Marketing automation là gì? 9 sai lầm cần tránh khi áp dụng marketing automation

marketing foundation

Tomorrow MarketersTheo Forbes, 67% các marketing managers đã sử dụng và hoàn toàn bị thuyết phục bởi tính hiệu quả của marketing automation, 21% dự định triển khai phương thức này trong năm tiếp theo. Bên cạnh đó, 82% các marketers công nhận sự tăng trưởng của ROI sau khi áp dụng, họ khẳng định rằng marketing automation đã giúp họ vận hành năng suất và hiệu quả hơn bao giờ hết. Vậy marketing automation là gì? 9 sai lầm cần tránh khi áp dụng marketing automation là gì và làm sao để tránh những lỗi thường gặp này? Hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Marketing automation là gì?

Marketing automation là việc sử dụng phần mềm nhằm tự động hóa hoạt động marketing, đặc biệt là các công việc lặp đi lặp lại như email marketing, đăng bài trên mạng xã hội hay thậm chí là vận hành chiến dịch quảng cáo. Marketing automation không chỉ giúp nâng cao năng suất làm việc, mà còn cung cấp trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng của doanh nghiệp.

Marketing automation phát huy hiệu quả tốt nhất khi có sự kết hợp của cả phần mềm và chiến lược. Sự kết hợp hài hoà này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng với tuyến nội dung hữu ích, cá nhân hoá và dần dần, đối tượng sẽ sẵn sàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng giống như việc chăm sóc một khu vườn, bạn cần một vùng đất màu mỡ để gieo hạt, bạn cần cung cấp đủ nước, đủ ánh sáng giúp cho hạt giống đó phát triển, trở thành một loài cây tươi tốt. Nếu sở hữu hệ thống marketing automation hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược đề ra, bạn sẽ nuôi dưỡng tốt khách hàng tiềm năng (những hạt giống trong khu vườn) và dần chuyển đổi họ thành công sang bước mua hàng của doanh nghiệp (là khi hạt giống đã trở thành loài cây xanh tốt).

Đọc thêm: Mẫu marketing dashboard giúp bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả bộ phận marketing

Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả cuối cùng, marketing automation cần đạt được nhiều hơn là chốt đơn hàng thành công. Trong suốt quá trình nuôi dưỡng ấy, bạn cần giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, cho họ trải nghiệm trơn tru và hài lòng, từ đó rút ngắn khoảng thời gian cân nhắc mua hàng. Marketing automation không dừng lại ở tăng số lượng đơn hàng mà còn cần tối ưu cả quá trình chuyển đổi.

Ví dụ áp dụng marketing automation – Case study: Shopee đã khiến bạn mua nhiều hàng hơn như thế nào?

shopee ứng dụng marketing automation

Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao mình mua rất nhiều đồ trên Shopee dù không thực sự có nhu cầu chưa?

Shopee có thể biết được những sản phẩm và loại mặt hàng bạn đang quan tâm để đưa ra gợi ý và nhắc nhở bằng việc liên tục theo dõi các hành vi trên trang của bạn. Ví dụ sản phẩm bạn ưa thích (ấn tim), loại sản phẩm được xem nhiều, thời gian xem sản phẩm, các tương tác của bạn với gian hàng, sản phẩm bạn đã thêm vào giỏ hàng mà chưa thanh toán,… Các gợi ý được ở mọi nơi khi bạn lướt Shopee, kể cả quảng cáo liên kết với các trang bên ngoài, thậm chí có cả thông báo nhắc bạn đã bỏ sản phẩm nào vào giỏ mà chưa thanh toán. Nếu không tin, bạn có thể mở Shopee và xem một vài gian hàng bán “dầu gội Clear” sau đó tải lại trang chủ và xem phần “Gợi ý hôm nay”. Rất nhanh chóng, những gian hàng bán “dầu gội Clear” đều được xuất hiện cùng top “tìm kiếm hàng đầu” về “dầu gội Clear”. 

Để làm được điều này tốc độ như vậy, chìa khóa nằm ở hệ thống marketing automation, từ thu thập dữ liệu hành vi mua hàng đến tự động phân tích và đánh giá để ‘đẩy top’ các sản phẩm tiềm năng đến bạn. Khi bạn thích một sản phẩm mà sản phẩm đó lại cứ liên tục xuất hiện, thật khó kiềm lòng mà không rước về đúng không? Với hàng triệu người dùng, một hệ thống tự động tổng hợp dữ liệu, đánh giá hành vi và đưa thông điệp tới đúng người là một điều cần thiết, giúp tối ưu quy trình hoạt động và đẩy mạnh số lượng hàng bán ra trên sàn.

Đọc thêm: Cách xây dựng báo cáo cho các doanh nghiệp bán lẻ

9 sai lầm cần tránh khi áp dụng marketing automation là gì?

1/ Thiếu mục tiêu cụ thể

Thiếu mục tiêu, thiếu kế hoạch thì không gì có thể đạt được, và việc áp dụng marketing automation cũng như vậy. Hãy xác định mục đích của mình khi truyền tải bất kỳ nội dung nào, vì điều đó không chỉ giúp bạn đánh giá sự hiệu quả của marketing automation, mà còn hỗ trợ trong việc phân loại và ưu tiên khách hàng tiềm năng. Nói các khác, bạn sẽ nắm được bạn đã đạt được bao nhiêu phần trăm trong mục tiêu lượng leads thu thập và định hướng chiến lược nuôi dưỡng số leads đó.

2/ Không có chiến lược tạo lead từ hoạt động inbound marketing

Khi không có đủ leads, nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi mua danh sách email từ bên thứ 3. Điều này mang lại phản ứng tiêu cực vì doanh nghiệp đáng liên hệ với những người không muốn bị tiếp cận và họ cảm thấy phiền vì điều đó.

Vì vậy, hãy xây dựng chiến lược inbound marketing để khách hàng tự tìm đến bạn và sẵn sàng trao đổi nhu cầu của họ. Bạn có thể viết những bài blog, bài post đánh trúng vấn đề họ quan tâm, tối ưu SEO theo ý định tìm kiếm của khách hàng, và còn rất nhiều các khác để bạn tiếp cận tới đối tượng mục tiêu một cách ‘tinh tế và duyên dáng’.

inbound marketing

3/ Không có định hướng nội dung

Nội dung là nền tảng cốt lõi của mọi chiến dịch marketing. Không có nội dung, bạn sẽ chẳng thể tạo ra một chiến dịch marketing, chưa nói đến chuyện có tự động hoá nó hay không. Hãy xác định loại nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng cấp độ nhu cầu bằng cách phân tích chân dung đối tượng mục tiêu. Từ đó, bạn có thể ra được các ý tưởng chủ đề khiến khách hàng quan tâm. Và hãy nhớ, chúng ta không nên đi xa khỏi thương hiệu và sản phẩm, bạn nên tạo những câu chuyện, những giải pháp vừa xoa dịu nỗi đau của khách hàng, vừa có liên hệ mật thiết với sản phẩm bạn cung cấp, thống nhất chúng trong cùng một khung thông điệp.

4/ Sai chính tả/ lỗi đánh máy trong quá trình tạo nội dung cá nhân hoá

Hãy bắt đầu email của bạn đúng cách với “Dear Mr./Mrs.”, giọng điệu tôn trọng, nhập tên chính xác và sử dụng đúng ngữ pháp, trước khi gửi thư tới khách hàng tiềm năng của mình. Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ dữ liệu bạn có trên danh bạ để đàm bảo rằng bạn không gửi sai người nhận. Bạn cũng có thể thử nghiệm A/B, xem mẫu nội dung nào có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn và nhanh chóng có những chỉnh sửa phù hợp.

5/ Không phân khúc khách hàng

Không phải tất cả các nội dung đều phù hợp cho một nhóm đối tượng cụ thể. Khảo sát cho thấy, các email được phân khúc cụ thể cho các nhóm đối tượng mang lại 58% tổng doanh thu, nhưng chỉ 42% marketers thực hiện điều này. Hay phân chia tệp khách hàng của mình dựa trên thông tin về nhân khẩu học, hành vi và các yếu tố khác liên quan tới sản phẩm của bạn.

phân khúc khách hàng

6/ Chỉ tập trung vào một khía cạnh trong marketing automation

​​Đây là một sai lầm khá phổ biến và thường liên quan đến việc không chọn đúng phần mềm marketing automation hoặc không sử dụng nó đúng cách. Để sử dụng phần mềm hiệu quả, bạn nên tìm hiểu tất cả các đặc tính và cách sử dụng, tận dụng tối ưu mọi tính năng của phần mềm này. Việc triển khai tất cả các tính năng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, không phải thực hiện các tác vụ không cần thiết, dành công sức cho công việc khác chẳng hạn như lập chiến lược hay tối ưu, chỉnh sửa nội dung.

7/ Chiến dịch không được giám sát

Đừng lười biếng và dựa dẫm tất cả vào marketing automation. Bạn cần thường xuyên kiểm tra các thông điệp gửi tự động cũng như giám sát toàn bộ chiến dịch. Hãy theo dõi tỷ lệ phản hồi, và nếu tỷ lệ này không được như mong muốn, bạn nên cân nhắc chỉnh sửa thông điệp. Nếu chiến dịch bị bỏ quên và không có ai giám sát, rất có thể nó sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác so với kế hoạch, thậm chí gây bất lợi cho doanh nghiệp.

8/ Chỉ bộ phận marketing mới được sử dụng phần mềm marketing automation

Để chiến dịch thành công ở quy mô mong muốn, bạn cũng nên đưa cả bộ phận bán hàng vào quy trình tự động hoá. Cụ thể, hãy xem xét những quy trình hữu ích cho sales có thể tự động hoá được. Ví dụ như khi một khách hàng mở nội dung website, sales sẽ ngay lập tức nhận được thông báo về hành động này và có thể chuẩn bị lời chào hàng theo đúng chủ đề mà khách hàng mục tiêu đang quan tâm. Cũng đừng quên hướng dẫn sales về các tính năng theo dõi công việc sắp tới, tạo danh sách nhiệm vụ, để họ có thể theo sát hành trình của các khách hàng mục tiêu, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nào.

Đọc thêm: Hệ thống dữ liệu – Trợ thủ đắc lực cho Sales Manager trong vận hành bộ phận kinh doanh

Hãy tận dụng tối đa lợi ích của phần mềm marketing automation để giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra, song song với đó là phối hợp hài hoà với các thành viên trong team, cũng như với các bộ phận liên quan.

9/ Trực tiếp bán sản phẩm

Một sai lầm phổ biến gây ác cảm là khi bạn bán sản phẩm một cách trực diện và giống như hét thẳng vào khách hàng rằng “Hãy mua sản phẩm này đi, nó tốt lắm”. Điều này khiến khách hàng cảm thấy thật phiền phức và thậm chí là bị xâm phạm, tạo nên hình ảnh xấu cho thương hiệu. Thay vào đó, hãy khiến họ quan tâm bằng cách gửi những nội dung đúng như nhu cầu và những ‘nỗi đau’ họ đang cần xoa dịu. Một khi họ đã cảm thấy hứng thú và tương tác nhiều hơn với thương hiệu, bạn có thể bắt đầu gửi những nội dung liên quan tới sản phẩm.

Đọc thêm: Doanh nghiệp SMEs xây dựng hệ thống dữ liệu nội bộ như thế nào?- Phỏng vấn anh Quốc Thắng, Data Service Manager @Base.vn

Tạm kết

Khi đã có dữ liệu ở dạng biểu đồ, dashboard từ các tools Marketing automation, nhân sự phải có tư duy phân tích dữ liệu, để biết từng bước phải làm khi đối mặt với dữ liệu là như thế nào để tận dụng sức mạnh của nguồn dữ liệu này. Nếu bạn đang muốn trang bị và củng cố tư duy phân tích dữ liệu, để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, tham khảo ngay khóa học Data Analysis của Tomorrow Marketes bạn nhé!

Marketing automation là vận dụng công cụ và nhiệm vụ của bạn là xác định mục tiêu rõ ràng, xem bạn muốn tự động hóa phần nào trong quy trình, bạn muốn đo lường và thu thập chỉ số gì, nếu có những kết quả đó, bạn có thể đề xuất những hành động cụ thể nào. Nói cách khác, bạn cần làm chủ và tận dụng công cụ đó một cách thật hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này,

Tất cả điều này nằm ở tư duy khai thác và sử dụng dữ liệu trong vận hành doanh nghiệp. Nếu bạn muốn củng cố tư duy và bắt đầu xây dựng hệ thống marketing tự động cho doanh nghiệp của mình, hãy tham khảo khóa học Data System của Tomorrow Marketers Academy!

Khoá học Data System của Tomorrow Marketers muốn truyền tải, để giúp các doanh nghiệp xây dựng văn hoá dữ liệu và khai phá những tiềm năng tăng trưởng ngay từ dữ liệu nội bộ. Khoá học Data System sẽ giúp bạn hiểu rõ:

  • Tầm quan trọng của hệ thống dữ liệu nội bộ đối với sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.
  • Cấu trúc của hệ thống dữ liệu nội bộ: Hiểu rõ các thành phần của một hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh.
  • Tư duy xây dựng quy trình và số hoá quy trình kinh doanh nhằm thu thập được dữ liệu qua thời gian
  • Tư duy xây dựng đường ống dữ liệu và nhà kho dữ liệu, giúp doanh nghiệp chuẩn hoá dữ liệu từ sớm.
  • Tư duy khai thác dữ liệu để xây dựng báo cáo quản trị, cung cấp bức tranh toàn cảnh của kinh doanh và giám sát hoạt động.

Tìm hiểu về khoá học ngay tại đây.

Bài viết thuộc bản quyền của Tomorrow Marketers, xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!

Tagged: