Audience Insights và Facebook Analytics của Facebook có lẽ không còn xa lạ gì đối với các digital marketer. Audience Insights là một công cụ giúp chúng ta có thể phân tích các nhóm đối tượng dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, tương tác, các mối liên quan… Còn Facebook Analytics là công cụ miễn phí do mạng xã hội Facebook cung cấp nhằm giúp chúng ta hiểu và tối ưu toàn bộ hành trình của khách hàng trên các kênh mà chúng ta sử dụng, để tương tác với khách hàng. Cả hai đều là những tính năng vô cùng hay ho và hữu dụng đối với các nhà quảng cáo trên Facebook.
Nếu bạn mới chập chững bước chân vào “giới” Digital Marketing và vẫn còn “lơ mơ” về cặp đôi “thần thánh” này thì hãy đây là bài viết dành cho bạn. Hãy đọc và nghiên cứu kĩ để có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi Audience Insights và Facebook Analytics chính xác là gì và người ta dùng sử dụng để tối ưu cho quảng cáo như thế nào nhé.
1. Bạn có thể sử dụng Audience Insight để làm gì?
Bạn có thể tìm thấy Audience Insights ở góc trên của thanh công cụ.
Với Audience Insights, bạn hoàn toàn có thể khám phá ra những sự thật ngầm hiểu của khách hàng một cách có-căn-cứ, chứ không hề theo bản năng, dựa vào những điều họ thích trên Facebook.
Mọi chuyện sẽ càng trở nên khó khăn hơn nếu trang của bạn chưa có nhiều lượt thích, hoặc dù nhiều thì cũng do bạn đã “trót dại” bỏ tiền “mua” like. Nếu bạn rơi vào tình huống đó, đừng lo mà hãy đọc tiếp.
Bởi lẽ, có ba điều rất “vi diệu” mà Audience Insights có thể mang đến cho bạn.
1.1. Nhận diện những đối thủ trên Facebook
Chỉ bằng vài thao tác đơn giản với công cụ tìm kiếm, bạn có thể biết được những cái tên hay được khách hàng nhắc đến trong ngành hàng của mình. Nếu muốn cụ thể hơn, bạn có thể lọc theo quốc gia.
1.2. “Lót dép ngồi hóng” những đối thủ đang chạy ads như thế nào
Bằng cách click vào từng đối thủ, bạn có thể dự đoán được họ đang chuẩn bị tung ra chiến dịch gì, mục tiêu của họ có phải là tăng doanh thu hay không,…
Bạn có thể không biết khách hàng mục tiêu của họ là ai nhưng bằng cách này, bạn sẽ biết họ đang dựa vào điều gì để thu hút những đối tượng đó
1.3. Nhắm” vào những follower của đối thủ khi chạy ads
Nếu đối thủ của bạn là một page đủ lớn với số lượng đông đảo follower trên Facebook, bạn hoàn toàn có thể nhắm target vào chính tệp follower đó, bằng cách thêm page đối thủ vào phần interest khi tạo ad set.
Thực tế, nhiều nhãn hàng đã thành công khi “tranh thủ” hướng đến tệp công chúng khổng lồ của các đối thủ và thu về kết quả không ngờ.
2. Đừng quên “anh bạn” Facebook Analytics
Độ “thần thánh” của Facebook Analytics nếu chỉ dành vài dòng thì không thể nào nói được hết. Tuy nhiên, tính năng này vẫn chưa được khai thác hết. Và sau đây là hai phương pháp chính bạn có thể áp dụng để hiểu công chúng mục tiêu hơn với Facebook Analytics.
Nhưng trước hết, hãy cài đặt Event Source Group để có thể nhìn thấy “điều kì diệu” từ trang của bạn và các dữ liệu quảng cáo.
2.1. Funnels
Funnels nằm ở bên trái của Menu, ngay bên dưới Activities.
Funnels cho phép bạn nhìn thấy bức tranh lớn về chuỗi hành động của khách hàng, để bạn biết các phân khúc khách hàng khác nhau trên Facebook có hành vi khác nhau như thế nào.
Ví dụ, bạn muốn biết những bình luận trên bài đăng facebook của user có dẫn tới hành động click link hay không, hay họ chỉ bình luận rồi lướt qua, Funnel sẽ đo lường tỉ lệ này giúp bạn.
Những insight rút ra từ funnel sẽ giúp bạn có chiến lược “top-of-funnel” tốt hơn.
Ví dụ, bạn sẽ biết được 19% số người tương tác với bài đăng sẽ click vào link, nhưng phải mất trung bình 6 ngày họ mới click. Với trường hợp này, bạn nên đầu tư công sức để làm tăng Post Engagement, sau đó Remarketing tệp đối tượng đã tương tác với post của bạn..
Facebook Analytics sẽ ưu việt hơn Google Analytics ở chỗ: bạn sẽ biết được công chúng mục tiêu hành động như thế nào trên Facebook trước khi thực sự truy cập vào trang web.
2.2. Lifetime Value
Cũng nằm trong mục Activity, Lifetime Value là một công cụ tuyệt vời cho thương mại điện tử
Lifetime Value sẽ cho bạn biết tổng doanh thu bạn kiếm được từ một khách hàng – trong suốt khoảng thời gian kể từ lần đầu tiên pixel ghi nhận họ có tương tác với bạn.
Như chúng ta thấy trong ảnh trên, cột bên trái, từ trên xuống là các khoảng thời gian (tính theo tuần) khi tương tác đầu tiên của user xảy ra.
Ở dòng trên cùng, bạn có số thứ tự các tuần kể từ lần đầu tiên khách hàng tương tác, và tổng số giá trị hàng đã mua từ khách hàng đó. Từ thông tin này, bạn có thể tính được trung bình mất bao lâu để một khách hàng ra quyết định mua sản phẩm, kể từ lần đầu tiên họ có tương tác với thương hiệu.
Như vậy, các tuần từ tuần 4 đến tuần 8 là “thời điểm vàng” để tăng doanh thu. Điều này cho biết nỗ lực truyền thông của bạn mất bao lâu để phát huy tác dụng, đồng thời giúp bạn có chiến lược thông minh hơn khi làm remarketing trong từng thời điểm cụ thể, bạn có thể tuỳ chỉnh nội dung thông điệp sao cho phù hợp với từng tuần khác nhau.
2.3. Overlap Tool
Overlap Tool hay còn gọi là đối tượng chồng chéo cho phép marketer chọn hai nhóm đối tượng (tối đa là 5 nhóm) và lọc ra có bao nhiêu người có điểm chung (đặc điểm, hành vi, sở thích) giữa các nhóm.
Giả sử bạn có một Page có rất nhiều tương tác. Bạn hoàn toàn có thể tạo một tệp Lookalike Audience (đối tượng tương tự) và tìm ra điểm chung về nghề nghiệp hoặc sở thích giữa tệp vừa tạo với tệp đối tượng tiêu chuẩn mà bạn có sẵn.
Nếu tệp Lookalike không có điểm chung nào với tệp đối tượng mục tiêu mà bạn muốn, bạn không còn cách nào khác là bỏ tiền ra chạy quảng cáo riêng. Đồng thời điều này cũng khiến bạn tự đặt ra câu hỏi: “Đối tượng tương tự của tôi gồm những ai?”
Overlap có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi như vậy.
Ví dụ: Một nhà sản xuất đồ điện gia dụng đang muốn biết thương hiệu của mình được ưa thích đến đâu. Họ lập ra danh sách những đối thủ cạnh tranh lớn và tìm hiểu qua về họ. Mặc dù việc này đúng là hơi tốn thời gian nhưng vẫn dễ dàng hơn việc tìm hiểu trực tiếp từ công chúng.
Cụ thể, họ so sánh các thương hiệu với nhau và rút ra kết luận những điểm khách hàng ưa thích ở thương hiệu đó, và mang những giá trị đó ra để quảng bá ở thương hiệu mình.
Ngoài ra, công cụ này cũng giúp bạn hiểu được những sở thích khác nhau ở những nhóm khách hàng khác nhau.
Ví dụ, bạn đang bán dụng cụ y tế, bạn có thể thử tìm kiếm những đối tượng liên quan đến phòng khám để tìm hiểu xem đối tượng tương tự (Lookalike Audience) của mình chính xác thì bao gồm những ai.
Tạm kết
Những kĩ thuật này không chỉ có thể thực hiện được trên Facebook mà bạn cũng có thể thực hiện trên các mạng xã hội khác như LinkedIn để có thể tối ưu hóa chiến dịch digital marketing của doanh nghiệp.
Các công cụ như Facebook hay Google đang là một trợ thủ đắc lực cho các marketers hiểu hơn về khách hàng mục tiêu của mình, đặc biệt trong thời đại công nghệ, khi cư dân “sống” trên môi trường số ngày càng tăng. Tham khảo khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketers để tìm hiểu thêm về việc phân tích dữ liệu trong kinh doanh để đưa ra quyết định, cũng như phân tích dữ liệu trên các platform Digital, hiểu rõ hơn hai công cụ Google Analytics và Facebook.