Thi Case nhiều lần chưa đạt thì đã sao? Chia sẻ từ Trọng Khôi – Eliter tại Young Marketers 2023

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Vượt qua hàng trăm thí sinh tại cuộc thi Young Marketers 11, Trọng Khôi – cựu học viên khóa Case Mastery tại Tomorrow Marketers đã xuất sắc trở thành 1 trong 8 học viên của chương trình Elite Development Program danh giá. Khác với nhiều câu chuyện thành công trước đây trên Blog của TM, câu chuyện của Khôi không phải là hành trình “thi đâu trúng đó”, mà là một sự đúc kết từ nhiều lần thi không đạt như mong muốn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tomorrow Marketers tham khảo bài làm Young Marketers 2023 và lắng nghe chia sẻ của Trọng Khôi nhé! Biết đâu bạn cũng sẽ tìm thấy mình, tìm thấy động lực để tiếp tục cố gắng đó!

Chào Khôi, đầu tiên xin chúc mừng Khôi đã trở thành 1 trong 8 Eliter tại Young Marketers 2023. Cảm xúc của bạn lúc nhận được kết quả và ở thời điểm hiện tại khác nhau như thế nào, đặc biệt là sau khi Khôi đã trải qua những tuần học đầu tiên tại chương trình? 

Thú thực là trước khi ban tổ chức thông báo kết quả, Khôi cũng khá chắc chắn rằng bản thân sẽ trở thành 1 trong 8 người cuối cùng trụ lại với cuộc thi. Lý do là bởi trước đó Khôi cũng đã từng đi thi khá nhiều. Cứ mỗi cuộc thi kết thúc, mình lại học thêm được những bài học mới. Và Young Marketers 11 giống như một sự đúc kết từ tất cả những bài học ấy vậy. 

Về Elite Development Program, cảm xúc đầu tiên của Khôi về chương trình là bất ngờ. Bất ngờ bởi mình lại được quay về học những thứ rất căn bản. Lấy ví dụ như mô hình 3C (Category Truth, Company Truth, Consumer Truth) chẳng hạn, mình đã từng sử dụng framework này trong nhiều lần đi thi. Tuy nhiên, mãi đến khi tham gia Elite Development Program và được các anh chị giải thích, mình mới hiểu “Tại sao mô hình 3C lại cần tới 3 chữ C mà không phải 1 hay 2 chữ C”? Nói tóm lại, ấn tượng đầu tiên của mình về chương trình của Young Marketers gói gọn trong 3 từ “Back to Fundamental”. Học cao, học siêu để rồi nhận ra thứ chúng ta cần hiểu nhất lại là những điều căn bản!

Xem ngay bài làm của Trọng Khôi tại Case Mastery Resource Hub!

Ngoài ra thì Khôi cũng rất ấn tượng về sứ mệnh mà Elite Development Program hướng đến, đó là tạo nên một thế hệ Purposeful Marketers. Khôi thấy đây là điểm khá phù hợp trong một thị trường mà người mua ngày càng nắm nhiều thông tin hơn trong việc tiêu dùng. Khi đó, các Marketers bắt buộc phải là những người tạo ra giá trị, hay như anh Hùng Võ vẫn luôn nhắc chúng mình là phải trở thành thế hệ của Value Marketers. 

Cuối cùng, phải nói rằng Elite Development Program “nặng” hơn mình tưởng. Mỗi tuần, cả lớp sẽ phải đọc một cuốn sách dài 300 trang để tóm tắt, viết reflection và đăng lên mạng xã hội. Chưa kể, có những tuần chúng mình còn phải làm campaign proposal nữa. Nhìn chung là khá nhiều thử thách đang chờ mình ở trước mắt. 

Để giải một đề bài không-giống-với-những-cuộc-thi-thông-thường như Young Marketers 11, Khôi đã đi theo các bước như thế nào? 

Cảm nhận ban đầu của Khôi về đề bài của Young Marketers 11 là… “Khó thật”. Có thể cũng chính vì thế mà từ lúc nhận đề cho đến lúc đỗ, Khôi đã làm lại bài tổng cộng tận 17 lần

Những phiên bản đầu tiên của Khôi cũng toàn là framework cả thôi, nhưng cuối cùng thì các anh chị mentors vẫn gạt ra hết. Khôi nhận ra một bài học, đó chính là nếu không hiểu framework thì trước hết hãy gạt nó đi, đến khi nào thực sự hiểu thì hẵng viết vào bài. Và đúng là đến phiên bản cuối cùng thì bài của Khôi gần như không có chút framework nào. Thay vào đó, Khôi chỉ thuần viết ra những suy nghĩ và ý tưởng của mình để thuyết phục thương hiệu. Framework chỉ nên là công cụ để giúp mình triển khai luồng tư duy mà thôi, chứ không phải là điểm khởi đầu.

Đọc thêm: Giải Business Case – Phân tích đề bài nhanh chóng với mô hình SCQ

“Khi chưa hiểu rõ framework, trước hết hãy gạt nó ra khỏi bài làm”

Sau này, khi đã đỗ vào Elite Development Program, Khôi lại càng thấy lựa chọn của mình là đúng đắn. Thực ra Young Marketers không phải là một cuộc thi tập trung tìm ra Á Quân hay Quán Quân, mà là để lựa chọn các học sinh cho lớp Elite Development Program. Tại đây các anh chị tìm kiếm một lớp đa dạng, giống như một hệ sinh thái vậy. Trong hệ sinh thái ấy, mỗi bạn sẽ có một điểm khác biệt rất nổi trội. Có bạn rất creative, có bạn rất logic, có bạn có khả năng tìm ra insights rất hay, có bạn thì lại có điểm nhìn đa dạng,.. Vậy nên nếu hồi đó Khôi chọn làm bài theo framework, có thể Khôi đã tự gò bó chính những cá tính, điểm mạnh của mình rồi.

Đọc thêm: 3 phương pháp tìm kiếm lời giải cho một insight trọn vẹn

Ngoài việc không phụ thuộc vào framework, Khôi cũng chú ý lựa chọn 1 người teammate có suy nghĩ khác hẳn với mình. Điều này cho phép cả 2 người có thể tạo ra nhiều hướng đi, nghĩ ra nhiều ý tưởng và bù trừ cho nhau. Ví dụ như Khôi rất mạnh về creative, thì sẽ cần một người strategic để giúp bài làm trở nên cân bằng hơn. 

Khôi đã phải trải qua khá nhiều những lần thi trượt rồi mới có được thành tích tại Young Marketers 11, vậy Khôi thường “lên dây cót tinh thần” như thế nào sau mỗi thất bại?

Những cuộc thi mà Khôi đã từng tham gia có thể kể đến là Vietnam Young Lions, L’Oréal Brandstorm, vòng thi tuyển của McKinsey, Young Marketers, hay mới đây nhất là kỳ thi Management Trainee của Suntory Pepsico Vietnam Beverage. Khôi thích giải Case vì đây là trải nghiệm mà môi trường Đại học không có nhiều. Nhất là khi giải được những case khó, Khôi thấy mình học được nhiều về cách giải bài toán kinh doanh nói riêng cũng như là về tư duy problem-solving nói chung. 

Dù thi nhiều nhưng phải mãi đến Young Marketers 11 Khôi mới có lần đầu tiên “on top”. Từ cấp 3 Khôi vốn không phải là 1 học sinh quá xuất sắc, nên Khôi càng ý thức rằng kết quả phải đến từ sự cố gắng. Người khác có thể thi 2,3 lần đã lọt top, nhưng Khôi vẫn thấy ổn nếu mình phải thi 6,7 lần, miễn là đạt được kết quả như mong muốn. 

“Thi càng nhiều, càng tìm ra các cuộc thi đúng gu của mình hơn”

Với Khôi, mỗi cuộc thi đều là 1 bài học quý giá. Thi càng nhiều thì Khôi càng tìm ra các cuộc thi đúng “gu” của mình hơn. Ngoài ra, trải nghiệm đi thi cũng dạy cho Khôi nhiều bài học về teamwork. Khôi hình dung rõ hơn về cách phối hợp với từng kiểu teammates, khám phá ra những công việc mình cảm thấy thích làm hơn những công việc khác,…

Nếu gặp thất bại mà từ bỏ luôn thì chẳng khác nào những lần thất bại trước đó là vô nghĩa. Khôi quan niệm những thất bại cũng là một bước tiến, giúp mình đi đến gần hơn với thành công. Đó là lý do chính thúc đẩy Khôi luôn tiếp tục thử sức với những cuộc thi. 

