Tomorrow Marketers – Ứng tuyển vào các công ty Consulting, nhiều ứng viên thường chủ yếu tập trung vào Case Interview mà “bỏ quên” Fit Interview – một phần phỏng vấn quan trọng, là điều kiện tiên quyết để đánh giá mức độ phù hợp với ngành nghề, công ty. Vậy Fit Interview là gì? Đâu là những sai lầm phổ biến của ứng viên trong Fit Interview? Hãy cùng Tomorrow Marketers khám phá qua bài viết dưới đây nhé! Còn nếu bạn muốn luyện tập cho vòng Case Interview, hãy tham khảo khoá học Case Mastery nhé.
1/ Fit Interview là gì?
Fit Interview (hay Behavioral Interview) là phần phỏng vấn đánh giá tố chất, động lực, kỹ năng mềm và mức độ phù hợp với văn hóa công ty của ứng viên Management Consultant. Cụ thể, các câu hỏi trong Fit Interview sẽ không liên quan đến khả năng giải quyết Case Study hay đánh giá vấn đề như Case Interview, mà chủ yếu tập trung vào các kỹ năng của ứng viên như: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,…
Đọc thêm: Chinh phục 4 dạng interview thường gặp trong Management Trainee
Cách thiết kế Fit Interview cũng được thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp. Phổ biến nhất, Fit Interview sẽ được tổ chức cùng 1 vòng phỏng vấn với Case Interview. Trong 1 vài trường hợp khác, doanh nghiệp cũng có thể tách Fit Interview thành phần phỏng vấn riêng kéo dài trên dưới 1 tiếng.
Trong các vòng phỏng vấn, Fit Interview sẽ là nhóm câu hỏi được hỏi trước. Các câu hỏi Fit Interview sẽ kéo dài từ 15-30 phút, trước khi nhường chỗ cho phần Case Interview. Sau đó, tùy thuộc vào người hỏi, ứng viên có thể sẽ được hỏi thêm các câu hỏi Fit Interview vào 5 phút cuối của vòng phỏng vấn.
Các câu hỏi trong Fit Interview chủ yếu sẽ xoay quanh 3 chủ đề: Resume walk-through (Giới thiệu lý lịch), Behavioral questions (Phỏng vấn hành vi) và Motivation (Động lực làm việc). Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến mà bạn có thể gặp trong phần Fit Interview:
- Walk me through your resume?
- When have you been able to influence/persuade someone to change an opinion/mindset/behavior when you weren’t in a position of authority?
- Tell me about a time you managed to set an ambitious goal and describe how you achieved it.
- Why this firm? Why BCG/Bain/McKinsey?
Đọc thêm: Nguyên tắc MECE trong case interview là gì?
Fit Interview và Personal Experience Interview có phải là 1?
Không chỉ khác nhau ở hình thức phỏng vấn, cách đặt câu hỏi trong Fit Interview ở mỗi công ty tư vấn chiến lược cũng rất khác nhau. Điều này tạo nên một số tên gọi có phần đặc biệt hơn, điển hình như McKinsey PEI (Personal Experience Interview) – cách thiết kế Fit Interview của riêng McKinsey.
Trong PEI, các câu hỏi liên quan đến Motivation (Động lực) sẽ được rút gọn để tập trung vào trải nghiệm cá nhân của ứng viên. Xuyên suốt phần phỏng vấn, ứng viên sẽ chỉ được hỏi vài câu hỏi chính, cùng với đó là từ 3-5 câu hỏi phụ kèm theo.
Như vậy, Personal Experience Interview thực chất không khác Fit Interview quá nhiều. Do đó, nếu đã chuẩn bị kỹ càng cho 1 trong 2 dạng phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể làm tốt khi phỏng vấn ở cả Bain, BCG hay McKinsey.
Đọc thêm: McKinsey, BCG và Bain khác nhau ở đâu?
2/ 3 lý do khiến ứng viên “mất điểm” trong Fit Interview
Không hiểu rõ những giá trị mà công ty đang tìm kiếm
Với việc phải chuẩn bị cho nhiều câu hỏi phỏng vấn, các ứng viên thường dễ đưa ra các câu trả lời chung chung, không điều chỉnh phù hợp với đặc thù công ty. Điều này nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc nhà tuyển dụng không thấy được sự kết nối giữa giá trị cá nhân của ứng viên và giá trị mà công ty đang tìm kiếm.
Chẳng hạn, BCG thường được biết đến nhiều hơn qua những dự án mang tính chiến lược như M&A, Xâm nhập thị trường, Tái cơ cấu doanh nghiệp,… Trong khi đó, McKinsey lại nổi tiếng với những dự án có quy mô lớn, phức tạp, đa dạng ngành nghề và lĩnh vực. Do đó, khi tìm kiếm ứng viên, hai doanh nghiệp này cũng sẽ có những tiêu chí khác nhau.
Để tránh đưa ra những câu trả lời chung chung, trong quá trình chuẩn bị câu trả lời, ứng viên nên tham khảo các thông tin sau:
- Website của doanh nghiệp: Tìm kiếm các thông tin về giá trị và văn hóa công ty thông qua các phần “About Us”, “Our Culture” hay “Our Values”.
- Glassdoor: Glassdoor là một website cho phép nhà tuyển dụng và người tìm việc đánh giá công ty một cách ẩn danh. Vì vậy, nếu bạn muốn có thêm những góc nhìn đa dạng về công ty đang định ứng tuyển, đây sẽ là một giải pháp phù hợp.
- Networking: Cách tốt nhất để hiểu về doanh nghiệp chính là nói chuyện với những người đang làm ở doanh nghiệp đó. Do đó, hãy kết nối với nhiều Consultants trên LinkedIn. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm được những insights mà chỉ “người trong cuộc” mới nắm rõ.
Trình bay lan man, lặp đi lặp lại một câu chuyện
Ngoài cho thấy kỹ năng giao tiếp, cách ứng viên đưa ra câu trả lời trong Fit Interview còn thể hiện khả năng sắp xếp lập luận một cách logic, có tổ chức. Do đó, một câu trả lời lan man, k3hông đúng trọng tâm có thể khiến ứng viên “mất điểm” nặng nề trong mắt nhà tuyển dụng. Tương tự, nếu chỉ lặp đi lặp lại một câu chuyện qua nhiều câu hỏi, bạn cũng có thể bị đánh giá là thiếu khả năng thích nghi và không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Lời khuyên cho các ứng viên Consultant đang rơi vào 2 tình trạng trên là hãy phát triển sự nhất quán trong câu trả lời của mình, đồng thời chuẩn bị ít nhất từ 2-3 câu chuyện trước khi đến buổi phỏng vấn. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo các yếu tố trên là sử dụng mô hình STAR và PARADE.
Mô hình STAR
- Situation (Tình huống): Bối cảnh chung của tình huống hoặc thử thách mà bạn đã phải đối mặt.
- Task (Nhiệm vụ): Trách nhiệm, nhiệm vụ của bạn trong tình huống đã nêu hoặc kết quả bạn muốn đạt được sau tình huống đó.
- Action (Hành động): Những hành động bạn đã làm để hoàn thành nhiệm vụ và vượt qua thử thách. Trong phần này, hãy chú ý tập trung vào những hành động của bản thân để người phỏng vấn hiểu rõ hơn về bản thân bạn. Tránh nói quá nhiều về các hành động của tập thể.
- Result (Kết quả): Nêu ngắn gọn kết quả đạt được sau khi thực hiện các hành động, giải pháp.
Mô hình PARADE
- Problem (Vấn đề): Mô tả vấn đề bạn gặp phải để người phỏng vấn hình dung được bối cảnh, từ đó biết hướng đánh giá hành vi và đóng góp của bạn trong tình huống được đưa ra.
- Anticipated consequence (Hậu quả giả định): Điều sẽ xảy ra nếu bạn không có mặt trong tình huống.
- Role (Vai trò) và Action: Làm nổi bật vai trò của bạn trong việc giải quyết nút thắt của vấn đề. Cũng giống như phần Action ở Mô hình STAR, đừng quên hướng câu chuyện về hướng bản thân bạn.
- Decision-making rationale (Giải thích cho quyết định): Đưa ra lý do hành động của bạn trong tình huống.
- End-result (Kết quả cuối cùng): Kết thúc câu chuyện thật ngắn gọn, xúc tích.
Chưa nắm được mục đích của câu hỏi
Việc chưa hiểu rõ mục đích của các câu hỏi có thể khiến ứng viên dễ đưa ra những câu trả lời lạc đề. Đối với một vị trí ứng tuyển như Management Consultant, đây là điều tối kỵ. Lý do là bởi Management Consultant là những người luôn được kỳ vọng có khả năng suy nghĩ một cách chiến lược và sở hữu tư duy phản biện tốt. Do đó, ứng viên phải luôn thể hiện được rằng mình hiểu dụng ý đằng sau câu hỏi của người phỏng vấn. Muốn làm được điều này, một sự chuẩn bị kỹ lưỡng để nắm được các câu hỏi có thể xuất hiện là điều mà ứng viên nào cũng nên làm.
Đọc thêm: 5 dạng câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển Management Consultant
3/ 3 câu trả lời mẫu trong Fit Interview
Walk me through your resume (Hãy giới thiệu về sơ yếu lý lịch của bạn)
Câu trả lời không đạt tiêu chuẩn
“Well, I graduated from university a few years ago and have worked in a few different jobs since then. My first job was in marketing, where I learned a lot about social media and digital marketing. Then I worked at a startup for a while, but it didn’t work out. After that, I worked in sales for a year and learned a lot about client relations.”
“Tôi tốt nghiệp trường đại học một vài năm về trước và sau đó có làm một vài công việc. Công việc đầu tiên của tôi là một công việc về Marketing – nơi tôi học được khá nhiều về Social Media và Digital Marketing. Sau đó, tôi có chuyển sang làm startup nhưng không thấy quá phù hợp. Cuối cùng, tôi chuyển sang làm Nhân viên kinh doanh.”
Đây là một câu trả lời thiếu tính hệ thống và không làm nổi bật được kinh nghiệm liên quan của ứng viên với ngành Consulting.
Câu trả lời đạt tiêu chuẩn
“Sure, I’d be happy to. I graduated from XYZ University with a degree in Economics, where I developed strong analytical and problem-solving skills. After graduation, I worked at a marketing agency where I led several successful social media campaigns and developed my project management skills. I then worked at a startup where I developed my ability to work in a fast-paced, ambiguous environment and gained experience in financial analysis. Most recently, I worked in sales where I developed my client relationship management skills and exceeded my sales targets by 20%.”
“Tôi tốt nghiệp Đại học XYZ chuyên ngành Kinh tế – nơi giúp tôi mài giũa khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề của mình. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm tại một agency. Tại đây, tôi đã dẫn dắt một vài chiến dịch Social Media, qua đó biết cách quản lý dự án. Sau đó tôi quyết định chuyển sang làm việc tại môi trường startup để có thể luyện tập khả năng làm việc với cường độ cao, đồng thời học thêm về phân tích tài chính. Trải nghiệm gần nhất của tôi là ở vị trí Nhân viên kinh doanh. Tôi đã phát triển được kỹ năng làm việc với khách hàng, cùng với đó là vượt chỉ tiêu sales tới 20%.”
Why consulting? (Tại sao bạn lại quyết định theo đuổi ngành Consulting?)
Câu trả lời không đạt tiêu chuẩn
“I’m not really sure. I think consulting would be a good fit for me because I like working with people and solving problems, but I haven’t really thought about it in detail.”
“Tôi nghĩ rằng ngành Consulting là một lựa chọn tốt cho tôi, bởi tôi khá thích làm việc với con người và giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, tôi chưa nghĩ quá nhiều về việc này.”
Đây là một câu trả lời chưa thể hiện được tính cá nhân hóa của ứng viên, đồng thời chưa cho thấy được rõ kỹ năng cũng như động lực để ứng viên theo đuổi ngành Consulting.
Câu trả lời đạt tiêu chuẩn
“I’ve always been drawn to consulting because I enjoy working on complex problems with a team of smart and driven individuals. I’m passionate about solving problems and creating value for clients, and I believe that consulting provides a unique opportunity to do that in a fast-paced and dynamic environment. Additionally, I appreciate the opportunity to work across a variety of industries and functions, which would allow me to continually learn and develop my skills.”
“Tôi vẫn luôn mong muốn theo đuổi ngành Consulting bởi tôi nhận thấy bản thân thích làm việc với những cá nhân thông minh, tài năng để giải quyết các vấn đề phức tạp. Tôi rất đam mê giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị cho khách hàng. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng Consulting sẽ cho tôi cơ hội để làm điều đó trong một môi trường nhanh và năng động. Ngoài ra, tôi cũng rất muốn có cơ hội để làm việc với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ đó liên tục học hỏi và cải thiện kỹ năng của mình.”
When have you been able to persuade someone to change an opinion when you weren’t in a position of authority? (Bạn hãy kể về trải nghiệm thuyết phục người khác thay đổi ý kiến khi bạn không nắm trong tay quyền chỉ đạo được không?)
Câu trả lời không đạt tiêu chuẩn
“Um, I’m not sure. I haven’t really been in a situation like that before.”
“Tôi chưa thực sự trải nghiệm điều này trong quá khứ nên tôi không chắc có thể kể về nó.”
Đây là một câu trả lời thiếu ví dụ cụ thể và không cho thấy được khả năng thuyết phục của ứng viên.
Câu trả lời đạt tiêu chuẩn
“I can give an example from my previous job in marketing. I was working on a project with a team of designers and we had differing opinions on the direction of the project. I suggested that we hold a meeting to discuss our ideas and come up with a solution together. During the meeting, I was able to present my ideas clearly and persuasively, and I was able to get the rest of the team on board with my approach. As a result, we were able to produce a final product that exceeded our client’s expectations.”
“Tôi có thể kể về một trường hợp khi tôi còn làm trong ngành Marketing. Khi đó, tôi phải làm việc với một team gồm nhiều designers và chúng tôi có khá nhiều bất đồng trong ý kiến. Tôi đã đề xuất một buổi họp để bàn về các ý tưởng và đưa ra giải pháp. Trong buổi họp đó, tôi đã trình bày ý tưởng của tôi một cách rõ ràng và thuyết phục. Chính vì vậy, cả team đã quyết định đồng ý với ý tưởng của tôi. Kết quả là, chúng tôi đã có được một sản phẩm cuối cùng vượt kỳ vọng của khách hàng.”
Tạm kết
Để thể hiện tốt ở trong Fit Interview nói riêng cũng như phỏng vấn Consulting nói chung, áp lực phòng thi là một điều mà ứng viên chắc chắn sẽ phải làm quen.
Nếu bạn muốn nâng cao tư duy problem-solving, đồng thời luyện tập trả lời các dạng câu hỏi thông qua trải nghiệm thi thử Management Trainee/ Management Consulting, hãy tham khảo khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers! Với thiết kế lộ trình bài bản đi qua các dạng Model và Business Case khác nhau, khóa học Case Mastery sẽ giúp học viên nâng cao tư duy Problem-Solving, tự tin chinh phục các cuộc thi và chương trình tuyển dụng như Management Trainee/Management Consultant.
Nếu bạn muốn tự tin thể hiện bản thân trong các vòng interview cũng như trang bị critical thinking, tiêu chí hàng đầu mà các chương trình Management Consultant tìm kiếm ở ứng viên, hãy tham khảo khoá học Master Critical Thinking & Interview! Với lộ trình được thiết kế bài bản và dưới sự dẫn dắt của các Trainers uy tín đến từ các tập đoàn đa quốc gia, khoá học sẽ trang bị cho bạn tư duy critical thinking theo chuẩn GMAT (đầu vào các trường kinh doanh hàng đầu thế giới), kĩ năng viết CV & Essays ứng dụng AI Tools, giải đề Aptitude Test và phỏng vấn.