Tomorrow Marketers – Agency Quảng cáo – Truyền thông là “cái lò” trực tiếp sáng tạo ra các Chiến dịch truyền thông hàng đầu hàng ngày hàng giờ xung quanh các bạn. Nhưng “cái lò” này không thể hoạt động trơn tru mà không có những “người công nhân” tuyệt vời. Vậy họ là những ai, công việc của họ là gì? Hãy cùng Tomorrow Marketers ngày hôm nay tìm hiểu về họ nhé.
Ngoài những vị trí dưới đây thì ở mỗi Agency lại có các vị trí khác nhau tùy thuộc vào tính chất của Agency đó cũng như là cơ cấu tổ chức của từng công ty như Planner hay Editor…… Để biết thêm nhiều điều thú vị về các vị trí công việc tương lai, hãy đến Global Advertising Camp với chúng mình ngay nhé!
Đọc thêm: Client vs Agency – Con đường nào dành cho bạn?
1. Các vị trí của một agency Quảng cáo – Truyền thông
Trong một agency Quảng cáo – Truyền thông có rất nhiều các phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban có 1 nhiệm vụ riêng biệt nhằm hoàn thành 1 chiến dịch Truyền thông từ bước nhận bản mô tả chiến dịch (brief) từ client cho đến khi ra 1 chiến dịch Truyền thông với đầy sự sáng tạo và nghệ thuật. Tuy nhiên, 2 bộ phận quan trọng nhất mà cgency nào cũng phải có là:
- Phòng Account: Nơi nhận “đề bài” (Brief) từ Client và chăm sóc khách hàng
- Phòng Creative (thường chung với planner tại các agency trung và nhỏ): Nơi các kế hoạch được lập nên, sự Sáng tạo và các ý tưởng “nhảy múa”
2. Vị trí Account
Đây là người “đứng đầu sóng ngọn gió”, có trách nhiệm làm việc trực tiếp với các client.
Trách nhiệm chính của người Account là:
- Tăng doanh thu cho agency qua các hợp đồng làm Quảng cáo đem lại lợi nhuận
- Hợp tác với bộ phận Creative và các phòng ban khác để triển khai dự án
- Hoàn thành mục tiêu Marketing của client
- Quản lý tài nguyên của agency (thời gian, tiền bạc, thông tin) với hiệu quả và lợi nhuận
- Duy trì mối quan hệ với Client
Những người làm Account là những người trực tiếp làm việc với Client, nhận các bản brief cũng như những yêu cầu khắt khe từ phía đối tác cũng như các phòng ban trong Agency. Chính vì thế, tố chất không thể thiếu đối với 1 Account chính là kĩ năng giao tiếp, khả năng truyền đạt thuyết phục khách hàng, vốn kiến thức Marketing vững chắc cùng khả năng tư duy chiến lược, sáng tạo trong một khuôn khổ nhất định.
Lộ trình sự nghiệp:
Vị trí đầu tiên là Account Executive rồi tới Account Manager và cuối cùng là Account Director (AD). Khi lên tới vị trí AD thì công việc sẽ nghiêng hẳn về quản lí và ra quyết định chiến lược cho khách hàng cũng như là đứng ra chịu trách nhiệm và xử lí các sự cố phát sinh.
3. Vị trí Copywriter – phù thủy của những con chữ
Copywriter làm ở phòng Creative của một agency, là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng và viết các ý tưởng Quảng cáo. Tất cả các câu slogan, bài hát, …. đều từ các Copywriter mà ra. Ngoài ra trong rất nhiều trường hợp, chính những người làm Copywriter sẽ phải là những người đứng ra thuyết trình, thuyết phục khách hàng trong những buổi đấu thầu (pitching) đầy căng thẳng để bán được chiến dịch cho cả agency. Một trong những Copywriter nổi tiếng nhất chính là David Mackenzie Ovilgy – “cha đẻ của Ngành Quảng cáo hiện đại”.
Những người làm Copywriter là những người phải có những khả năng rất đặc biệt:
- Hiểu biết rõ về khách hàng cũng như là sản phẩm được Quảng cáo.
- Vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền.
- Nhạy bén với cái mới xung quanh, có con mắt nhìn vấn đề khác biệt, đa diện và độc đáo.
Lộ trình sự nghiệp:
Vị trí đầu tiên là Junior Copywriter rồi tới Senior Copywriter và cuối cùng là Creative Direactor (CD).
Để bắt đầu sự nghiệp của mình, các Copywriter trẻ thường có khởi đầu gian nan với Intern hoặc freelancer. Để lên được vị trí CD – vị trí có quyền “sinh sát” với các chiến dịch Truyền thông – Quảng cáo – hứa hẹn là một chặng đường không hề đơn giản với các bạn trẻ đầy đam mê và Sáng tạo.
4. Vị trí Art Director – “thẩm mỹ” của ý tưởng
Đây là người lãnh trách nhiệm làm sao để ý tưởng không phải là sản phẩm của thế kỉ 18 hay thời đại đồ đá, để ý tưởng thu hút được đối tượng khách hàng tốt nhất. Ai nên mặc gì, nói câu gì, thể hiện câu nói ra sao, phong cách thế nào, âm nhạc ra sao, quay ở đâu, chụp ở đâu, mời ai đóng chính để tạo hiệu ứng tốt, …
Art Director phải nhạy cảm với cái đẹp, update xu hướng thường xuyên, làm cho mình luôn mới và dĩ nhiên làm cho các ý tưởng phải luôn thời trang, đẳng cấp.
5. Vị trí Designer
Vị trí cuối cùng trong “bộ ba siêu đẳng phòng Creative” – Designer – là người làm nên “mặt tiền” của những bao bì, billboard… mà các bạn vẫn thấy hàng ngày. Họ có nhiệm vụ thiết kế, vẽ, minh họa các sản phẩm, các ý tưởng. Chính vì thế, đây phải là người cực kì “ăn rơ” với Copywriter và Art Director nếu muốn các ý tưởng của cả Agency được cho “ra lò” đúng với ý định ban đầu nhất.
Người làm designer đương nhiên phải có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế cũng như là có con mắt nghệ thuật, màu sắc độc đáo. Hơn nữa, họ còn phải là người chịu áp lực công việc và quản lí thời gian cực kì tốt.
Đọc thêm: Làm Marketing Agency, sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Tạm kết
Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về con đường làm Marketing tại Agency, Client, In-house, đừng bỏ lỡ khóa học Online hoàn toàn miễn phí từ Tomorrow Marketers có tên “The Guide to Marketing Career”. Khóa học giúp bạn khám phá ngành Marketing qua việc hiểu tổng quan về các con đường sự nghiệp trong ngành và giúp bạn bạn hiểu chính bản thân mình. Từ đó giúp bạn xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp Marketing cho riêng mình.
Nếu bạn đã sẵn sàng để bước vào ngành Marketing và mong muốn trang bị mindset Marketing bài bản cho mọi ngành hàng, đừng bỏ lỡ khóa học Marketing Foundation tại Tomorrow Marketers cùng các Manager/Director tại các tập đoàn đa quốc gia nhé!
Bài viết thuộc bản quyền của Tomorrow Marketers, xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!