. Trước khi ra quyết định có nên ngừng kế hoạch này hay không, bạn đã tham vấn B – một người bạn thân thiết trong ngành. B cũng mới ngừng các kế hoạch mở rộng sản xuất và cho thuê lại một nhà máy. Sau khi được hỏi về lý do đằng sau quyết định này, B đưa ra cả loạt những câu trả lời thuyết phục bạn hơn nữa về việc nên tạm ngừng mở rộng quy mô sản xuất và bạn quyết định làm theo.
Ví dụ trên cho thấy bạn vừa là nạn nhân của bẫy thiên kiến xác nhận. Thay vì tham khảo nhiều hơn những doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô kinh doanh để tìm những lý do chung, hoặc tìm hiểu về những doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh, hoặc xem xét kỹ những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng sản xuất, bạn đã chỉ chọn lắng nghe một người đang có cùng suy nghĩ với mình. Với ví dụ trên, rốt cuộc bạn có mong đợi rằng B sẽ đưa ra những lý lẽ đi ngược lại với quyết định sẵn có của bạn hay không?
Sự thiên vị này không chỉ ảnh hưởng đến những nguồn tham khảo bạn tìm đến, mà còn ảnh hưởng đến cách bạn xem xét những quan điểm, sự việc, ý kiến mà bạn nhận được, dẫn đến việc những thông tin bạn có được chưa chắc đã đủ khách quan để đưa ra quyết định một cách chính xác.
Đọc thêm: Các hiệu ứng tâm lý trong Marketing
5. The Framing Trap (Bẫy đóng khung tâm lý):
Bẫy đóng khung tâm lý là xu hướng đưa ra quyết định của não bộ dựa trên cách mà thông tin đã được trình bày. Cái bẫy này tồn tại theo nhiều dạng, và thường liên quan mật thiết đến các bẫy tâm lý khác. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu 2 loại khung tâm lý phổ biến nhất:
Hiệu ứng tăng – giảm khung
Thí nghiệm kinh điển của các nhà nghiên cứu Daniel Kahneman và Amos Tversky đã đặt ra vấn đề sau: Ngày hôm qua, ngoài khơi Alaska có 3 chiếc sà lan bị chìm, cả 3 chiếc đều đã được mua bảo hiểm. Bạn là đại diện của công ty bảo hiểm trong sự việc này, mục tiêu của bạn là giảm thiểu tổn thất hàng hóa để giảm thiểu tối đa số tiền công ty bảo hiểm phải chi. Mỗi sà lan chứa hàng hóa trị giá 200.000 USD và sẽ chìm hết nếu không được trục vớt trong vòng 72 giờ. Chủ sở hữu của một công ty cứu hộ hàng hải địa phương cung cấp cho bạn hai lựa chọn, cả hai đều có giá như nhau nhưng kết quả thì có sự khác biệt:
- Phương án A: Thực hiện phương án A, bạn sẽ cứu được hàng hóa của một trong ba sà lan, với tổng trị giá $200.000.
- Phương án B: Thực hiện phương án B, hoặc bạn sẽ cứu được số hàng trên cả 3 sà lan với trị giá $600.000 (xác suất 35%), hoặc bạn không thể cứu được gì cả (xác suất 65%)
Bạn sẽ chọn phương án nào? 71% số người được hỏi trong nghiên cứu, bạn đã chọn phương án A bởi ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, một nhóm khác trong nghiên cứu được yêu cầu chọn giữa các lựa chọn thay thế C và D, với kết quả như sau:
- Phương án C: Thực hiện phương án C, chắc chắn sẽ làm mất hai trong ba lô hàng, tổng thiệt hại $400.000.
- Phương án D: Thực hiện phương án D, hoặc cứu được cả 3, giữ lại được $600.000 (xác suất 35%), hoặc đánh mất cả 3 lô hàng
Đối mặt với sự lựa chọn này, 80% những người được hỏi này chọn phương án D. Nếu đọc kỹ lại, bạn sẽ nhận ra phương án A giống phương án C, và phương án B giống phương án D, chúng chỉ khác về cách diễn đạt – chính là khác nhau về cách được “đóng khung”. Điều này cho thấy, chỉ cần sự khéo léo khi tiếp cận vấn đề, bạn có để điều chỉnh và kiểm soát sự lựa chọn của người khác.
Hiệu ứng khung tham chiếu khác nhau:
Một vấn đề có thể gây ra các phản ứng rất khác nhau khi các khung sử dụng các điểm tham chiếu khác nhau. Giả sử bạn có 2.000 đô la trong tài khoản của mình và bạn được hỏi 2 câu hỏi sau:
- Bạn có muốn tham gia một thử thách 50 – 50 để thắng 500 đô la, nếu thua bạn sẽ mất 300 đô la.
- Bạn muốn giữ nguyên số dư 2000 đô la trong tài khoản hay muốn tham gia thử thách 50 – 50 để có 2500 đô la trong tài khoản? Nếu thua thì tài khoản của bạn vẫn còn tới 1700 đô la.
Một lần nữa, bạn được đặt vào tình thế lựa chọn không khác biệt, nhưng cách tiếp cận với các điểm tham chiếu khác biệt sẽ khiến bạn có những suy nghĩ không giống nhau. Với hai câu hỏi này, đa số người được hỏi chấp nhận tham gia thử thách với câu hỏi thứ hai. Các phản ứng khác nhau là kết quả của các điểm tham chiếu khác nhau được trình bày trong hai câu hỏi. Trong câu hỏi đầu tiên, với điểm tham chiếu bằng 0, nhấn mạnh số tiền lãi và lỗ, khiến suy nghĩ về việc thua lỗ gây ra phản ứng dè dặt trong tâm trí nhiều người. Trong câu hỏi thứ hai, điểm tham chiếu là 2.000 đô la nhấn mạnh tác động tài chính thực sự của quyết định, khiến bạn không còn thấy quá nhiều sự mất mát nữa.
6. The Estimating and Forecasting Traps (bẫy ước tính và dự báo)
Bẫy ước tính và dự báo là các cạm bẫy khi đưa ra quyết định dựa trên sự tính toán, có thể có những sai lệch, thiếu dữ kiện, bị ảnh hưởng bởi các sự kiện khiến nhầm lẫn số liệu,… Hầu hết con người đều thành thạo trong việc đưa ra các ước tính về thời gian, khoảng cách, trọng lượng và khối lượng. Đó là vì chúng tôi phải tiếp xúc với các con số này trong cuộc sống hàng ngày và liên tục tính toán, đưa ra phán đoán để đưa ra quyết định. Như là khi đi chợ, bạn nhận thấy quãng đường khá xa và dự định sẽ mua tích trữ đồ dùng khá nhiều cho cả tuần, nên bạn quyết định đi ô tô. Nhưng nếu các ước tính của bạn là sai thì sao? Cùng TM xem xét 3 cái bẫy thường gặp với những con số dưới đây nhé:
The Overconfidence Trap (Bẫy tự tin thái quá)
Trong cuốn sách The Psychology of Judgment and Decision Making, Scott Plous mô tả một bài trắc nghiệm dành cho 3.500 người được yêu cầu trả lời một số câu hỏi và chỉ ra mức độ tự tin trong từng câu trả lời.
Kết quả bài trắc nghiệm chỉ ra rằng: Mức độ tự tin của con người hầu như không liên quan đến sự chính xác của họ. Những người trả lời đúng 9-10 câu hỏi không hẳn là những người tự tin. Trong khi đó, những người có mức độ tự tin cao có số câu trả lời sai tương đường với những người có mức độ tự tin thấp. Đây là một sự cảnh báo cho những trường hợp tự tin thái quá vào những thành công đã đạt được trong quá khứ.
Trên thực tế, một số người tự tin hơi quá về khả năng tính toán của mình, dẫn đến những sai sót trong phán đoán và từ đó dẫn đến những quyết định chưa chính xác. Trong kinh doanh, chỉ sai sót nhỏ về các con số tính toán thôi cũng có thể gây ra những sai số lớn. Nếu các nhà quản lý có những đánh giá sai về một biến số quan trọng, họ có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh hấp dẫn hoặc gặp rủi ro lớn hơn nhiều so với mức dự đoán ban đầu.
The Prudence Trap (Bẫy cẩn trọng quá mức)
Ngược lại với bẫy tự tin thái quá, sự cẩn trọng quá mức đôi khi cũng cản trở việc đưa ra các quyết định đúng đắn. Khi phải đối mặt với các quyết định mang tính đặt cược cao, chúng ta có xu hướng điều chỉnh các ước tính hoặc dự báo của mình một cách thận trọng “ ở trong mức an toàn”.
Ví dụ: Nhiều năm trước, một trong ba nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ đang quyết định xem nên sản xuất bao nhiêu chiếc ô tô kiểu mới để đón đầu mùa bán hàng bận rộn nhất của hãng. Bộ phận kế hoạch thị trường, chịu trách nhiệm về quyết định, đã yêu cầu các bộ phận khác cung cấp dự báo về các biến số chính như doanh số dự kiến, hàng tồn kho của đại lý, nghiên cứu hoạt động của và chi phí của đối thủ cạnh tranh. Biết được mục đích của các ước tính, mỗi bộ phận đều điều chỉnh dự báo của mình ít đi một chút, cho “an toàn”.
Bộ phận kế hoạch thị trường đã lấy các con số này, rồi tiếp tục giảm xuống một chút “cho an toàn” và đưa ra kế hoạch sản xuất, bán hàng. Kết quả không có gì bất ngờ khi số lương ô tô được sản xuất đã không đáp ứng được nhu cầu. Công ty bỏ lỡ thời điểm tốt để bán hàng và doanh số kém hơn so với các đối thủ .
The Recallability Trap (Bẫy hồi tưởng)
Con người thường có xu hướng dự đoán các sự kiện trong tương lai dựa trên trí nhớ về các sự kiện trong quá khứ, đặc biệt là các sự kiện kịch tính, để lại ấn tượng mạnh. Một thí nghiệm nhỏ đã chứng minh điều này: Một nhóm người được cho xem một bản danh sách những người nổi tiếng nhất thế giới và được yêu cầu ước lượng xem số đàn ông hay phụ nữ nhiều hơn. Thông thường, chúng ta hay bị ảnh hưởng bởi những công bố từ các tạp chí thường chỉ ra số đàn ông nổi tiếng nhiều hơn những người phụ nữ. Vậy nên rất nhiều người đã cho rằng số người đàn ông trong danh sách được cung cấp ban đầu nhiều hơn, nhưng thực tế là số người đàn ông và phụ nữ có mặt trong danh sách thí nghiệm là bằng nhau.
Hiểu được tâm lý học hành vi người tiêu dùng để lên chiến lược thương hiệu hiệu quả, chiến thắng tâm trí người tiêu dùng là một trong những học phần được giảng dạy chi tiết trong khóa Consumer Psychology for Brand Strategy. Sau khóa học, học viên sẽ trang bị tư duy:
- Tối ưu phương pháp định giá: Biết cách sử dụng các đòn bẩy tâm lý vào chiến lược giá để tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo sản lượng bán.
- Tinh chỉnh Product Offer: Ứng dụng tâm lý học vào thiết kế sản phẩm để tinh chỉnh những product feature tiên tiến nhất, tăng perceived value cho sản phẩm và thuyết phục khách hàng xuống tiền.
- Gọt giũa Key Message: Giữa hàng ngàn định hướng truyền thông, hiểu được cách não bộ tiếp nhận thông tin sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định đâu là định hướng truyền thông chính xác nhất, để giúp brand khác biệt hóa (brand distinctive) và chiến thắng tâm trí người tiêu dùng (win in mind).
- Chọn đúng mức Discount “Vàng”: Tìm ra đâu là discount point để chiến thắng trong mùa khuyến mại – thỏa mãn được khách hàng mà vẫn đảm bảo giá trị thương hiệu
Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định chính xác hơn
Rõ ràng, những cái bẫy tâm lý có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình ra quyết định của các nhà lãnh đạo. Cái khó là làm sao để các quyết định trở nên nhanh chóng và chính xác, khách quan hơn? Ứng dụng dữ liệu vào việc ra quyết định chính là vũ khí hiệu quả mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Việc này mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Đưa ra cái nhìn khách quan: Dữ liệu luôn có sự logic và trực quan. Khi dữ liệu được thu thập đầy đủ, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng các xu hướng trong quá khứ và đưa ra dự báo trong tương lai và bớt cảm thấy đắn đo về các hành động tiếp theo. Bạn cũng có thể xem xét một sự việc, hiện tượng một cách đa chiều, theo nhiều lát cắt khác nhau để có cái nhìn bao quát nhất.
- Giảm sự thiên vị trong các quyết định: Bất kể một người trung lập đến đâu, chắc chắn người đó sẽ có xu hướng hơn đối với những người hoặc chính sách nhất định vào lúc này hay lúc khác. Nhưng dữ liệu thì không thế, chúng không có bất kỳ cảm xúc, mối quan hệ thân thiết hay động lực nào để làm sai các kết quả thu thập được. Vậy nên sẽ không có bất cứ sự thiên vị nào trong các kết quả, chỉ cần bạn đảm bảo rằng hệ thống thu thập dữ liệu không sai lệch.
- Tăng tốc độ ra quyết định: Để tồn tại trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay, các công ty luôn phải cập nhật, thay đổi các chính sách để làm hài lòng khách hàng. điều quan trọng là một công ty phải định tuyến lại các chính sách của họ và cập nhật những thay đổi mới nhất trên thị trường khách hàng. Dữ liệu với khả năng cập nhật real-time, khả năng tìm kiếm, phát hiện các xu hướng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra các nhu cầu mới của khách hàng và đưa ra quyết định theo nó.
- Dữ liệu không nói dối: Dữ liệu không biết nói dối, chúng luôn mang đến cái nhìn trực quan, chân thật và logic nhất. Bạn cũng có thể dễ dàng phân quyền truy cập dữ liệu theo từng cấp bậc nhân viên, vừa đảm bảo tính bảo mật, vừa có tính minh bạch, công khai cho đúng người, đúng nhiệm vụ. Nhiệm vụ của người sở hữu dữ liệu là đọc chúng và phân tích các xu hướng, insights dựa trên những điều dữ liệu đã nói.
Ở mọi giai đoạn trong quá trình ra quyết định, các bẫy tâm lý có thể ảnh hưởng tới những lựa chọn cuối cùng. 6 cái bẫy tâm lý đang được nhắc đến trong bài theo một cách riêng lẻ, và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn rơi vào nhiều cái bẫy cùng một lúc. Để hạn chế mắc vào những cái bẫy này, ứng dụng dữ liệu trong quá trình ra quyết định là một trong những giải pháp xu thế, mà các doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng. Để có thể thành thạo kỹ năng ra quyết định dựa trên dữ liệu, hãy trang bị ngay tư duy phân tích dữ liệu cùng khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketers bạn nhé!