Bạn hợp với ngành nào trong Marketing?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Marketing là một thế giới rộng lớn chứa đựng bao điều thú vị, cơ hội việc làm trong ngành này cũng vô cùng phong phú. Tuy nhiên, Marketer trẻ đứng trước ngưỡng cửa rộng lớn của Marketing thường hoang mang vì không biết rốt cuộc Marketing có tất cả bao nhiêu lĩnh vực? Mình sẽ hợp với Brand hay Trade, nên làm Client hay Agency…? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được bức tranh tổng quan và định hướng cho sự nghiệp Marketing của mình.

Trong thế giới Marketing, nhìn theo lăng kính của các tập đoàn đa quốc gia, có thể chia giới Marketers thành hai mảng màu, đó là Client và Agency.

Client: là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, đi thuê/mua dịch vụ Marketing từ Agency, ra yêu cầu, duyệt các ý tưởng chiến dịch cũng như là kiểm soát thực thi và kết quả của chiến dịch Marketing. Thông thường, trong mảng Marketing của một Client sẽ có 3 phòng ban chính là:

Agency là những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing cho các Client. Các vị trí thường có trong Agency:

  • Account (Client Service): Dịch vụ khách hàng
  • Planner: Hoạch định chiến lược
  • Designer: Thiết kế và sáng tạo
  • Copywriter: Nội dung
  • Art Director: Giám đốc nghệ thuật

Công việc cụ thể trong Client

1. Brand Management (quản trị thương hiệu) là quá trình quản lý tất cả các yếu tố thương hiệu (hình ảnh thương hiệu, tên gọi thương hiệu, định vị thương hiệu …) trong tâm trí khách hàng để phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Những tố chất cần có của người làm Brand:

  • Tính ham học hỏi– hay tò mò
  • Tính kiên định
  • Tính linh hoạt và cởi mở
  • Tố chất lãnh đạo
  • Kỹ năng phân tích
  • Khả năng truyền đạt

2. Consumer Market Intelligence (CMI) là bộ phận phụ trách nghiên cứu thị trường trong Client. Nhiệm vụ của bộ phận này là thu thập tất cả thông tin liên quan đến thị trường và người tiêu dùng, từ đó làm cơ sở cho Brand team lên chiến lược.

Những tố chất cần thiết với những người làm trong CMI:

  • Khả năng nhìn được bức tranh tổng thể
  • Kỹ năng quản lý
  • Kĩ năng phân tích
  • Tính tò mò

3. Trade Marketing là chuỗi các hoạt động nhằm:

  • Tổ chức, xây dựng chiến lược ngành, chiến lược thương hiệu trong kênh phân phối (tại điểm bán)
  • Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) để đạt được lợi nhuận/ doanh số cho công ty.

Trade Marketing tập trung vào các hoạt động chiến thắng tại điểm bán – “Win in Store”.

Những tố chất cần có của Trade Marketers:

  • Lên kế hoạch, dự báo
  • Phối hợp và dẫn dắt
  • Nhạy cảm về kinh doanh

Công việc cụ thể trong Agency

1. Account
Mặc dù công việc của Account được ví như “làm dâu trăm họ”, nhưng nhiệm vụ chính của vị trí này vẫn là:

  • Tăng doanh thu cho Agency qua các hợp đồng.
  • Hợp tác với bộ phận Creative và các phòng ban triển khai dự án.
  • Đạt mục tiêu Marketing của Client
  • Quản lí tài nguyên của Agency (thời gian, tiền bạc, thông tin) với hiệu quả và lợi nhuận.
  • Duy trì mối quan hệ với Client

Là những người trực tiếp làm việc với Client, nhận các bản brief cũng như là những yêu cầu khắt khe từ phía đối tác, Account cần kĩ năng giao tiếp, thuyết phục, kiến thức Marketing vững chắc cùng khả năng tư duy chiến lược, sáng tạo.

2. Planner
Planner là người chịu trách nhiệm tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của “consumer”, thấu hiểu Client để có thể tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề một cách logic nhất.

Planner cần những tố chất như:

  • Mối quan hệ rộng
  • Có trải nghiệm sâu sắc để thấu hiểu được người tiêu dùng
  • Có khả năng lập luận, phân tích và nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy

3. Copywriter

– Thuộc bộ phận Creative trong Agency, Copywriter là những người chịu trách nhiệm lên ý tưởng và viết các ý tưởng Quảng cáo.Ngoài ra, Copywriter phải thuyết trình, thuyết phục khách hàng trong những buổi đấu thầu (Pitch) đầy căng thẳng để bán được chiến dịch cho cả Agency.

Những người làm Copywriter phải có những khả năng rất đặc biệt:

  • Thấu hiểu khách hàng và sản phẩm.
  • Ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền.
  • Nhạy bén với cái mới, có con mắt nhìn vấn đề khác biệt, đa diện và độc đáo.

4. Art Director

Art Director (giám đốc nghệ thuật) là những người chịu trách nhiệm tính “thẩm mĩ” của ý tưởng, làm sao để ý tưởng không phải là sản phẩm của thế kỉ 18, thu hút được đối tượng một cách tốt nhất. Art Director cần trả lời những câu hỏi dù là nhỏ nhặt nhất như: ai nên mặc gì, nói câu gì, thể hiện câu nói ra sao, phong cách thế nào, âm nhạc ra sao, quay ở đâu, chụp ở đâu…

Art Director cần phải:

  • Nhạy cảm với cái đẹp
  • Cập nhật xu hướng thường xuyên, làm cho mình và các ý tưởng phải luôn mới, thời trang, đẳng cấp,…(tùy sản phẩm).

5. Designer

Designer chính là những người làm nên “mặt tiền” của những bao bì, billboard…có nhiệm vụ thiết kế, vẽ, minh họa các sản phẩm, các ý tưởng. Chính vì thế, đây phải là người cực kì “ăn dơ” với Copywriter và ArtDirector nếu muốn các ý tưởng của cả Agency được cho “ra lò”đúng với ý định ban đầu nhất.

Những tố chất Designer cần có:

  • Khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, con mắt nghệ thuật, màu sắc, độc đáo.
  • Khả năng chịu áp lực công việc và quản lí thời gian.

Ngoài ra, không chỉ những Marketer làm ở Client mới có lộ trình thăng tiến sự nghiệp rõ ràng, mà ngay cả những vị trí khác nhau ở Agency cũng có cơ hội thăng tiến trong nghề nhất định. Quan trọng hơn hết, hãy chọn cho mình một vị trí phù hợp với năng lực, tố chất của bản thân, đi cùng với đó là niềm đam mê với Marketing, bạn sẽ tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

Bạn đã biết mình hợp với ngành nào trong Marketing rồi chứ? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy để các anh chị mentor giàu kinh nghiệm tại khóa học Marketing Foundation, “khai phá” các tố chất tiềm năng của bạn và truyền cảm hứng cho bạn trong con đường nghề nghiệp của mình.