Influencer marketing là gì? 6 bước cho một chiến lược Influencer Marketing hoàn chỉnh

influencer marketing là gì
marketing foundation

Tomorrow Marketers – Thế giới thay đổi chóng mặt, marketing lại càng biến động nhiều hơn. Các hình thức tiếp thị truyền thống phải “về hưu” để nhường chỗ cho các hình thức mới và hiệu quả hơn lên ngôi. Một trong số đó không thể không nhắc đến Influencer Marketing. Vậy Influencer Marketing rốt cuộc là gì? Làm thế nào để thương hiệu “chọn mặt gửi vàng” thật chuẩn? Cùng TM khám phá từng mảnh ghép trong bài viết này nhé.

1. Influencer Marketing là gì?

Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những những người có tầm ảnh hưởng để truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp bạn làm điều đó.

Ngày nay, khi niềm tin từ người tiêu dùng trở thành chìa khoá thành công cho thương hiệu, thì việc tự giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng là chưa đủ. Và đó chính là lý do khiến cho Influencer Marketing được xem như là một xu hướng mới của ngành truyền thông – quảng cáo. Theo nhận định từ SEMrush, thị trường Influencer marketing  sẽ có giá trị khoảng 15 tỷ đô vào năm 2022. Bạn có thể lên Google Trends và gõ cụm từ “Influencer marketing”, kết quả sẽ là một sự tăng trưởng không hề nhỏ.

Lượng tìm kiếm từ khoá Influencer Marketing luôn tăng
Lượng tìm kiếm cho từ khoá luôn ở mức cao cho thấy sức nóng của hình thức Marketing này | Google Trends

Vậy với tiềm năng và mức độ hiệu quả ngày càng tăng như vậy, làm thế nào để nhãn hàng tối ưu hoá và lựa chọn ra influencer phù hợp nhất cho mình? Thông thường, dựa trên số lượng người theo dõi trên trang cá nhân, Influencer được chia làm 4 loại chính: Mega, Macro, Micro  và Nano Influencers.

1.1. Mega Influencers

Influencer này sở hữu hơn 1 triệu lượt người theo dõi. Lượt theo dõi như vậy thường đến từ sự nổi tiếng hơn là sự ảnh hưởng tích cực lớn nào đó lên cộng đồng. Đây thường là những người mẫu, diễn viên, người nổi tiếng trong lĩnh vực họ hoạt động (sao hạng A). Họ được biết đến rộng rãi ngay cả với những người không quá quan tâm đến lĩnh vực họ hoạt động.

Mega-influencers thường được săn đón bởi hàng tá thương hiệu nổi tiếng, con số thậm trí lên tới hàng triệu. Và tất nhiên, chi phí để hợp tác với họ cũng không dễ chịu gì với hầu bao của các thương hiệu. Ngoài ra, đứng đằng sau những KOLs “cỡ bự” này, luôn là một đội ngũ biên tập và quản lý hình ảnh chuyên nghiệp, vì thế thông điệp mà nhãn hàng truyền tải sẽ luôn được đảm bảo chính xác và hiệu quả nhất. Thế nên, nhất cử nhất động hay bất cứ thông tin gì được các Macro Influencer đăng tải đều sẽ rất nhanh chóng thu hút được sự chú ý lớn của người tiêu dùng. Đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho những thương hiệu nào muốn tạo dựng danh tiếng trên phạm vi toàn cầu.

Influencer cho Luisvuition là nữ diễn viên kiêm người mẫu Jung Ho Yeon
Sau màn thể hiện cực xuất sắc ở bộ phim Squid Game, cái tên Jung Ho Yeon đã nổi lên như cồn, sở hữu lượt người theo dõi lên đến con số hàng chục triệu

1.2. Macro Influencers

Ưu điểm lớn nhất của loại hình Influencer này chính là khả năng lan toả thông tin rộng và nhanh chóng. Thông thường, họ có từ hơn 100,000 – 1,000,000 người hâm mộ. Điểm khác biệt lớn nhất của macro với mega influencers chính là ở cách tạo dựng danh tiếng. Macro influencers thường tự nỗ lực để tạo dựng chỗ đứng cho mình, thường được lan truyền rộng rãi bởi internet như blog, vlog, tạo content chất lượng,…

Macro Influencers được coi là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, thường xuyên đăng tải nội dung trên mạng xã hội và tương tác với khán giả của họ với một tần suất lớn.

Một trong những đặc điểm nổi bật của đối tượng này là kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân từ con số 0. Vậy nên, đây có thể coi như một Marketers “ vô cùng xịn xò” cho những doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận thị trường ngách.

1.3. Micro-influencers

Ở chiều hướng gần như ngược lại, Micro Influencer thường có từ 10,000 – 100,000 người theo dõi trên trang cá nhân của họ. Họ thường không được biết đến rộng rãi một cách đại chúng, mà chỉ nổi bật trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như giới nấu ăn, các mẹ bỉm sữa hay về thời trang, mỹ phẩm. Ưu điểm lớn nhất của loại hình Influencer này chính là tỷ lệ tương tác thực cao cũng như chi phí thấp hơn hẳn so với các ngôi sao hạng A.

Thay vì thông qua đội ngũ quản lý hình ảnh thương hiệu, các Micro Influencer thường là người tự biên tập cũng như đăng tải thông tin trên tài khoản cá nhân của mình. Do đó, nội dung của họ tự nhiên hơn và dễ thu hút tệp khách hàng theo dõi họ qua các tài khoản mạng xã hội. Các chiến dịch cần tiếp cận được đúng tệp khách hàng mục tiêu trong quy mô nhỏ và kinh phí thấp là những chiến dịch phù hợp với Micro Influencer.

1.4. Nano Influencers

Mặc dù không được “điểm mặt đặt tên” nhiều như hai loại ở trên nhưng nano influencers vẫn tồn tại. Đây là những cá nhân có từ ​​1000 – 10,000 folllowers nhưng đôi khi số lượng người theo dõi của họ thuộc các thị trường ngách, có những nhu cầu mua hàng khác biệt. Họ có thể là những người bạn thân quen của bạn trên mạng xã hội hoặc đâu đó trên các nền tảng trực tuyến khác. Tuy lượng người theo dõi không quá lớn nhưng mức độ tương tác của các influencer này lại không hề ít chút nào. Thực tế, họ thường xuyên chia sẻ những thông tin hữu ích và kết nối trực tiếp với mọi người bằng cách like, comment,…khiến nội dung họ chia sẻ trên mạng thực sự “chạm” đến một đối tượng khán giả nhất định.

Nano Inluencers
Nano Influencers sở hữu lượng Fans khiêm tốn nhưng sức tương tác thì lại không hề khiêm tốn chút nào

2. Phân biệt Influencer với một số thuật ngữ dễ nhầm lẫn khác

2.1. Influencer marketing với Word of Mouth

Mọi người thường rất dễ đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Đơn giản bởi vì cả hai hình thức marketing này đều dựa trên việc gây tác động đến một bộ phận đối tượng để họ nói về thương hiệu của bạn.

Sự khác biệt lớn nhất đến từ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người mà doanh nghiệp gửi gắm niềm tin để lan toả thông điệp của họ.

  • Influencer marketing tập trung vào mặt lợi ích (thường là về tài chính) cho influencer. Họ sẽ giới thiệu đến người theo dõi của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu nhất định, đổi lại họ được hưởng một khoản hoa hồng đã thống nhất từ trước.

2.2. Influencer Marketing với Affiliate Marketing

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức marketing này là Affiliate sẽ chỉ được nhận khoản hoa hồng nếu khách hàng thực hiện một giao dịch mua hàng hay bất cứ hành động nào tác động tích cực đến sản phẩm. Ngược lại, influencers được trả công dựa vào hiệu quả cuối cùng của chiến dịch.

2.3. Influencer Marketing với Advocate Marketing

Hai hình thức marketing này rất dễ nhầm lẫn vì nó tương đối tương đồng, cùng là hình thức tăng độ nhận diện thương hiệu dựa trên sự lan tỏa rộng rãi bởi tầm ảnh hưởng lớn của đối tượng này. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở bản chất của việc truyền thông cho thương hiệu. Advocate tập trung vào việc mang lại giá trị về lâu về dài cho khách hàng, truyền cảm hứng để làm cho họ tin tưởng, hài lòng và chia sẻ nhiều hơn tới người khác.

3. 6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing

Bước 1: Thiết lập mục tiêu cho chiến dịch của bạn

Đây là bước đầu tiên và nền móng để thúc đẩy một chiến dịch thành công. Thành công đến từ chiến dịch Influencer Marketing có thể được định hình khác nhau giữa các doanh nghiệp nhưng có một quy tắc khi thiết lập mục tiêu, đó là SMART:

  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường được
  • Attainable: Có khả năng đạt được
  • Relevant & Time-bound: Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và gia hạn thời gian cụ thể.

Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • Reach (lượng tiếp cận): mục tiêu này sẽ rất khả thi nếu bạn đang tiếp cận đối tượng mục tiêu mới và muốn tăng nhận thức cho họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình.
  • Traffic: Đây là mục tiêu nhằm tăng lượng traffic cho website của bạn như kết quả của sự hợp tác giữa hai bên.
  • Sales & Conversion: Mục tiêu chủ chốt của hầu hết các chiến dịch marketing lớn nhỏ là mang về doanh thu. Hình thức để đánh giá chất lượng của Influencer có thể là các đơn đặt hàng từ mã giảm giá mà họ giới thiệu đến Followers của mình.

Đọc thêm: Big idea cho chiến lược truyền thông tích hợp-khi nào ý tưởng đủ lớn

Bước 2: Xác định đối tượng bạn muốn nhắm đến trong chiến dịch

Influencer marketing chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mục tiêu mình muốn truyền thông. Mục tiêu cuối cùng của Influencer Marketing không phải là tiếp cận được càng nhiều người càng tốt. Influencer Marketing chỉ hiệu quả khi nó gây sức ảnh hưởng lên những đối tượng thực sự quan tâm tới thương hiệu và có ý định sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ.

Bước 3: Xác định thông điệp và bản kế hoạch truyền thông rõ ràng và nhất quán

Bạn không thể chỉ thuê một Inflencer và nói họ hãy giới thiệu thương hiệu của bạn tới mọi người. Bạn cần một thông điệp truyền thông xuyên suốt cho chiến dịch của mình. Điều này khác biệt tuỳ thuộc vào mục tiêu truyền thông và mục đích hợp tác của từng thương hiệu. Bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn đang muốn tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng mới?
  • Bạn đang muốn dồn toàn lực truyền thông cho sản phẩm mới tới những khách hàng thân thiết?
  • Bạn muốn giới thiệu và làm nổi bật một dịch vụ nào đó của mình?
  • Bạn muốn tăng số lượng sales?

Trên tất cả, thông điệp của chiến dịch phải thật nhất quán với mục tiêu ban đầu. Thông điệp và kế hoạch truyền thông tốt phải giúp Influencers hiểu rõ được mục tiêu của chiến dịch và mong muốn của thương hiệu với họ. Quy trình này càng rõ ràng bao nhiêu, sự hợp tác của bạn và influencer sẽ càng thuận lợi và hiệu quả bấy nhiêu.

Bước 4: Lên kế hoạch ngân sách cho chiến dịch hoàn chỉnh

Hầu hết các influencers đều muốn nhận được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của họ. Khi lên kế hoạch ngân sách, bạn cần phân biệt rạch ròi giữa thù lao trả cho Influencers và chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bạn nên trả lời được những câu hỏi sau đây:

  • Mục đích chính của chiến dịch này là gì, lượng tiếp cận hay quay trở lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ?
  • Bao nhiêu Influencers bạn dự định sẽ hợp tác?
  • Nền tảng nào lý tưởng nhất để tiếp cận đối tượng khách hàng?

Bạn có thể tham khảo các mức chi trả khác nhau cho Influencers (theo WebFX, năm 2021):

  • Facebook: $25 trên 1,000 followers
  • Instagram: $10 trên 1,000 followers
  • Twitter: $2 trên 1,000 followers
  • YouTube: $20 trên 1,000 subscribers
  • Snapchat: $10 trên 1,000 followers
  • Blogs: $60 trên 1,000 visitors

Bước 5: Tìm Influencer PHÙ HỢP và tiếp cận họ

Tuỳ thuộc vào mục tiêu cuối cùng bạn đặt ra cho chiến dịch, bạn có thể chọn Influencer khác nhau. Thực tế, khi tìm kiếm Influencer để hợp tác, cách thức là khác nhau giữa Macro và Micro. Với những người nổi tiếng, bạn cần tiếp cận họ thông qua cơ quan đại diện, rất hiếm khi họ trực tiếp “ra mặt”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy Influencers phù hợp?

Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích Hashtags và  xác định xem đối thủ của bạn đang hợp tác với Influencers nào. Hoặc bạn có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ như:

Bước 6: Theo dõi hiệu quả chiến dịch

Bạn càng hiểu rõ về hiệu quả chiến dịch, bạn càng dễ để đưa ra quyết định hợp tác lần sau với Influencer hay không. Một vài cách bạn có thể áp dụng để theo dõi chiến dịch marketing của mình:

  • Nếu bạn đang kiểm soát hiệu quả của từng bài đăng trên mạng xã hội, bạn có thể thêm một hashtag để dễ dàng tương tác với hoạt động của Influencer hơn.
  • Bạn có thể sử dụng Semrush’s brand monitoring tool để theo dõi những tương tác, trao đổi của Influencers với đối tượng khách hàng. Từ đó, những insight đắt giá sẽ dần được hé lộ, giúp bạn hiểu hơn về đối tượng mục tiêu của mình.
  • Nếu bạn muốn theo dõi tình trạng sales, bạn có thể đề nghị Influencers thêm đường link có mã theo dõi (tracking code) hoặc phiếu mua hàng có gắn mã theo dõi. Từ đó, bạn có thể dễ dàng xác định được doanh thu thu về từ Influencer và tính được ROI (Return on Investment) dựa trên chi phí cụ thể.

Tạm kết

Ngày nay, Influencer Marketing không chỉ bó hẹp ở một nền tảng mạng xã hội nhất định mà lan toả rộng rãi và càng ngày chứng minh được sức ảnh hưởng đáng ngưỡng mộ của nó. Muốn dấn thân vào ngành Marketing, bạn không chỉ cần có kiến thức nền tảng về các hình thức Marketing mà còn cần tư duy nhạy bén trong việc tiếp cận và vận dụng từng hình thức vào các tình huống thực tế. 

Nếu bạn còn băn khoăn về kiến thức và tư duy Marketing của mình, hãy tham gia ngay khoá học Marketing Foundation của TM. Khoá học trang bị nền móng vững chắc cho bạn để tự tin bước vào ngành Marketing.

Marketing Foundation

Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

Tagged: