Aptitude Test là gì? Bí quyết chinh phục 04 dạng Aptitude Test phổ biến khi ứng tuyển Management Trainee

Aptitude Test là gì? Bí quyết chinh phục 04 dạng Aptitude Test phổ biến khi ứng tuyển Management Trainee
marketing foundation

Tomorrow Marketers  –  Nếu bạn muốn chinh phục các kỳ thi Management Trainee thì Aptitude Test chính là một trong những thử thách đầu tiên bạn cần vượt qua. Đây là bài kiểm tra đánh giá năng lực ứng viên được các tập đoàn lớn như Unilever, Nestle, P&G,… ưa chuộng và sử dụng như công cụ uy tín để đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn ứng viên phù hợp.

Aptitude Test được thiết kế để đánh giá toàn diện năng lực tư duy, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của ứng viên. Để đạt điểm cao trong bài kiểm tra này, không phải chỉ cần nỗ lực ngắn hạn mà đòi hỏi ứng viên phải có quá trình tìm hiểu và luyện tập mỗi ngày.

Trong bài viết này, Tomorrow Marketers sẽ cung cấp cho bạn bức tranh toàn diện nhất về Aptitude Test và bật mí bí quyết chinh phục 04 dạng Aptitude Test phổ biến hiện nay, giúp bạn chuẩn bị thật tốt và tự tin chinh phục kỳ thi khó nhằn này.

Hãy cùng Tomorrow Marketers khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

I) Aptitude Test là gì?

1. Định nghĩa

Aptitude Test là bài kiểm tra năng lực hoặc đánh giá tâm lý nhằm đo lường và đánh giá khả năng thiên bẩm của ứng viên trong việc thực hiện một công việc hoặc một nhiệm vụ cụ thể. Điểm đặc biệt của Aptitude Test là không tập trung vào kiến thức chuyên môn của ứng viên trong những chủ đề quen thuộc, mà tập trung vào các kỹ năng vốn có và khả năng áp dụng chúng vào các tình huống bất ngờ.

Aptitude Test được sử dụng rộng rãi sau vòng CV trong các chương trình Management Trainee của các công ty và tập đoàn đa quốc gia để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và năng lực của ứng viên, từ đó đưa ra quyết định chính xác hơn khi lựa chọn người phù hợp cho các vị trí việc làm. Hiện nay, phần lớn các bài thi sẽ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh và tùy theo từng công ty sẽ có những dạng Aptitude Test khác nhau.

2. Phân biệt Aptitude Test và Cognitive Test 

Một số bạn ứng viên hay bị nhầm lẫn và không phân biệt được sự khác nhau giữa hai bài kiểm tra Aptitude Test và Cognitive Test. Mặc dù đều là 2 loại bài kiểm tra quan trọng trong quá trình đánh giá năng lực của ứng viên, nhưng chúng có một số điểm khác biệt mà bạn cần biết. Hiểu rõ đặc thù của từng loại bài sẽ giúp bạn có phương pháp ôn luyện phù hợp với từng dạng và đạt kết quả tốt hơn. 

  • Mục đích sử dụng

Aptitude Test (Bài kiểm tra năng khiếu): Xác định năng lực thiên bẩm và tiềm năng trong tương lai của cá nhân trong việc thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể. 

Cognitive Test (Bài kiểm tra nhận thức): Đánh giá khả năng nhận thức và tư duy của cá nhân. 

  • Phạm vi đánh giá

Aptitude Test: Đánh giá năng lực chung của cá nhân, không yêu cầu kiến thức hoặc kỹ năng chuyên ngành. Bài test này đo lường khả năng thích ứng và thích nghi của người tham gia với các nhiệm vụ khác nhau.

Cognitive Test: Đánh giá những khía cạnh cụ thể về nhận thức và tư duy của người tham gia, như trí thông minh, tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề,… Yêu cầu kiến thức và kỹ năng nhất định để giải quyết các bài kiểm tra này.

  • Tính công bằng

Aptitude Test: Bài test được thiết kế công bằng cho tất cả ứng viên, không yêu cầu kỹ năng hoặc kiến thức chuyên ngành.

Cognitive Test: Bài test này yêu cầu một số kiến thức cơ bản và kỹ năng tư duy nhất định.

  • Ứng dụng

Aptitude Test: thường được sử dụng trong các kỳ thi tuyển dụng, đặc biệt là cho các chương trình đào tạo và phát triển tài năng như Management Trainee, hoặc trong các ngành nghề yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao.

Cognitive Test: được sử dụng trong các quá trình tuyển dụng hoặc trong các nghiên cứu để đánh giá tổng quan về năng lực trí tuệ của các ứng viên hoặc đối tượng nghiên cứu.

II) Các dạng Aptitude Test phổ biến

Aptitude Test có tới hơn 10 dạng test khác nhau, phụ thuộc vào vị trí và lĩnh vực làm việc, nhưng có 4 dạng Aptitude Test phổ biến được nhiều chương trình Management Trainee sử dụng như sau:

1. Bài kiểm tra khả năng tính toán (Numerical Reasoning Test)

Đây là dạng phổ biến nhất của Aptitude Test mà ứng viên phải vượt qua trong vòng Assessment Centre của chương trình Management Trainee hay trong quá trình tuyển dụng nói chung. Ở dạng test này, ứng viên được đánh giá về khả năng hiểu vấn đề và đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu số học.

Numerical Reasoning Test là bài kiểm tra được sử dụng để đo lường và đánh giá khả năng đọc hiểu, sử dụng thông tin số liệu, tư duy tính toán và xử lý số liệu. Bài kiểm tra này thường bao gồm một loạt các câu hỏi kiểm tra liên quan đến toán học, số học như phép tính, tỷ lệ, tỉ lệ phần trăm, cơ số, đồ thị, biểu đồ, và các vấn đề liên quan đến tiền tệ,…  Phạm vi câu hỏi rộng này đến từ việc bài test được sử dụng cho nhiều cấp bậc công việc khác nhau, từ vị trí Quản lý Cấp cao (Senior Manager) cho đến vị trí dành cho sinh viên mới tốt nghiệp (Graduate), cả trong lĩnh vực quản lý, hành chính/quản trị lẫn sales. 

Để vượt qua dạng bài này, bạn sẽ cần sự cẩn trọng và tập trung cao độ. Ngoài ra, hãy đọc kỹ các câu hỏi, tính toán thật chính xác. Và luôn nhớ rằng không bao giờ được quên kiểm tra lại các số liệu, đáp án trước khi hạ bút nộp bài.

Một câu hỏi bạn có thể gặp trong Numerical Reasoning Test sẽ như sau:

Ví dụ các dạng Aptitude Test phổ biến - Numerical Reasoning Test
  Ví dụ từ chương trình UVTN 2016

2. Bài kiểm tra biểu đồ (Diagrammatic Reasoning Test)

Đây cũng là dạng câu hỏi khá phổ biến trong bài Aptitude Test, được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra khả năng tư duy trực quan, logic cũng như khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của ứng viên dựa trên các biểu đồ, sơ đồ và hình ảnh trừu tượng. Ứng viên cần tìm ra mối quan hệ giữa các quy luật hoạt động và dựa vào những quy tắc đó để giải quyết các câu kiểm tra.

Các dạng câu hỏi trong Diagrammatic Reasoning Test có thể bao gồm việc điền vào ô trống, tìm điểm giống và khác nhau giữa các hình ảnh, dự đoán các sơ đồ hoặc biểu đồ tiếp theo dựa trên mẫu đã cho,…

Những ứng viên ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi cao về khả năng giải quyết vấn đề (problem solving) và tư duy logic như Management Consulting hay Finance thường sẽ dễ gặp phải bài test này.

Một lời khuyên hữu ích khi làm dạng bài này là bạn nên thử tự “tưởng tượng” ra đáp án trước khi nhìn vào những lựa chọn mà đề bài đưa ra. Bạn cũng có thể dùng tay che đi các đáp án, chỉ tập trung vào đề bài và suy nghĩ. Bởi nếu không, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng chọn bừa một đáp án trông có vẻ “đúng đúng” thay vì thực sự suy luận ra câu trả lời. Nhiều chuỗi hình ảnh hoặc dãy số nhìn rất giống nhau, và nếu bạn không có một hình dung rõ ràng về đáp án trong đầu mình, bạn sẽ dễ dàng “mắc bẫy” và đưa ra một lựa chọn sai lầm.

Dưới đây chính là một câu hỏi Diagrammatic Reasoning:

Ví dụ các dạng Aptitude Test phổ biến - Diagrammatic Reasoning Test
 Ví dụ từ chương trình UVTN 2016

3. Bài kiểm tra khả năng tư duy ngôn ngữ (Verbal Reasoning Test)

Dạng bài thường gặp thứ 3 trong Aptitude Test chính là Verbal Reasoning Test. Đây là tên gọi của các câu hỏi sử dụng văn bản (written text) nhằm đánh giá khả năng Đọc hiểu – Tư duy – Phân tích thông tin của bạn.

Bài Test này sẽ kiểm tra một loại kỹ năng ngôn ngữ của ứng viên, cụ thể là tiếng Anh, bao gồm:

  • Vocabulary – Từ vựng: Vốn từ, sự am hiểu và khả năng sử dụng từ ngữ; được kiểm chứng qua nhiều dạng bài khác nhau như câu hỏi về câu phức, hoàn thành một câu cho trước hay câu hỏi về chính tả, v.v.
  • Grammar – Ngữ pháp: Kiểm tra kiến thức ngữ pháp của bạn, thường bằng các câu hỏi yêu cầu hoàn thành một câu cho trước hoặc lựa chọn câu tiếp theo phù hợp trong một đoạn văn.
  • Comprehension – Khả năng đọc hiểu: Bạn được yêu cầu đọc một đoạn văn bản và tùy theo cách hiểu, phân tích cũng như làm sáng tỏ của bạn, trả lời câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa đọc.
  • Critical Reasoning – Suy luận: Cách bạn phân tích những thông tin mình có, dựa vào các thông tin trong đề bài để xác định xem một khẳng định là đúng hay sai, hay những thông tin có được là chưa đủ để đưa ra câu trả lời.

Để làm tốt dạng bài này, điều ứng viên cần lưu ý là chỉ sử dụng thông tin từ đề bài. Rất nhiều ứng viên sẽ bị ảnh hưởng bởi kiến thức hoặc quan điểm của mình trong lúc lựa chọn đáp án. Khi trả lời những câu hỏi dạng Verbal Reasoning, bạn chỉ được dựa trên những thông tin có hoặc không có trong đề bài. Cho dù kết luận có thể trái ngược với những gì bạn biết là đúng, bạn vẫn phải trả lời câu hỏi dựa hoàn toàn trên đoạn văn bản đã cho.

Bạn có thể tham khảo một ví dụ về câu hỏi dạng Verbal Reasoning:

Ví dụ các dạng Aptitude Test phổ biến - Verbal Reasoning Test
Ví dụ từ chương trình UVTN 2016

4. Bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống (Situational Judgement Test)

Situational Judgement Test là bài kiểm tra khả năng đối diện và giải quyết các tình huống bất ngờ trong môi trường làm việc. Bài kiểm tra này tập trung vào khả năng đánh giá và lựa chọn các phương án xử lý tốt nhất dựa trên các tình huống có thể xảy ra trong công việc. Có rất nhiều hình thức câu hỏi khác nhau trong một bài Situational Judgement Test như câu hỏi trắc nghiệm với chỉ một đáp án đúng, câu hỏi sắp xếp các lựa chọn theo một mức thang từ tốt/phù hợp nhất đến không phù hợp,…

Situational Judgement Test không có một dạng cố định và không quá tập trung vào một mảng kỹ năng nào đặc biệt, mà thường được tùy chỉnh sao cho phù hợp với mỗi vị trí hay lĩnh vực riêng biệt. Các tình huống có thể liên quan đến kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, xây dựng mối quan hệ,…. Đối với các vị trí quản lý cấp cao hơn, các kỹ năng sẽ phức tạp và mang tính chiến lược hơn, như động lực để thúc đẩy đội nhóm, khả năng lập kế hoạch dài hạn và thực hiện chiến lược.

Khi trả lời một câu hỏi Situational Judgement Test, hãy nhớ rằng không có đáp án nào hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Vậy nên lời khuyên quan trọng nhất dành cho dạng đề này là bạn hãy luôn là chính mình, vì đôi khi bài test sẽ được thiết kế để làm “lộ tẩy” bạn. Những câu hỏi có cùng nội dung nhưng được diễn đạt khác nhau có thể dễ dàng “đánh lừa” bạn, chỉ cần vô tình chọn 2 cách xử lý khác nhau cho cùng một tình huống là bạn đã mất điểm với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu trước về công ty mình đang ứng tuyển (văn hóa, giá trị, tầm nhìn…) để có được cái nhìn tổng quan nhất khi giải quyết vấn đề.

Dưới đây chính là một câu hỏi Situational Judgement Test:

Ví dụ các dạng Aptitude Test phổ biến - Situational Judgement Test

III) Bí kíp giúp ứng viên chinh phục Aptitude Test

1. Hiểu rõ cấu trúc bài kiểm tra và thế mạnh bản thân

  • Nghiên cứu rõ ràng về dạng đề của chương trình ứng tuyển

Mỗi tập đoàn, công ty sẽ có đưa ra các dạng đề khác nhau trong vòng tuyển Online Assessment. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu rõ cấu trúc và loại câu hỏi mà bạn có thể gặp phải tại chương trình Management Trainee mà bạn ứng tuyển để có kế hoạch ôn tập phù hợp.

Một số ví dụ các các dạng đề của một số tập đoàn như:

Shopee: Data sufficiency, Mathematics and Logical reasoning strength test (GMAT form)

P&G: Performance & Interactive reasoning test

Nestle: Numerical, Verbal & Logical test

Unilever: Game-based Assessment test

Deloitte: Game-based, Numerical, Verbal and Situational strength test

  • Biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Để chinh phục Aptitude Test, bạn cần nhận diện rõ bạn đang làm tốt ở phần thi nào, dạng nào. Bạn có thể thực hiện các bài kiểm tra thử trên mạng để xác định những phần bạn dễ dàng vượt qua cũng như những câu hỏi làm bạn lúng túng và mất nhiều thời gian. Hãy tập trung phát huy những kỹ năng bạn làm tốt và sử dụng chúng để bù đắp cho những khía cạnh còn yếu. Đồng thời, lập kế hoạch chi tiết và thực hành liên tục để cải thiện điểm yếu. Điều này giúp bạn tự tin hơn và xây dựng chiến lược ôn tập hiệu quả, tăng cơ hội đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.

2. Luyện tập thường xuyên

  • Xác định phương pháp làm bài phù hợp với từng dạng đề

Với mỗi dạng đề trong Aptitude Test, điều quan trọng là bạn cần xác định phương pháp làm bài phù hợp nhất với khả năng và phong cách của mình. Không nên áp dụng ngay phương pháp mà người khác thấy hiệu quả, vì mỗi người có cách tư duy và tiếp cận vấn đề khác nhau. Hãy thử nghiệm các phương pháp khác nhau, từ đó chọn ra cách tiếp cận giúp bạn giải quyết bài tập nhanh chóng và chính xác nhất. Điều này sẽ tối ưu hóa hiệu suất làm bài và tăng cơ hội đạt kết quả cao.

  • Luyện tập dưới áp lực thời gian

Một phần quan trọng trong Aptitude Test là khả năng quản lý thời gian, vì bạn sẽ phải hoàn thành nhiều câu hỏi trong một khoảng thời gian rất ngắn. Để làm quen với áp lực này, bạn nên luyện tập với các bài test mẫu và thiết lập thời gian giới hạn tương tự như trong kỳ thi thực tế.

3. Chiến lược làm bài hiệu quả

  • Quản lý thời gian hợp lý

Thay vì lo lắng về toàn bộ bài kiểm tra, hãy chia nhỏ thời gian cho mỗi câu hỏi để tránh sa đà dành quá nhiều thời gian cho một câu. Với những câu hỏi quá khó hoặc mất quá nhiều thời gian để giải quyết, hãy mạnh dạn bỏ qua và quay lại sau khi đã hoàn thành những câu dễ hơn. Điều này giúp bạn tối đa hóa số lượng câu hỏi có thể trả lời đúng trong thời gian quy định và giảm bớt áp lực.

  • Sử dụng phương pháp loại trừ

Nếu gặp câu hỏi khó, đừng hoảng sợ. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng có thể trả lời đúng hết tất cả các câu hỏi. Khi đối mặt với những câu hỏi này, phương pháp loại trừ là một công cụ hữu ích. Hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ các đáp án rõ ràng không hợp lý hoặc không phù hợp với yêu cầu của đề bài. Bằng cách thu hẹp các lựa chọn, bạn tăng cơ hội chọn đúng đáp án, ngay cả khi bạn không chắc chắn 100% về câu trả lời đúng.

IV) Tổng hợp một số nguồn tham khảo và luyện tập Aptitude Test

Dưới đây là 09 trang web luyện thi Aptitude Test miễn phí mà Tomorrow Marketers đã tổng hợp, giúp bạn dễ dàng ôn tập và tự tin vượt qua vòng thi đầy thử thách này.

1. Aptitude Test (Tomorrow Marketers)

https://www.tomorrowmarketers.org/aptitude-test

Trang web cung cấp bộ đề Aptitude Test độc quyền theo chuẩn cấu trúc thi Management Trainee, gồm 4 dạng: Logical Reasoning, Numerical Reasoning, Verbal Reasoning, Situational Judgement.

Bộ đề Aptitude Test miễn phí của Tomorrow Marketers với lời giải chi tiết Tiếng Việt
Bộ đề Aptitude Test miễn phí của Tomorrow Marketers với lời giải chi tiết Tiếng Việt

2. Numericalreasoningtest.org

https://www.numericalreasoningtest.org/

Nếu đang muốn ôn luyện numerical reasoning tests, đây sẽ là website dành cho bạn. Khi làm bài đánh giá tại web, bạn sẽ được tính thời gian như vòng thi thật, cũng như nhận ngay kết quả và so sánh điểm với mặt bằng chung.

3. Verbalreasoningtest.org

https://www.verbalreasoningtest.org/

Verbalreasoningtest.org cung cấp các bài test miễn phí tập trung vào dạng bài verbal reasoning, đồng thời đưa ra các lời khuyên đến từ chuyên gia để chúng ta có thể luyện tập, thực hành nhiều lần.

4. Indiabix.com

https://www.indiabix.com/

Với indiabix.com, bạn có thể trực tiếp làm bài test mà không cần đăng nhập hay đăng ký. Trang web này có rất nhiều loại test khác nhau với các câu hỏi kèm theo lời giải chi tiết ở bên dưới.

5. Wiki job

https://www.wikijob.co.uk/

Wiki job bao gồm 12 loại bài test tuyển dụng, các bí quyết viết CV, phỏng vấn…

Tại đây không chỉ mang đến cho bạn các bài test tuyển dụng miễn phí mà còn cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến quá trình tuyển dụng.

 6. Practiceaptitudetests.com

https://www.practiceaptitudetests.com/

Trang này cung cấp 4 loại test tuyển dụng phổ biến như: Numerical Reasoning Tests, Verbal Reasoning Tests , Diagrammatic Reasoning Tests, Situational Judgement Tests trên nhiều lĩnh vực như Marketing, Tài chính, Ngân hàng…

7. Aptitude-test.com

https://aptitude-test.com/

Đây là website hỗ trợ bạn chuẩn bị cho bài kiểm tra đánh giá năng lực bằng việc cung cấp 1100 câu hỏi để bạn có thể rèn luyện và thực hành miễn phí

8. AssessmentDay

https://www.assessmentday.com/

Với hơn 100 bài test thuộc đủ dạng bài trong bài thi Aptitude Test, trang web này đã nhận được sự tin tưởng của hơn 400.000 bạn trẻ đang cần một nơi để thử sức với Aptitude Test.

9. Practice Reasoning

https://www.practicereasoningtests.com/

Trang web này sẽ cùng cấp cho bạn các bài test miễn phí và đồng thời cũng đưa ra cho bạn những câu trả lời, giải thích chi tiết với từng bài.

KẾT

Aptitude Test không chỉ là một thử thách trong quá trình ứng tuyển, mà còn là cơ hội để bạn thể hiện năng lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của mình với nhà tuyển dụng. Với những kiến thức và bí quyết đã chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ bước vào kỳ thi này với sự tự tin cao nhất.

Vượt qua Aptitude Test chỉ là bước khởi đầu trong hành trình chinh phục chương trình Management Trainee, nơi mà một ứng viên thường phải trải qua 3-4 vòng thi khác nhau. Hành trình này không hề dễ dàng, tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị sớm với nền tảng kiến thức bài bản thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục vị trí mơ ước tại các tập đoàn đa quốc gia!

Nếu bạn mong muốn sở hữu bộ kiến thức và kỹ năng toàn diện để chinh phục vị trí Management Trainee tại các tập đoàn đa quốc gia, hãy tham khảo ngay khóa học Management Trainee Mastery của Tomorrow Marketers. 

Khóa học Management Trainee Mastery - "Fast-track" chinh phục Management Trainee tại các tập đoàn Đa quốc gia

Tham khảo ngay khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers để trang bị tư duy problem solving, thành thạo giải quyết business case để tự tin chinh phục các chương trình Management Trainee mơ ước!

Khóa học Case Mastery - Chiến thắng các cuộc thi và chinh phục tập đoàn đa quốc gia
Tagged: