Con đường sự nghiệp nghề Media – Phỏng vấn anh Nam Đỗ – Former Media Director, Publicis Groupe

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Sự bùng nổ của các phương tiện kỹ thuật số kéo theo hàng loạt phương tiện truyền thông ra đời, từ các quảng cáo tin nhắn, quảng cáo trên các trang tin tức, đến hàng loạt hình thức quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội. Sự xuất hiện dày đặc của các phương tiện tiếp cận người tiêu dùng khiến việc lập kế hoạch và quản lý phương tiện truyền thông đang trở thành lĩnh vực thu hút sự quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy để bắt đầu bước chân vào nghề và đi được đường dài, chúng ta cần có những kỹ năng gì?

Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu qua buổi trò chuyện với anh Nam Đỗ – Former Media Director tại Publicis Groupe nhé!

Chào anh Nam, anh có thể giới thiệu với các độc giả của Tomorrow Marketers một chút thông tin về mình được không? Để trở thành Media Director, anh đã trải qua hành trình như thế nào trong gần 15 năm qua?

Sau khi tốt nghiệp Đại Học thì công việc đầu tiên của anh là Procurement Specialist cho IBM, sau 1.5 năm làm việc trong ngành Procurement thì anh không thấy phát triển bản thân mình nhiều. Anh quyết định rẽ sang một ngành hoàn toàn mới với mình là ngành media cho Publicis Groupe (tiền thân là Saatchi & Saatchi VN). Bước ngoặt lớn nhất của anh trong 12 năm bắt đầu sự nghiệp là sau hơn 3 tháng bắt đầu công việc thì các anh chị planner và sếp đều nghỉ và chỉ còn một mình anh và một chị ở team khác (media buyer) qua, cả 2 phải phụ trách tất cả dự án trong team. 

Khi đó anh rất hoang mang không biết có nên nghỉ công việc này không vì mọi thứ về media còn rất mới với anh để có thể thử thách với vị trí Junior planner and buyer. Sau 1 tuần suy nghĩ thì anh cảm thấy khá thích công việc này và đều quan trọng nhất là anh muốn thử thách bản thân. 2 năm đầu khá gian nan cho anh khi vừa phải làm vừa phải tìm tòi học toàn bộ phần thực thi, kỹ năng media buying và cơ bản media planning. Hầu như mỗi ngày anh bắt đầu công việc từ 9:30 sáng và về đến nhà 10:00 tối trong 2 năm đó. Nhưng thật sự có một điều khá đúng rằng, nếu mình đam mê một điều gì đó thì mình sẽ làm không thấy mệt mỏi. Trong những năm đó, sự nỗ lực của mình được sếp đánh giá và công nhận nên công việc thăng tiến khá nhanh, đến năm thứ 3 anh trở thành Manager và 3 năm tiếp theo là Group Head.

Theo anh Nam, đâu là lộ trình thăng tiến – và những dấu mốc quan trọng nhất mà một marketer theo đuổi mảng Media cần biết?

Lộ trình thăng tiến của một marketer muốn theo đuổi ngành media, theo anh, bạn nên bắt đầu ở vai trò media executive. Đây là giai đoạn quan trọng khi bước vào ngành, là giai đoạn tích lũy kiến thức khổng lồ từ ngành media, cả kênh truyền thống và kênh kỹ thuật số. Ở giai đoạn này, các bạn cần hiểu đặc thù các kênh, hiểu cách thức vận hành, nguyên lý hoạt động để phân phối quảng cáo sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, việc nắm vững các thông số đo lường hiệu quả và thành thạo excel để phân tích, báo cáo kết quả chiến dịch cũng rất quan trọng. Đó là phần kiến thức. Còn trong quá trình làm việc, anh khuyên các bạn nên hiểu rõ bản chất công việc mình chịu trách nhiệm, hiểu rõ mục đích của nhiệm vụ để trở nên chủ động và linh hoạt với hoàn cảnh, để không trở thành một cái máy, ai yêu cầu gì thì chỉ làm đúng như vậy.

Sau khi quen với công việc thực thi thì các bạn sẽ trở thành media planner. Cũng có 2 điều quan trọng ở vị trí này là tư duy và nhạy bén. Vì ở vai trò này, bên cạnh việc lên kế hoạch cho chiến dịch, bạn sẽ phải làm việc trực tiếp với khách hàng và đối mặt với hàng trăm câu hỏi hóc búa bất chợt. Và tư duy các bạn phải nhạy bén để trả lời những câu hỏi đó. Vì nếu khách hàng gọi bạn mà bạn không trả lời được và phải đi xin tư vấn của sếp, thì bạn sẽ không tạo được niềm tin với khách. Những lần sau đó, anh cam đoan rằng khách hàng sẽ trực tiếp hỏi cấp trên của các bạn chứ không qua bạn nữa. 

Sau khi đã quen với công việc lập chiến lược, thì lộ trình tiếp theo của các bạn sẽ là Manager. Ở vị trí này các bạn sẽ cần học kỹ năng quản trị con người, các bạn phải làm sao thỏa mãn mong muốn, truyền động lực, cũng như đưa ra được định hướng cho các bạn cấp dưới trong ít nhất một năm tới cần phải học những kỹ năng gì. Bên cạnh đó, các bạn cũng phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng. 

Tiếp theo là vị trí Group Head, ở vị trí này các bạn không chỉ phải quản lý tất cả các dự án trong team, duy trì mối quan hệ với khách hàng với toàn bộ nhân viên, mà còn phải đi tìm thêm khách hàng mới để tăng doanh thu cho công ty.

Như chia sẻ và nhấn mạnh từ anh Nam Đỗ, việc trau dồi tư duy là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trụ vững trong môi trường làm việc biến đổi liên tục này. Và bây giờ, trước khi lắng nghe tiếp chia sẻ về công việc từ anh, hãy cùng TM khám phá quá trình làm marketing trên môi trường số cần đặc biệt lưu ý điều gì, bên cạnh tư duy qua video ngắn dưới đây.

Số lượng công việc ngành Traditional và Digital Media có nhiều cơ hội tham gia và phát triển trong tương lai không?

Thực ra ngành media chưa bao giờ là hết hot và vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển. Nếu như từ 8 năm trước đó là thời hoàng kim của truyền thông truyền thống, và 5 năm trở lại đây là của truyền thông kỹ thuật số thì trong tương lai thì truyền thông tích hợp (Integrated media) sẽ là xu hướng. Hiện tại, hầu như các công ty truyền thông rất khát nhân sự cho vị trí integrated media planner/ manager.

Đọc thêm: Trải nghiệm làm Planning tại Agency là như thế nào? Chia sẻ từ Dentsu Strategic Planning Manager – Chị Hồng Hạnh

Để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần chuẩn bị những kiến thức nền tảng về các công cụ, định dạng và phương tiện media và tư duy hoạch định chiến lược, tích hợp các công cụ; Khả năng quan sát và tư duy logic: giúp nhanh chóng tìm ra vấn đề và con đường giải quyết hiệu quả nhất; Kiến thức nền tảng đa dạng lĩnh vực, ngành nghề; Khả năng nghiên cứu, tìm tòi thông tin; Và cuối cùng là khả năng sắp xếp thời gian, có thể đảm nhiệm đa nhiệm vụ cùng một lúc.

Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu gì ở một ứng viên ở mảng Media? Đâu là các tố chất cần thiết để thành công trong mảng Media?

Như anh có chia sẻ ở trên, ở level Executive thì việc học hỏi để tích lũy kinh nghiệm và phát triển thành planner là yếu tố quan trọng. Các bạn sinh viên nên tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng cần có không chỉ trong mảng truyền thông mà cả Marketing, cũng như tìm hiểu những case study có đầy đủ quy trình phân tích giải đề để hiểu được cách tiếp cận vấn đề. Các kiến thức này các bạn có thể tìm hiểu thêm từ khoá học Marketing Foundation hay Digital Foundation của Tomorrow Marketers Academy. Bên cạnh đó, bạn có thể học thêm các kĩ năng về phân tích dữ liệu, biết sử dụng thành thạo excel, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trên chặng đường sự nghiệp của bạn. Còn ở level Manager, bạn tập trung nhiều ở vai trò quản lý các bạn ở dưới cũng như tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

Một số tố chất của ứng viên phù hợp với mảng Media có thể kể đến như tinh thần ham học hỏi, khả năng học nhanh và thái độ khiêm tốn đúng mực. Do đặc thù phát triển không ngừng của các kênh truyền thông, đặc biệt là kênh kỹ thuật số, việc nhanh chóng nắm bắt thông tin, cập nhật xu hướng và hiểu bản chất của các nền tảng là một yếu tố tiên quyết để bạn đó đề xuất được kế hoạch phù hợp với thị trường và với nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, các vòng pitching thường có sự tham gia của nhiều agency khác nhau nên khả năng thuyết phục là vô cùng quan trọng. Bạn cần truyền đạt rõ ý tưởng của mình và thuyết phục khách hàng rằng, với thông điệp và cách kết hợp kênh như vậy, chiến dịch sẽ giúp nhãn hàng đạt được mục tiêu.

Đọc thêm: 3 loại mục tiêu trong marketing các marketers cần biết

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiệm vụ, lộ trình thăng tiến của Marketers trong mảng Media hay các mảng công việc khác trong ngành Marketing, tham khảo ngay Online Free Course “The Guide to Marketing Career” của Tomorrow Marketers nhé. Khóa học sẽ giúp bạn khám phá ngành Marketing qua việc hiểu tổng quan về các con đường sự nghiệp trong ngành và giúp bạn bạn hiểu chính bản thân mình. Từ đó giúp bạn xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp Marketing cho riêng mình. Khóa học hoàn toàn miễn phí nên bạn hãy nhanh chóng đăng ký nhé!

Có một số ý kiến cho rằng làm việc tại agency ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống riêng, phải làm ngoài giờ liên tục, đặc biệt mảng Media luôn biến động theo thời gian thực. Vì thế, các bạn thường định hướng làm agency khoảng vài năm để vững chuyên môn rồi sau đó chuyển qua client. Anh nghĩ sao về quan điểm này?

Theo anh nghĩ, ở ngành nào cũng sẽ có lúc làm ngoài giờ, nhưng ngành media agency thì việc này xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt chủ yếu đối với các bạn executive và media planner. Đôi khi, để học hỏi và được thăng tiến các bạn cũng cần phải đánh đổi hy sinh thời gian vui chơi, giải trí của mình. Nếu bạn còn trẻ, hãy trân trọng thời gian và nỗ lực để theo đuổi đam mê. Chấp nhận làm thêm giờ một chút, chấp nhận vất vả ở thời gian đầu, kết quả sau này bạn nhận lại sẽ là phần thưởng xứng đáng cho những tháng ngày kiên trì và chăm chỉ làm việc.

Cảm ơn anh với những chia sẻ vô cùng hữu ích về mảng Media. TM tin chắc rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn trẻ định hướng theo đuổi mảng này có cái nhìn thực tế hơn về công việc. Từ đó, các bạn có thể trang bị cho mình bộ kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất để có thể tự tin “chinh chiến” trên con đường sự nghiệp phía trước!

Tạm kết

Như anh Nam chia sẻ, nếu thực sự đam mê và kiên trì theo đuổi sự nghiệp trong mảng Media, các bạn trẻ không chỉ cần trang bị tư duy logic, khả năng sáng tạo và kỹ năng giao tiếp, mà quan trọng không kém là hệ thống kiến thức về đặc thù các kênh, hiểu cách thức vận hành và nguyên lý hoạt động của chúng. Vì chỉ khi nắm rõ được bản chất, xem kênh đó phân phối quảng cáo như thế nào, đối tượng là những ai và họ ở tầng nào của phễu marketing, bạn mới có thể lựa chọn nền tảng và phân bổ ngân sách sao cho hợp lý, phù hợp với mục tiêu của thương hiệu.

Nếu như đứng giữa quá nhiều các phương tiện truyền thông và bạn không biết nên tìm hiểu từ đâu, hãy tham khảo khóa học Digital Foundation của Tomorrow Marketers, bắt đầu trang bị kiến thức về các kênh kỹ thuật số – bao gồm rất nhiều nền tảng quen thuộc mà bạn tiếp xúc hàng ngày như Google, Facebook, Youtube,… Bạn sẽ hiểu tư duy lập kế hoạch Digital dựa trên mục đích chiến dịch và ngân sách, biết cách phối hợp chiến lược Content (nói cái gì/nói với ai) và chiến lược Digital (nói bằng cách nào). Hãy để Tomorrow Marketers cùng bạn bắt đầu theo đuổi con đường sự nghiệp mảng Media nhé!

khóa digital
Tagged: