Tomorrow Marketers – Là công cụ có thể giúp bạn xác định vấn đề và đưa ra những quyết định chiến lược, Issue Tree đòi hỏi một cấu trúc logic cũng như hướng tiếp cận hợp lý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu 6 quy tắc để lập được một Issue Tree hiệu quả nhất nhé!
1/ 6 nguyên tắc cần tuân thủ khi lập Issue Tree
#1: Tách bạch vấn đề ngay từ đầu
Một nhà hàng muốn tăng doanh thu sẽ cần tập trung kiếm thêm khách hàng. Một nhà hàng khác lại có sức chứa hạn chế, do đó để tăng doanh thu, họ sẽ cần phải mở rộng quy mô vận hành của mình.
Như vậy, cùng một mục tiêu là “tăng doanh thu”, nhưng mỗi nhà hàng lại có vấn đề khác nhau để giải quyết. Khi lập Issue Tree, bạn sẽ thường xuyên gặp các trường hợp tương tự. Chính vì vậy, hãy luôn tách bạch vấn đề ngay từ đầu để đảm bảo Issue Tree của bạn có mức độ tập trung và chi tiết.
#2: Hoàn thành từng phần một
Với cấu trúc “đồ sộ” và tính logic cao của Issue Tree, bạn sẽ khá khó để lập hoàn chỉnh công cụ này nếu không đi theo tuần tự. Nếu như bạn đang ở bước tìm vấn đề, hãy tập trung xác định đúng vấn đề. Tương tự, nếu đang ở tầng thứ nhất của Issue Tree, hãy chắc chắn rằng bạn hoàn thành phần này trước khi chuyển sang tầng thứ hai.
#3: Đảm bảo nguyên tắc MECE
ME (Mutually Exclusive) = Không trùng lặp trong cấu trúc – Issue Tree của bạn phải có cấu trúc rạch ròi, không lặp lại.
CE (Collectively Exhaustive) = Không bỏ sót trong quá trình bẻ nhỏ vấn đề – Issue Tree của bạn phải đủ bao quát để không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào.
#4: Hãy chọn phương thức tiếp cận dễ khai thác insights của vấn đề
Có rất nhiều cách để bẻ nhỏ vấn đề theo nguyên tắc MECE. Do đó, hãy chọn phương pháp mang đến nhiều insights cho vấn đề của bạn. Ví dụ, để cải thiện quy trình tuyển dụng cho một công ty, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quy trình vận hành để lập Issue Tree. Tuy nhiên, nếu kết hợp thêm 2-3 phương pháp nữa, khả năng cao bạn sẽ thu được thêm insights từ những khía cạnh khác của vấn đề.
Đọc thêm: 3 kỹ thuật lập Issue Tree để xác định và giải quyết vấn đề
#5: Càng tối giản càng tốt
Một Issue Tree đủ tốt là một Issue Tree cho phép bạn loại bỏ những yếu tố không gây ra vấn đề.
Giả sử bạn đang điều hành một công ty soda và thương hiệu của bạn đang suy giảm về doanh thu. Trong trường hợp này, bạn có thể lập tầng đầu tiên của Issue Tree theo 1 trong 2 hướng:
- Sự giảm trong lượng tiêu thụ soda của thị trường HOẶC Sự giảm trong thị phần công ty.
- Khách hàng mua ít sản phẩm hơn HOẶC Thị trường đang cạnh tranh hơn HOẶC Công ty đang làm Marketing không tốt HOẶC Các kênh phân phối đang không ưu tiên sản phẩm.
Vậy đâu sẽ là hướng tốt hơn? Câu trả lời là hướng (1), bởi đây là hướng tư duy có thể cho phép bạn loại bỏ hoàn toàn 1 nhánh của vấn đề. Ví dụ, nếu dữ liệu tìm được cho biết rằng thị phần của công ty không giảm, bạn hoàn toàn có thể dừng phát triển Issue Tree ở nhánh này và tập trung vào nhánh “Sự giảm trong lượng tiêu thụ soda của thị trường”.
#6: Hiểu rõ những thông tin cần có trong từng phần
Việc lập Issue Tree đòi hỏi bạn phải nắm trong tay rất nhiều thông tin, từ những chỉ số (metric) quan trọng cho đến chi tiết từng bước trong quy trình. Chính vì vậy, hãy thu thập, hệ thống và hiểu rõ thông tin trước khi bắt tay vào lập Issue Tree bạn nhé!
2/ Ví dụ lập Issue Tree: Giá nhiên liệu hàng không tăng đột biến
Tình huống: Giả sử giá nhiên liệu của một hãng hàng không có sự tăng đột biến và CEO của hãng hàng không đó muốn bạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạn sẽ lập Issue Tree cho trường hợp này như thế nào?
Bước 1: Xác định vấn đề
Để xác định đúng vấn đề, trước tiên hãy xác định đúng bối cảnh. Liệu metric (chỉ số) mà CEO của hãng hàng không này quan tâm tới là gì? Là tổng số tiền chi trả cho nhiên liệu hay là số phần trăm của giá nhiên liệu chiếm trên tổng doanh thu?
Giả sử metric được chọn ở đây là tổng số tiền chi trả cho nhiên liệu, bạn vẫn cần đặt thêm một câu hỏi “Doanh thu trong giai đoạn này có tăng không?”. Đây là điều cần thiết bởi nếu doanh thu tăng thì rất có thể hãng hàng không này đang trong giai đoạn mở rộng về quy mô và hiện tượng giá nhiên liệu tăng là điều hoàn toàn bình thường.
Trong trường hợp này, đề bài đưa ra dữ kiện “Doanh thu có tăng, nhưng không nhiều”. Từ đây, ta xác định được tỷ lệ tăng của giá nhiên liệu là lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu. Vì vậy, mối lo ngại của vị CEO này là có nguyên nhân và đáng để chúng ta đào sâu thêm.
Bước 2: Phát triển tầng đầu tiên của Issue Tree
Ở trên, chúng ta đã xác định được vấn đề là “Số tiền chi trả cho nhiên liệu hàng không tăng”. Đây là một vấn đề được biểu diễn bằng số liệu, vì vậy bạn sẽ muốn phát triển tầng đầu tiên của Issue Tree bằng số liệu, thay vì quan tâm đến các vấn đề khó đó lương như “Loại máy bay”, “Loại nhiên liệu”, “Nhà cung ứng”,… Phương pháp đại số nên là phương pháp được lựa chọn cho tầng đầu tiên của Issue Tree này.
Đọc thêm: Sử dụng phương pháp đại số để phân tích vấn đề theo nguyên tắc MECE
Ta có: Giá nhiên liệu = Quãng đường bay x Giá nhiên liệu/km. Nếu giá nhiên liệu tăng, 2 yếu tố còn lại của phương trình hiển nhiên cũng tăng. Như vậy, tầng đầu tiên của Issue Tree đã được hoàn thành.
Bước 3: Phát triển tầng thứ 2 của Issue Tree
Lặp lại quy trình ở tầng thứ nhất, bạn sẽ có số lượng chuyến bay là nguyên nhân ảnh hưởng đến quãng đường bay và yếu tố còn lại sẽ là quãng đường bay trung bình trên một chuyến đi. Áp dụng công thức tương tự với nhánh bên kia, giá nhiên liệu/km = số lít nhiên liệu/km * giá nhiên liệu/lít, bạn sẽ hoàn thành tầng thứ 2 của Issue Tree.
Bước 4: Phát triển tầng thứ 3 của Issue Tree
Đây là lúc bạn nên cẩn trọng hơn trong việc phát triển Issue Tree. Với nhánh phía trên bao gồm 2 giả thuyết về sự tăng của “Số chuyên bay” và “Quãng đường bay trung bình/chuyến bay”, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra số liệu và kết luận vấn đề ngay tại đây. Chính vì vậy, nhánh phía dưới của Issue Tree sẽ là nơi mà chúng ta quan tâm hơn.
Với metric là số lít nhiên liệu/chuyến bay, người lập Issue Tree sẽ khá khó khăn để lập thêm một công thức nữa. Đến đây, để bóc tách vấn đề, bạn nên áp dụng thêm các phương pháp khác, ví dụ như Opposite Words (Các cụm từ trái nghĩa).
Sử dụng Opposite Words, tầng thứ 4 của Issue Tree sẽ có thêm những giả thuyết như “Hãng hàng không vẫn đang sử dụng 1 loại máy bay” HOẶC “Hãng hàng không đang sử dụng nhiều loại máy bay”. Ở nhánh còn lại, giả thuyết được đưa ra là “Hãng hàng không đổi loại nhiên liệu hoặc nhà cung ứng” HOẶC “Hãng hàng không vẫn giữ nguyên loại nhiên liệu và nhà cung ứng”.
Đào sâu hơn vào giả thuyết “Hãng hàng không vẫn đang sử dụng 1 loại máy bay”, bạn cũng có thể đưa các “giả thuyết con” về cân nặng của hành lý, lộ trình bay, cách lái máy bay,…
Đọc thêm: Cách trả lời câu hỏi xác định vấn đề sử dụng Issue Tree
2 bài học rút ra từ ví dụ
Bài học #1: Đi từ định lượng đến định tính
Điểm tốt của người lập Issue Tree trong trường hợp trên là việc sử dụng phương pháp đại số để bẻ nhỏ vấn đề trước, sau đó mới dùng các phương pháp khác để đánh giá vấn đề theo khía cạnh kinh doanh. Đây cũng là hướng đi được khuyên dùng cho hầu hết các trường hợp, bởi nó sẽ giúp bạn lượng hóa được từng tác nhân và khiến cấu trúc của Issue Tree rõ ràng, rành mạch ngay từ đầu.
Bài học #2: Biết dừng lại khi cần thiết
Như bạn có thể thấy, ở tầng thứ 2, người lập Issue Tree đã chọn việc không phát triển tiếp các nhóm giả thuyết ở nhánh “Quãng đường bay tăng”.
Nguyên nhân là bởi cả hai giả thuyết này đều đã giải thích được vấn đề một cách rõ ràng so với các nhóm giả thuyết cùng tầng. Nếu số chuyến bay tăng lên (nhánh trên), chi phí nhiên liệu hiển nhiên sẽ tăng. Do đó, nhánh trên nên được dừng lại vì đã đủ rõ ràng, không cần mất thời gian cố vẽ ra để tìm ‘insight bí ẩn’ nào đó nữa.
TẠM KẾT
Tuân thủ các quy tắc khi lập Issue Tree sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai và đảm bảo nguyên tắc MECE. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Issue Tree và các công cụ, tư duy problem-solving khác, hãy tham khảo khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers!
Với thiết kế lộ trình bài bản 10 buổi học, đi qua các dạng Model và Business Case khác nhau, khóa học Case Mastery sẽ giúp học viên nâng cao tư duy Problem-Solving, tự tin chinh phục các cuộc thi và chương trình tuyển dụng như Management Trainee/Management Consultant.
Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, việc tham khảo các bài làm mẫu cũng là một cách tốt để thí sinh nắm được cách trình bày và hơn hết là học tập cách tư duy hợp lý, logic. Với mục tiêu giúp các bạn newbies nói riêng cũng như các bạn sinh viên nói chung bớt lúng túng trong những lần thi đầu, đồng thời cải thiện được thành tích của mịn, tham khảo ngay Case Mastery Resource Hub từ Tomorrow Marketers
Đây là thư mục miễn phí tổng hợp đề thi và hơn 30 bài làm đạt giải cao từ nhiều cuộc thi như Marketing Arena, CMO, Think & Action, L’Oréal Brandstorm, NielsenIQ Case Competition và nhiều cuộc thi uy tín khác
Bài viết bởi craftingcases.com và được biên dịch bởi Tomorrow Marketers. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.