Tomorrow Marketers – Bạn đã dành hàng giờ để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ứng tuyển Management Trainee, từ việc ôn tập kiến thức đến rèn luyện kỹ năng. Thế nhưng, chỉ một vài phút ngắn ngủi trong Initial Interview có thể quyết định liệu bạn có tiến xa hơn trong hành trình này hay không. Đáng tiếc, có những lỗi sai mà không ít ứng viên dù đã chuẩn bị kỹ vẫn mắc phải, khiến họ bỏ lỡ cơ hội quý giá này. Vậy những sai lầm phổ biến mà ứng viên thường gặp phải trong vòng Initial Interview là gì?
Cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu 3 lỗi sai thường mắc phải trong Initial Interview để có thể khắc phục và chuẩn bị sẵn sàng cho phần Initial Interview của mình nhé!
I. Initial Interview là gì
“Initial Interview” là vòng phỏng vấn đầu tiên mà ứng viên phải trải qua ngay sau khi vượt qua vòng Aptitude Test. Đây thường là một cuộc phỏng vấn sàng lọc, nhằm đánh giá các yếu tố cơ bản như thái độ, kinh nghiệm, kiến thức nền tảng, và kỹ năng mềm của ứng viên. Nhà tuyển dụng thường sử dụng vòng này để xác định xem liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và có tiềm năng để tiếp tục các vòng tuyển chọn sâu hơn hay không.
Tại Initial Interview, người phỏng vấn bạn thường sẽ là nhân sự của công ty hoặc trong một vài trường hợp do số lượng ứng viên đông, để tiết kiệm công sức, họ sẽ thuê bên agency phỏng vấn các ứng viên (ví dụ như Unilever). Hình thức phỏng vấn cũng khá đa dạng bao gồm gặp mặt trực tiếp (Nestle), Skype (UFresh của Unilever) hoặc phỏng vấn nhóm (Manulife).
Một vài công ty sẽ yêu cầu bạn soạn sẵn slide về bản thân khi tham gia vòng thi này (ví dụ như Nestle), nhưng đa số các công ty còn lại sẽ không yêu cầu bạn cần chuẩn bị gì cả, thứ duy nhất bạn cần mang theo khi đi phỏng vấn chỉ là sự tự tin của bạn mà thôi.
Đọc thêm: Vòng Initial Interview của các cuộc thi MT cần những kiến thức gì
II. 3 nhóm câu hỏi thường được hỏi trong Initial Interview
Các nhóm câu hỏi tại vòng “initial interview” của chương trình Management Trainee thường nhằm mục đích đánh giá khả năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, và mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty. Đặc điểm chung của các câu hỏi này là tập trung vào việc khám phá kinh nghiệm làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, và cách ứng viên đối diện với những tình huống khó khăn. Cụ thể, thông thường sẽ có ba nhóm câu hỏi chính trong vòng “Initial Interview”
Câu hỏi về Background, experience
Đây là câu hỏi về giới thiệu bản thân bao gồm yêu cầu ứng trình bày về điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm đi làm, hoạt động ngoại khóa và định hướng cá nhân của mình
Câu hỏi về sense of market, business & company
Với nhóm câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho bạn câu hỏi như sau: “Điều gì bạn thích và thấy có thể cải thiện ở brand A, product X hay campaign Y”
Câu hỏi về Problem Solving
Đây là nhóm câu hỏi dùng để kiểm tra khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề thông qua các tình huống và các case study về công việc
Ví dụ một câu hỏi trong nhóm này có thể là: “Kể về một lần bạn lead dự án A và xảy ra tình huống bất ngờ, lúc đó bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
III. Tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá tại vòng Initial Interview sẽ không quá khắt khe như vòng Assessment Center hay Final Interview, vì với vòng này, HR sẽ chỉ quan tâm đến kinh nghiệm của bạn và mục tiêu nghề nghiệp như thế nào, liệu bạn có phù hợp với phòng ban mà bạn đang ứng tuyển hay không. Cụ thể tại vòng này các tiêu chí đánh giá sẽ bao gồm:
1. Career Orientation, motivation, Passion & Personal Development
Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra xem các yếu tố trên của ứng viên liệu có phù hợp với vị trí MT, phòng ban và văn hóa của công ty hay không
Ví dụ: nếu bạn có dự định du học trong vài năm tới hoặc định hướng sự nghiệp không chắc chắn gắn bó với công ty, ngành hàng của công ty thì bạn sẽ rất dễ phải dừng lại tại vòng thi này
2. Early signal of Leadership và các kỹ năng như Communication, Problem solving, Data Capabilities
Thông qua các case study thực tế, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra, đánh giá sâu hơn về khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên
3. Kiến thức cơ bản về phòng ban đã ứng tuyển
Nhà tuyển dụng sẽ thông qua bất cứ câu hỏi tình huống nào để đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về phòng ban mà bạn muốn ứng tuyển
Hãy thể hiện sự đam mê, mục tiêu và định hướng của bản thân một cách thật rõ ràng, ví dụ như cách bạn tự học kiến thức Business, tham gia các cuộc thi về Business Case và MT giúp bạn được gì để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài ra bạn cũng nên đọc và hiểu về các case study đang diễn ra trên thị trường để có thể chia sẻ quan điểm và đánh giá của mình khi được HR hỏi.
IV. 3 lỗi sau thường mắc phải trong Initial Interview
1. Trả lời dài dòng, mất trọng tâm
Việc trả lời dài dòng và mất trọng tâm là một lỗi phổ biến mà nhiều ứng viên mắc phải tại vòng Initial Interview. Điều này không chỉ khiến người phỏng vấn khó nắm bắt được ý chính mà còn làm giảm ấn tượng về khả năng tư duy logic và sự chuyên nghiệp của ứng viên. Thay vì thể hiện rõ ràng và súc tích những điểm mạnh và kinh nghiệm liên quan, các câu trả lời lan man có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu khả năng tổ chức thông tin và không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Do đó, để tránh mắc phải lỗi này, ứng viên cần luyện tập trả lời ngắn gọn, tập trung vào những ý chính và luôn giữ cho câu trả lời liên quan trực tiếp đến câu hỏi được đặt ra.
Tips khắc phục
Chọn ra 3 đến 5 keyword highlight và nhắc lại 5 đến 7 lần keyword đó
Hãy chọn những keyword phù hợp với bản thân và bản JD được công ty bạn ứng tuyển đưa ra. Đừng trả lời lòng vòng, lan man. Vì bạn chỉ có khoảng 20 phút để gây ấn tượng với ban giám khảo về bản thân mình nên nếu bạn làm người phỏng vấn cảm thấy hoang mang và bị nhấn chìm trong hàng loạt thông tin không cần thiết thì thứ đọng lại trong tâm trí người phỏng vấn về bạn sẽ không có gì nổi bật cả
2. Không hiểu rõ về function ứng tuyển, công ty và sản phẩm
“Không hiểu rõ về function ứng tuyển, công ty và sản phẩm của công ty” là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà ứng viên cần tránh. Việc không nắm vững chức năng công việc mà mình ứng tuyển có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu sự chuẩn bị và không thực sự quan tâm đến vị trí này. Hơn nữa, việc thiếu hiểu biết về công ty và sản phẩm của họ có thể làm giảm khả năng bạn thể hiện được sự phù hợp với văn hóa công ty cũng như khả năng đóng góp vào sự phát triển chung. Điều này không chỉ làm giảm cơ hội trúng tuyển của bạn mà còn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, điều mà các chương trình đào tạo quản trị viên thường không đánh giá cao.
Tips khắc phục
Tìm hiểu kỹ về function ứng tuyển, công ty, product Portfolio
- Ngoài ra cũng cần tìm hiểu về campaign marketing gần đây của công ty, global & local strategy của công ty.
- Bạn có thể tìm hiểu thêm trên blog của Tomorrow Marketers và tham gia group Business & Marketing Case – Tomorrow Marketers để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích cho vòng này
3. Không chuẩn bị trước individual story cho buổi phỏng vấn
“Tay không bắt giặc” tại vòng Initial Interview sẽ mang lại tỷ lệ thành công của ứng viên tại vòng thi này gần như là 1%. Đừng chủ quan mà không chuẩn bị trước cho mình những individual story (câu chuyện từ bản thân) khi tham gia vòng Initial Interview. Việc này sẽ khiến ứng viên dễ rơi vào tình huống lúng túng khi được hỏi về kinh nghiệm cá nhân hoặc cách ứng viên xử lý các tình huống thực tế trong công việc. Nếu không có sẵn những câu chuyện cụ thể để minh họa kỹ năng và thành tựu của mình, ứng viên có thể gặp khó khăn trong việc tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và khó để thể hiện được sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ không chỉ làm giảm cơ hội được tiến xa hơn trong quá trình tuyển chọn mà còn khiến ứng viên trông thiếu sự chuẩn bị và thiếu sự chuyên nghiệp.
Tips khắc phục
Chuẩn bị sẵn 2 đến 5 common story về bản thân
Ứng viên hãy chuẩn bị cho mình những câu chuyện có thể áp dụng vào hầu hết vào các câu hỏi liên quan và đặc biệt những câu chuyện này phải thể hiện được USP của bản thân bạn một cách xuyên suốt, mạch lạc và ấn tượng đối với nhà tuyển dụng
Tạm kết
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về vòng Initial Interview, đặc biệt là những lỗi sai thường mắc phải và cách khắc phục hiệu quả những lỗi sai đó để bạn có thể tự tin chinh phục vòng thi này. Trong khoá học Case Mastery của Tomorrow Marketers, các bạn học viên sẽ được rèn luyện tư duy problem solving, kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn về các Business Case, cũng như tham gia các buổi thực hành gồm Case Interview dưới sự dẫn dắt của Trainers đến từ các công ty, tập đoàn lớn, là cựu quán quân các cuộc thi giải Case uy tín. Qua đó, bạn sẽ có kiến thức và hành trang vững vàng để chinh phục chương trình Management Trainee Hay Management Consulting mơ ước. Vậy nên, đừng chần chừ mà hãy đăng ký khóa học Case Mastery ngay thôi nào!
Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm khóa học Master Critical Thinking & Interview với chương trình học dạy bằng Business English với phương pháp GMAT để trang bị cho mình tư duy phản biện – critical thinking, kỹ năng giải Aptitude Test, kỹ năng viết CV & Essay và khả năng Interview giúp bạn tự tin chinh phục được các chương trình Management Trainee và Management Consulting
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo khóa học chuyên sâu tổng hợp Management Trainee Mastery dưới đây bao gồm 2 học phần chính bao gồm: Học phần 1 (Case Mastery) và Học phần 2 (Master Critical Thinking & Interview) để sở hữu cho mình trọn bộ kiến thức & kỹ năng giải Business Case, tư duy Problem Solving, Critical Thinking & Interview, giúp bạn tự tin chinh phục vị trí mơ ước tại các tập đoàn đa quốc gia