Đọc thêm: Danh sách 10 cuộc thi uy tín đáng để sinh viên ngành kinh tế thử sức

Khôi có Mentor đồng hành trong những lần đi thi không? Nếu có, làm thế nào để Khôi xác định được Mentor phù hợp với mình?

Khôi cũng rất may mắn vì mỗi cuộc thi luôn có được sự đồng hành và trợ giúp từ các anh chị Mentors. Đơn cử như lần thi Young Marketers vừa rồi, Khôi có tới 4 Mentors để feedback cho bài làm của mình. 

Đầu tiên, muốn chọn được mentor phù hợp, trước tiên cần biết mình đang mạnh điểm nào và yếu điểm nào. Sau khi có cơ hội được làm việc cùng nhiều anh chị mentors, Khôi nhận ra 1 mentor hoàn hảo thật sự không tồn tại. Mỗi anh chị đều có những điểm mạnh riêng, do đó nếu không biết mình yếu ở đâu thì sẽ rất khó để chọn được mentor bù trừ cho điểm yếu của mình. 

Thứ hai, nếu được thì hãy nên có càng nhiều mentor càng tốt. Điều này sẽ giúp bài làm của bạn có thêm nhiều góc nhìn. Khôi cũng hay chọn những anh chị “giống Khôi”- những người thi nhiều lần mới lọt top, bởi lẽ các anh chị đều đã có nhiều trải nghiệm và rất hiểu về gu của cuộc thi. 

Case Mastery Resource Hub – Tham khảo ngay bài làm đầy đủ của Trọng Khôi

Khôi cũng có dịp được tiếp xúc với 7 anh chị Mentors nhờ chương trình Mentoring Program của Tomorrow Marketers. Mỗi anh chị đều để lại cho Khôi nhiều ấn tượng, nhưng đáng nhớ nhất có lẽ phải là anh Tiến – người mentor của Khôi trong cuộc thi Vietnam Young Lions và cũng đang là trainer tại Tomorrow Marketers. 

Sáng tạo không phải là điểm mạnh của anh Tiến, nhưng anh vẫn kết nối mình với các anh chị khác giỏi về mảng này. Có nhiều hôm anh Tiến rất bận nhưng vẫn sắp xếp thời gian để dạy mình, đến nỗi anh vừa ăn vừa dạy luôn. Sự tâm huyết của anh làm mình rất cảm động. 

Ngoài anh Tiến thì còn có chị Dung – người đồng hành với mình trong chương trình Management Trainee của SPVB mới đây. Chị Dung thì gây ấn tượng cho mình bởi sự kiên nhẫn. Mặc dù mình làm sai rất nhiều, nhưng chị vẫn tận tình chỉ và sửa cho mình. Hơi đáng tiếc một chút là mình đã không đỗ vòng vừa rồi để làm chị vui. 

“Nếu gặp thất bại mà từ bỏ luôn thì chẳng khác nào những lần thất bại trước đó là vô nghĩa”.

Tạm kết

Việc tham khảo các bài làm mẫu cũng là một cách tốt để thí sinh nắm được cách trình bày, và hơn hết là học tập cách tư duy hợp lý, logic. Nếu bạn muốn tham khảo bài làm của Nguyễn Trọng Khôi và hơn 30 bài làm đạt giải cao từ cựu học viên của Tomorrow Marketers, hãy đăng ký ngay để nhận kho tài liệu “Case Mastery Resource Hub”!

Ngay cả khi không trở thành Quán quân hay Á quân ở các sân chơi lớn, trải nghiệm đi thi vẫn sẽ giúp bạn nâng cao tư duy giải quyết vấn đề và tiếp xúc với những tình huống thực tế của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn luyện tập giải nhiều loại Case ở đa dạng các ngành hàng, hãy tham khảo khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers!

Với thiết kế lộ trình bài bản đi qua các dạng Model và Business Case khác nhau, khóa học Case Mastery sẽ giúp học viên nâng cao tư duy Problem-Solving. Qua đó, học viên không chỉ tự tin chinh phục các cuộc thi và chương trình tuyển dụng như Management Trainee/ Management Consultant, mà còn giải quyết được những tình huống thường gặp trong doanh nghiệp. 

pricing case
Tagged: