Tomorrow Marketers – Đặt ra các câu hỏi làm rõ vấn đề (clarifying question) trong case interview là một phần quan trọng để định hướng cuộc phỏng vấn đi đúng hướng. Các câu hỏi thông minh còn có thể cung cấp các thông tin quan trọng hoặc giúp bạn phát triển các giả thuyết để giải quyết case. Tuy vậy, nhiều bạn thường dễ mắc các lỗi như hỏi quá chi tiết, hỏi không liên quan tới case hoặc đặt ra quá nhiều câu hỏi gây lãng phí thời gian.
Đọc thêm: Chinh phục 4 dạng interview thường gặp trong Management Trainee
Có bốn loại câu hỏi bạn nên hỏi khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn tình huống:
- Đặt câu hỏi làm rõ mục tiêu của case
- Đặt câu hỏi bổ sung hiểu biết về công ty
- Đặt câu hỏi về các thuật ngữ mà bạn không hiểu rõ định nghĩa
- Yêu cầu lặp lại thông tin bạn có thể đã bỏ lỡ
Đọc thêm: Cách vượt qua case interview – những kỹ năng cần chuẩn bị và điều cần lưu ý
1. Đặt câu hỏi làm rõ mục tiêu của case
Bạn cần đảm bảo rằng mình đang giải quyết đúng mục tiêu kinh doanh. Hãy chắc chắn bạn hiểu đầy đủ và chính xác mục tiêu của case là gì. Có ba điều bạn cần làm rõ:
- Metrics nào giúp đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó?
- Có giới hạn về mặt thời gian không?
- Những rào cản hoặc hạn chế tiềm ẩn là gì?
Ví dụ: Giả sử bạn đang làm việc với một doanh nghiệp bán lẻ với mục tiêu trong năm là tăng trưởng doanh thu. Bạn nên hỏi con số doanh thu cụ thể mà họ đang cố gắng đạt được là bao nhiêu; Có khung thời gian nào để đạt được mức tăng doanh thu này không; Và liệu họ có chấp nhận tăng trưởng ngoại sinh (inorganic growth – ví dụ như thông qua các thương vụ mua lại & sáp nhập) hay chỉ tập trung vào tăng trưởng tự nhiên (organic growth)?
2. Đặt câu hỏi bổ sung hiểu biết về công ty
Bạn càng hiểu rõ về công ty, bạn càng có thể suy nghĩ thấu đáo và giải quyết các vấn đề của họ. Ở mức tối thiểu, bạn nên nắm chắc:
- Mô hình kinh doanh: Công ty kiếm tiền từ những nguồn thu nào, bằng cách nào? Họ bán trực tiếp cho khách hàng hay thông qua các nhà bán buôn, bán lẻ và đối tác?
- Sản phẩm và dịch vụ: Công ty bán những sản phẩm và dịch vụ nào? Những sản phẩm và dịch vụ này mang lại những lợi ích gì?
- Vị trí địa lý: Công ty có duy nhất một trụ sở tại một quốc gia hay là tập đoàn đa quốc gia và có sự hiện diện quốc tế?
3. Đặt câu hỏi về các thuật ngữ mà bạn không hiểu rõ định nghĩa
Hầu hết các case interview không yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn hoặc hiểu biết dày dặn trong một ngành cụ thể. Trong phần lớn trường hợp, người phỏng vấn sẽ xác định thuật ngữ không phổ biến hoặc chuyên môn để giải thích kỹ hơn. Tuy nhiên, sẽ có đôi khi họ quên làm điều này. Do đó, nếu gặp một thuật ngữ không quen thuộc, bạn hoàn toàn có thể hỏi lại về những định nghĩa, khái niệm.
Ví dụ: bạn có thể không biết CAGR là viết tắt của gì (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) hoặc POA là viết tắt của gì (kế hoạch hành động), vậy hãy mạnh dạn đặt câu hỏi với người phỏng vấn nhé.
4. Yêu cầu lặp lại thông tin mà bạn có thể đã bỏ lỡ
Trong từng loại case khác nhau, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin cơ bản khác nhau, điều này có thể khiến bạn bối rối vì thật khó để ghi lại đầy đủ và chính xác mọi thông tin được đưa ra. Đây là lúc bạn có thể hỏi lại và xác nhận liệu có dữ liệu hoặc thông tin cụ thể nào bạn bỏ lỡ hay mới nắm bắt được đầy đủ không?
Đọc thêm: Những framework phổ biến trong case interview – phân loại và cách áp dụng
5. Các câu hỏi làm rõ vấn đề trong case interview thực tiễn
Giả sử người phỏng vấn cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản trong case interview như sau: “Công ty Nature sản xuất một số loại mứt ngọt: bao gồm mứt mơ, đào và dâu tây. Những sản phẩm này được trồng và chế biến sản phẩm trong nhà máy của chính công ty và tất cả đều có nguồn gốc từ Mỹ. Những loại mứt này được bán cho các siêu thị cao cấp và cửa hàng trên khắp nước Mỹ, nơi người tiêu dùng mua và sử dụng chúng kèm với các loại bánh mì nướng hoặc món tráng miệng. Doanh thu của Nature đạt doanh thu 500 triệu đô la vào năm ngoái.
Các lãnh đạo của công ty đang xem xét tới việc mở rộng dòng sản phẩm bằng cách trồng đậu phộng ở Nam Mỹ và thâm nhập thị trường bơ đậu phộng. Họ có nên thâm nhập thị trường bơ đậu phộng không?”
Bạn có thể đưa ra các câu hỏi:
- Anh/chị có thể giải thích thêm về thuật ngữ “siêu thị cửa hàng” (“boutique supermarket”) không?
Việc làm rõ thuật ngữ này có thể giúp bạn xác định khách hàng của công ty Nature là ai và những điểm phân phối này có đặc điểm gì cần lưu ý.
- Có lý do gì phía sau quyết định của công ty Nature trong việc trồng đậu phộng ở Nam Mỹ chứ không phải ở Mỹ không?
Nếu như tất cả các hoạt động của công ty đều đang diễn ra tại thị trường Hoa Kỳ, việc trồng đậu phộng ở Nam Mỹ sẽ đưa ra thông tin “ẩn” về bối cảnh đằng sau quyết định này nhằm tăng giá trị cho chiến lược và hướng giải quyết mà bạn đề xuất.
- Công ty Nature có các lưu ý nào về mục tiêu cho quyết định thâm nhập thị trường này không?
Bạn nên xác định các metrics đo lường kết quả cụ thể theo từng mục tiêu và đảm bảo có một con số cụ thể trong một khung thời gian xác định.
- Anh/chị có thể nhắc lại doanh thu mà công ty Nature đạt được trong năm ngoái không?
Nắm được doanh thu của công ty trong lịch sử có thể giúp bạn xác định phần trăm tăng giảm và sự biến động của doanh thu nếu công ty tham gia vào thị trường đậu phộng.
Ngược lại, bạn không nên đưa ra những câu hỏi:
- Công ty Nature đã tính đến việc bán sản phẩm mứt trực tiếp tới tay người tiêu dùng chưa?
Đây là một câu hỏi “lạc đề” và không hề liên quan tới case được đưa ra. Cách phân phối mà Nature lựa chọn không giúp bạn có thêm dữ liệu để trả lời liệu họ có nên tham gia thị trường bơ đậu phộng hay không.
- Anh/chị có nghĩ rằng thị trường bơ đậu phộng đủ hấp dẫn đối với công ty Nature?
Câu hỏi này quá trực tiếp và thẳng thắn trong việc yêu cầu người phỏng vấn đưa ra câu trả lời cho case này. Rõ ràng, người giải quyết case và đưa ra nhận định cuối cùng là bạn, không phải người phỏng vấn.
- Nếu Công ty Nature tham gia vào thị trường bơ đậu phộng, họ sẽ lấy nguồn cung đậu phộng từ đâu?
Câu hỏi này quá cụ thể và tập trung vào các chiến thuật thực thi nhiều hơn thay vì dựa vào tầm nhìn chiến lược.
- Anh/chị có thể lặp lại tất cả những gì anh/chị đã nói một lần nữa không?
Mặc dù việc đặt ra những câu hỏi lặp lại cho các thông tin cụ thể có thể được chấp nhận trong case interview, nhưng việc yêu cầu người phỏng vấn lặp lại toàn bộ dữ liệu có thể cho thấy bạn không hề tập trung và chú ý trong buổi phỏng vấn.
Đọc thêm: Nguyên tắc MECE trong case interview
Tạm kết
Thông thường, các ứng viên nên hỏi 2 – 3 câu hỏi làm rõ vấn đề để bắt đầu trong buổi case interview. Con số này sẽ linh hoạt trong một số trường hợp khác nhau, phụ thuộc vào mức độ rõ ràng của các cơ sở thông tin trước đó. Điều quan trọng là bạn chỉ nên đặt ra những câu hỏi làm rõ vấn đề nếu chúng giúp cung cấp thêm thông tin trong việc hiểu và đưa ra đề xuất giải quyết case.
Với Case Interview, bạn không chỉ cần có kiến thức sâu rộng về nhiều ngành hàng, phòng ban,… mà còn cần nắm chắc các dạng câu hỏi thường gặp ở vòng Case Interview và có tư duy giải quyết vấn đề nhanh nhạy. Để vượt qua case interview, tiến tới chiến thắng các cuộc thi và chinh phục các tập đoàn đa quốc gia, hãy bắt đầu từ việc trang bị tư duy problem-solving linh hoạt với khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers nhé!
Bên cạnh kiến thức chuyên môn về giải case, vòng Case Interview cũng đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh khác như tư duy critical thinking, các trình bày, lập luận, đánh giá vấn đề, các kĩ năng mềm,… Để trang bị các kĩ năng và luyện tập Interview, tham khảo ngay khoá học Master Critical Thinking & Interview của Tomorrow Marketers bạn nhé!
Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, việc tham khảo các bài làm mẫu cũng là một cách tốt để ứng viên nắm được cách trình bày và hơn hết là học tập cách tư duy hợp lý, logic. Với mục tiêu giúp các bạn newbies nói riêng cũng như các bạn sinh viên nói chung bớt lúng túng trong những lần thi đầu, đồng thời cải thiện được thành tích của mịn, tham khảo ngay Case Mastery Resource Hub từ Tomorrow Marketers
Đây là thư mục miễn phí tổng hợp đề thi và hơn 30 bài làm đạt giải cao từ nhiều cuộc thi như Marketing Arena, CMO, Think & Action, L’Oréal Brandstorm, NielsenIQ Case Competition và nhiều cuộc thi uy tín khác
Bài viết được biên dịch từ Hacking the Case Interview bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.