Tomorrow Marketers – Marketing trên mạng xã hội vẫn là một chiến thuật tương đối mới đối với nhiều marketers, vì vậy sẽ dễ hiểu nếu bạn bối rối trong việc đo lường tác động của việc gia nhập mạng xã hội (social media).
Có rất nhiều nguyên tắc cốt lõi bạn nên áp dụng cho mạng xã hội: bạn cần biết số lượng người theo dõi trên mạng xã hội của mình lớn đến mức nào, tốc độ phát triển của nó ra sao cũng như lưu lượng truy cập và bạn đang tạo ra bao nhiêu khách hàng tiềm năng từ lưu lượng truy cập đó.
Lượng tiếp cận và tăng trưởng của người theo dõi (Social Audience Growth & Reach)
Reach – số người tiếp cận được
Một cách ngắn gọn và dễ hiểu, reach là số lượng người thấy bài đăng của thương hiệu. Lượng reach được dùng để biểu đạt độ phủ & độ viral của bài đăng. Càng nhiều người kết nối với thương hiệu thông qua mạng xã hội, phạm vi người dùng tiếp cận nội dung của bạn càng lớn.
Reach được tính là tổng lượng tiếp cận của một bài đăng bao gồm: organic reach – lượng tiếp cận tự nhiên, viral reach – lượng tiếp cận thông qua chia sẻ và paid reach – lượng tiếp cận từ chi tiền cho quảng cáo.
Follower – người theo dõi trang: Là số người bấm theo dõi các trang mạng xã hội của bạn.
Đo lường mức tăng trưởng người theo dõi trên mạng xã hội để đảm bảo chắc chắn doanh nghiệp đang tăng lượng khán giả của mình trên các kênh này. Tuy nhiên, một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội suy cho cùng không phải là mục tiêu của doanh nghiệp. Chính xác hơn thì bạn nên tìm cách thu hút đối tượng đó thực hiện các hành động mang tính sâu hơn như như chia sẻ bài viết, truy cập website, đăng ký nhận bản tin email hoặc hoàn thành các biểu mẫu để tạo khách hàng tiềm năng.
Lượt tương tác trên mạng xã hội (Social Media Engagement)
Lượt tương tác trên MXH được đo lường bằng các chỉ số như:
- Facebook “Likes” (AKA fans)
- Retweets and @replies on Twitter
- Blog comments
- Facebook Page comments
- YouTube video views
- Content embeds
- Content downloads
- YouTube channel subscribers
Mạng xã hội phải mang tính tương tác vì nó không phải là kênh một chiều chỉ để truyền tải thông điệp và nội dung của bạn. Vì vậy, việc theo dõi mức độ tương tác trên mạng xã hội giúp bạn biết liệu nội dung bạn đang chia sẻ trên mạng xã hội có thực sự thú vị và đủ liên quan để thu hút khán giả hay không.
Nếu bạn nhận thấy các bài đăng trên Facebook hoặc các bài viết trên blog không tạo ra nhiều nhận xét hoặc các tương tác khác, thì có lẽ bạn đang không đề cập đến các chủ đề thực sự quan trọng đối với đối tượng mục tiêu của mình. Mặt khác, nếu bạn nhận thấy rằng một số loại bài đăng trên Facebook có xu hướng tạo ra nhiều lượt thích hơn, bạn có thể hiểu rõ loại nội dung nào thu hút khán giả.
Lượng truy cập từ mạng xã hội (Traffic from Social Media)
Lượng truy cập từ mạng xã hội là phần trăm khách truy cập vào trang web của bạn đến từ các mạng xã hội. thông qua một bài viết hoặc quảng cáo được đăng trên các trang mạng xã hội. Social Traffic sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả của nội dung liên kết.
Bạn có thể hiểu số liệu này bằng cách theo dõi các nguồn giới thiệu trên nền tảng phân tích trang web. Bạn sẽ thấy lượng truy cập từ các mạng xã hội tăng lên theo thời gian khi phạm vi tiếp cận trên mạng xã hội tăng lên. Sau cùng, mục tiêu chính của việc năng nổ hoạt động trên mạng xã hội là thu hút khách truy cập vào trang web – nơi bạn có thể chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.
Nếu lượng truy cập từ mạng xã hội không tăng, hãy kiểm tra chiến lược truyền thông xã hội của bạn. Các bài đăng trên mạng xã hội đã bao gồm các liên kết có liên quan đến trang web của bạn hay chưa, người đọc có được nhận thêm thông tin về một chủ đề cụ thể hoặc tận dụng ưu đãi đặc biệt trên landing page hay không?
Tỷ lệ chuyển đổi từ mạng xã hội (Conversion Rate from Social Media)
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) từ mạng xã hội là phần trăm khách truy cập mạng xã hội chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.
Chỉ số này rất quan trọng để đo lường giá trị của phạm vi tiếp cận trên mạng xã hội của bạn. Hãy so sánh tỷ lệ khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng mà bạn tạo ra thông qua mạng xã hội so với các kênh khác sẽ giúp bạn xác định ROI của việc tiếp cận mạng xã hội.
Đọc thêm: ROI trong Content Marketing được đo lường như thế nào?
Bạn có thể nhận biết khách truy cập mạng xã hội chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và khách hàng với tỷ lệ cao hơn so với khách truy cập từ các kênh khác, nhờ vào mức độ tương tác mà bạn có thể tạo ra trước khi người theo dõi trên mạng xã hội truy cập vào trang web của bạn.
Bạn cũng có thể thấy, những người theo dõi trên mạng xã hội chuyển đổi với tỷ lệ thấp hơn so với những khách truy cập tìm thấy bạn thông qua một tìm kiếm cụ thể (google search) hoặc những người có trong danh sách email. Tuy nhiên, tình huống đó có thể chấp nhận được nếu chiến lược marketing trên MXH của bạn tập trung hơn vào việc xây dựng nhận thức về thương hiệu hoặc thúc đẩy kết nối chặt chẽ hơn với khách hàng hiện tại.
Khả năng hiển thị & cảm nhận thương hiệu (Visibility & Brand Perception)
Tất cả các đề cập đến thương hiệu của bạn trên MXH cùng với phân tích định tính xem những đề cập đó là tích cực, tiêu cực hay trung lập. Các chỉ số có thể theo dõi:
Share of voice: là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng đề cập đến thương hiệu trên tất cả số lượng đề cập trong lĩnh vực thương hiệu hoạt động. Tỷ lệ Share of Voice cho biết được tương quan bàn luận của thương hiệu so với đối thủ.
Sentiment: thể hiện được sự tương quan giữa số lượng phản hồi tích cực, trung lập, tiêu cực của thương hiệu. Từ đó giúp Marketer đánh giá trực quan được Brand health (sức khỏe thương hiệu).
Lắng nghe khán giả của bạn là một thành phần thiết yếu của Marketing trên mạng xã hội. Bạn nên biết ai đang nói về thương hiệu của mình, họ đang tụ tập ở những đâu và nội dung họ đang nói là gì. Bằng cách đó, bạn có thể nhận ra cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó chia sẻ nội dung có liên quan hoặc xử lý các vấn đề về dịch vụ khách hàng.
Tìm kiếm những nơi mà thương hiệu được chú ý nhiều nhất, chẳng hạn như trên Facebook, Twitter hoặc bảng tin ngành. Đánh giá khả năng hiển thị của bạn bằng cách theo dõi tất cả các đề cập về thương hiệu hoặc tên sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Theo dõi lượng đề cập thương hiệu sau khi khởi động chiến dịch marketing. Liệu mọi người đang bàn tán về nó hay không hoặc họ có chia sẻ các liên kết mà bạn đã công khai? Đồng thời đo lường tỷ trọng tiếng nói của bạn hoặc mức độ thương hiệu của bạn được đề cập so với đối thủ cạnh tranh của bạn.
Đừng bỏ qua sắc thái cảm xúc của người theo dõi. Bạn có thể xem nhận xét về thương hiệu của bạn là tích cực hay tiêu cực? Từ đó, bạn sẽ thấy liệu rằng có khía cạnh cụ thể của doanh nghiệp nào đang tạo ra nhiều nhận xét tiêu cực nhất, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng?
Thông thường, các Marketer sẽ sử dụng một số công cụ Social Listening để đo lường, mã hóa được những phản hồi của người nghe trên mạng xã hội và phản hồi bằng chỉ số lại cho Marketer. Bạn cũng có thể theo dõi các lượt đề cập trên mạng xã hội bằng các nền tảng theo dõi mạng xã hội, bao gồm cả công cụ của riêng HubSpot. Hoặc bạn có thể tìm kiếm các cuộc trò chuyện và lượt đề cập đến thương hiệu của mình theo cách thủ công bằng các công cụ miễn phí như Google Alerts hoặc các ứng dụng truyền thông xã hội của bên thứ ba như CoTweet hoặc HootSuite.
Các chỉ số chính trên Digital Paid Media
Đọc thêm: Các chỉ số quan trọng để theo dõi chiến dịch Pay per Click
Tạm kết
Digital Marketing không chỉ dừng lại ở Social Media mà còn rất nhiều platform khác như Website, Email, Landing Page, Display, SEO,… Làm thế nào để lập một kế hoạch Digital Marketing hiệu quả và phối hợp tốt giữa các platform? Hãy tham khảo khoá học Digital Foundation để tìm câu trả lời và tự tin lên kế hoạch Digital cho doanh nghiệp của mình nhé.