Lộ trình chuẩn bị ứng tuyển Management Trainee trong 4 năm Đại học – Phần 1: Năm 1 & Năm 2

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Đi cùng với lộ trình thăng tiến đầy hứa hẹn và mức đãi ngộ tốt, các chương trình Management Trainee thường đặt ra tiêu chuẩn đầu vào khá cao dành cho các ứng viên của mình. Do đó, để có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng khi ứng tuyển, một sự chuẩn bị bài bản, rõ ràng là điều không thể thiếu. Vậy, đối với các bạn sinh viên, đâu sẽ là lộ trình lý tưởng để chinh phục chương trình Management Trainee trong 4 năm Đại học. Hãy cùng Tomorrow Marketers khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Management Trainee là gì? Đâu là chân dung “ứng viên tiềm năng” của các chương trình Management Trainee?

Management Trainee (Quản trị viên tập sự) là chương trình đào tạo, tìm kiếm các tài năng lãnh đạo trẻ được tổ chức bởi nhiều công ty đa quốc gia lớn như Unilever, Nestlé, Grab, CocaCola, Suntory Pepsico,… Khác với các cơ hội nghề nghiệp khác, đặc thù của Management Trainee nằm ở việc bạn sẽ được luân chuyển qua nhiều phòng ban khác nhau. Kết hợp với những “đặc quyền” khác như lớp huấn luyện đặc biệt, cố vấn cá nhân, các Quản trị viên tập sự sẽ có cơ hội lớn để trở thành thế hệ lãnh đạo tiếp theo của tập đoàn, công ty khi “tốt nghiệp” chương trình sau 2 năm.

Đi cùng với lộ trình thăng tiến đầy hứa hẹn và mức đãi ngộ tốt, các chương trình Management Trainee thường đặt ra tiêu chuẩn đầu vào khá cao dành cho các ứng viên của mình. Để nhận được thư mời làm việc từ các tập đoàn, bạn sẽ phải trải qua ít nhất là 5 vòng thi, bao gồm CV & Application Form, Aptitude Test, Initial Interview, Assessment Center, Final Interview. 

Thông thường, các chương trình Management Trainee sẽ chỉ được tổ chức 1 lần/năm với các phòng ban như Human Resource, Finance, Supply Chain, Sales, Marketing,… Chính vì vậy, “tỷ lệ chọi” của các chương trình này cũng rất cạnh tranh. Trung bình, với khoảng hơn 2000 đơn ứng tuyển Management Trainee mỗi năm, các tập đoàn thường chỉ chọn ra từ 5-20 ứng viên. 

Đọc thêm: Management Trainee – Con đường ngắn nhất để trở thành Brand Manager

Mỗi tập đoàn, công ty lại có những giá trị, quan điểm khác nhau trong kinh doanh. Chính vì vậy, chân dung “ứng viên tiềm năng” của các chương trình Management Trainee cũng thay đổi tùy vào nơi bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, với tập đoàn Unilever, Leadership và Pioneering là 2 yếu tố rất được đề cao. Tuy nhiên, với tập đoàn Nestlé, nhà tuyển dụng lại tìm kiếm những ứng viên nổi bật với 2 yếu tố Collaboration & Continuous Improvement

Mặc dù có sự khác nhau là vậy, nhưng mỗi tập đoàn, công ty vẫn có những điểm chung về tiêu chí của một Quản trị viên tập sự. Theo đó, ứng viên thường phải là sinh viên đã tốt nghiệp, với điểm trung bình từ 7 trở lên. Thêm vào đó, khả năng sử dụng tiếng Anh, tố chất lãnh đạo, kỹ năng tư duy và kiến thức về các hoạt động trong kinh doanh cũng là những yếu tố không thể thiếu. 

Tham khảo khóa học Business English của Tomorrow Marketers để rèn luyện tư duy phản biện và tiếng Anh vào tập đoàn Đa quốc gia!

Đọc thêm: Lợi ích khi ứng tuyển Management Trainee

4 “đầu việc” cần làm trong Năm 1 & Năm 2 Đại học để chuẩn bị ứng tuyển Management Trainee 

Quá trình nào cũng sẽ phải có giai đoạn tích lũy và ứng dụng. Đối với Management Trainee cũng tương tự. Sẽ rất khó để bạn có thể chuẩn bị cho từng vòng ứng tuyển của các chương trình MT ngay từ Năm 1, Năm 2 – khi kiến thức và nền tảng của bản còn chưa vững. Chính vì vậy, trong 2 năm đầu tiên của Đại học, hãy ưu tiên vào việc Thấu hiểu bản thân, Nâng cao kỹ năng Tiếng Anh, Tham gia các hoạt động ngoại khóa và Trau dồi kiến thức nền tảng.

Lộ trình chuẩn bị ứng tuyển Management Trainee trong 4 năm Đại học

Thấu hiểu bản thân

Hành trình Management Trainee luôn bắt đầu với câu hỏi “Tại sao?”

Bắt đầu chuẩn bị cho Management Trainee từ những năm đầu Đại học là một thời điểm khá sớm. Tất nhiên, bạn sẽ có nhiều thời gian, nguồn lực hơn để hoàn thành mục tiêu so với các bạn sinh viên biết đến chương trình Quản trị viên tập sự ở thời điểm năm cuối. Mặc dù vậy, nếu không có một mindset, mục đích đủ rõ ràng và hợp lý ngay từ đầu, bạn sẽ rất dễ lạc lối trong hành trình chuẩn bị Management Trainee đầy trường kỳ.  

Trước khi quyết định đặt mục tiêu chinh phục các chương trình Management Trainee, hãy luôn bắt đầu với câu hỏi “Tại sao?”. Management Trainee cũng là một lựa chọn về con đường sự nghiệp, vậy “Tại sao Management Trainee lại là lựa chọn của bạn?”. Dưới đây là một số câu hỏi khác mà bạn có thể sử dụng để tự hỏi bản thân, qua đó có những lý do đầu tiên để theo đuổi hành trình Management Trainee. 

  • Bạn muốn mình ở đâu trong 5-10 năm tới?
  • Bạn hy vọng mình sẽ phát triển bản thân như thế nào?
  • Những mục tiêu đề ra có tương đồng với giá trị mà bạn đang theo đuổi?
  • Đâu là những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn?

Thấu hiểu, định vị chính mình để tìm ra phòng ban và chương trình Management Trainee phù hợp

Sau khi đã có những lý do đủ vững vàng để theo đuổi hành trình Management Trainee, bạn cũng cần xác định cho mình phòng ban và một số tập đoàn, công ty muốn ứng tuyển. 

Việc xác định phòng ban ứng tuyển, thông thường, sẽ phụ thuộc vào ngành học hiện tại hoặc công việc tương lai mà bạn muốn theo đuổi. Trong khi đó, việc lên danh sách các tập đoàn, công ty muốn ứng tuyển sẽ phức tạp hơn một chút. Ít nhất, bạn sẽ cần phải xác định được những thứ sau đây:

  1. Ngành hàng (FMCG, Bán lẻ, Công nghệ,…) của tập đoàn, công ty mà bạn muốn ứng tuyển?
  2. Đâu là những tập đoàn, công ty đang tổ chức chương trình Management Trainee hằng năm?
  3. Những tập đoàn, công ty nào phù hợp với những giá trị cá nhân của bạn?

Quá trình trả lời các câu hỏi trên chắc chắn sẽ không đến trong một sớm, một chiều. Theo bạn Lam Tuyền – Management Trainee Batch 2023 của tập đoàn Nestlé, sẽ có 2 yếu tố chính trong hành trình tìm ra phòng ban và chương trình Management Trainee phù hợp, đó chính là Experience (Trải nghiệm) và Reflection (Suy tư, phản tư). 

Xem thêm: Webinar “Career Talk: Road to Management Trainee Program”

“Experience (Trải nghiệm) chính là việc chúng ta đặt bản thân mình vào những vị trí ngoài comfort-zone (Vùng an toàn) để bản có cơ hội phát triển được tốt nhất. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng, có “trải” thì cũng phải có “nghiệm”. Những trải nghiệm sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta thường xuyên dành thời gian cho Reflection (Suy tư, phản tư)

Reflection là cách tốt nhất để hiểu bản thân nhiều hơn và đúc kết ra được những bài học quý giá. Sau mỗi cuộc thi, trải nghiệm cá nhân, hãy ngồi xuống và đánh giá công tâm những điểm mình đã làm tốt và những điểm còn có thể cải thiện. Bạn có thể làm Reflection trên một quyển sổ, một trang Google Sheet, miễn sao hãy làm nó thật thường xuyên. Khi bước vào Initial Interview hay Final Interview, đây sẽ là những tư liệu nổi bật để bạn có thể truyền đạt được những điểm khác biệt của bản thân, qua đó chứng minh được sự phù hợp cho vị trí Management Trainee.”

Nâng cao kỹ năng tiếng Anh

Tiếng Anh có thể được coi là một trong những yếu tố mà các bạn sinh viên quan tâm nhất khi tìm hiểu về Management Trainee. “Tiếng Anh chỉ đủ giao tiếp thì có ứng tuyển được Management Trainee không?” hay “Có phải các vòng thi Management Trainee đều diễn ra bằng tiếng Anh?” là những thắc mắc phổ biến ứng viên khi ứng tuyển. 

Trên thực tế, toàn bộ quá trình ứng tuyển Management Trainee sẽ đều diễn ra bằng tiếng Anh. Đây cũng là điều khá dễ hiểu, bởi lẽ hầu hết các tập đoàn, công ty có chương trình Management Trainee đều sẽ yêu cầu các Quản trị viên tập sự phải làm việc với đa dạng đối tác, trong đó có rất nhiều đối tác là người nước ngoài. Chính vì vậy, đối với những bạn sinh viên chưa có kỹ năng tiếng Anh quá lưu loát, việc lên kế hoạch cải thiện khả năng ngoại ngữ từ Năm 1 là rất quan trọng. 

Song song với việc cải thiện tiếng Anh để giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), việc trau dồi khả năng tư duy bằng tiếng Anh cũng nên được dành sự quan tâm. Chỉ đơn thuần giao tiếp thôi thì sẽ chưa đủ với một ứng viên Management Trainee. Thay vào đó, để thực sự có thể ứng dụng ngôn ngữ vào quá trình học tập, thi cử, làm việc, bạn cũng cần phải sở hữu nền tảng tư duy phản biện vững chắc. Do đó, bên cạnh việc thấu hiểu bản thân, hãy chắc chắn rằng kỹ năng tiếng Anh, tư duy phản biện được bạn lên kế hoạch để cải thiện trong Năm 1, Năm 2 Đại học.

Tham khảo khóa học Business English của Tomorrow Marketers để rèn luyện tư duy phản biện và tiếng Anh vào tập đoàn Đa quốc gia!

Tham gia các hoạt động ngoại khóa 

Trong thời điểm chưa có cơ hội đi thực tập hay va chạm với môi trường công sở, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là một cách tốt để bạn trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình ứng tuyển Management Trainee. 

Nổi bật nhất, các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn có những hình dung cơ bản về kỹ năng lãnh đạo. Thông qua việc dẫn dắt các dự án ở các câu lạc bộ trong trường Đại học hay những tổ chức thanh niên, dự án xã hội,… bạn sẽ có cơ hội để ra quyết định, phân chia công việc, giải quyết mâu thuẫn và truyền động lực cho những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn dần định hình được phong cách lãnh đạo của mình, qua đó chủ động hơn khi bước vào những trải nghiệm ứng tuyển Management Trainee. 

Nếu không có cơ hội được dẫn dắt đội nhóm thì bạn cũng đừng lo, bởi khả năng lãnh đạo không chỉ nằm ở chức vụ bạn nắm giữ, mà còn được chứng minh bởi những phẩm chất mà bạn thể hiện ra. Đồng thời, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng còn mang đến nhiều lợi ích khác, điển hình như khả năng quản lý thời gian, khả năng thích ứng, sự linh hoạt, cũng như tư duy giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, nếu đang ở Năm 1 hay Năm 2 Đại học, hãy tìm kiếm những trải nghiệm hoạt động ngoại khóa khớp với ngành học, phòng ban yêu thích của mình. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, đừng quên ghi lại các số liệu, thành tích cá nhân để phục vụ cho quá trình ứng tuyển sau này nhé!

Đọc thêm: Phải nỗ lực thế nào mới đỗ được Management Trainee 

Trau dồi kiến thức nền tảng

2 Năm đầu Đại học cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc bổ sung kiến thức nền tảng về chuyên môn của các bạn sinh viên. Đây sẽ là thời điểm mà các bạn xây dựng những hiểu biết cơ bản về ngành học của mình, từ đó tạo tiền đề cho những dự định quan trọng kế tiếp. 

Ngoài ra, các ứng viên Management Trainee cũng nên duy trì cho mình được một điểm phẩy trung bình (GPA) tốt . Điểm số có thể không phản ánh quá nhiều về năng lực chuyên môn, nhưng cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được phần nào về khả năng quản lý thời gian, sắp xếp ưu tiên, sự chăm chỉ của ứng viên thông qua việc cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoại khóa, đi làm,… Quan trọng hơn, GPA trên 7.0 cũng là điều kiện cần của hầu hết các chương trình Management Trainee hiện nay.

Song song với việc học trên trường Đại học, các bạn sinh viên cũng có thể đăng ký tham gia các khóa học ngắn ngày để bổ sung các kiến thức thực tiễn, đồng thời có được những insights thú vị từ các anh chị giảng viên đi trước. Đây cũng sẽ là một trong những điểm cộng cho các bạn sinh viên khi đăng ký thực tập vào thời điểm Năm 3, Năm 4. 

Bước vào ngành Marketing cùng khóa học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers!

Năm 1, Năm 2 tuy không có quá nhiều sự chuẩn bị liên quan trực tiếp đến các vòng thi của Management Trainee, nhưng lại đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng một nền tảng tốt, một “profile” cạnh tranh cho các bạn sinh viên. Nếu muốn tìm hiểu tiếp về lộ trình chuẩn bị ứng tuyển Management Trainee trong Năm 3, Năm 4, hãy đón xem phần 2 nhé!

Tạm kết

Chinh phục chương trình Management Trainee tại các tập đoàn đa quốc gia là cả một hành trình đầy chông gai mà trong đó, cơ hội chỉ đến cho những ứng viên có sự chuẩn bị tốt nhất! Nếu mục tiêu của bạn đang là kỳ thi Management Trainee trước mắt, hãy tham khảo ngay khóa học Case Mastery của Tomorrow Marketers!

Với thiết kế lộ trình bài bản đi qua các dạng Model và Business Case khác nhau, khóa học Case Mastery sẽ giúp học viên nâng cao tư duy Problem-Solving. Qua đó, học viên không chỉ tự tin chinh phục các cuộc thi và chương trình tuyển dụng như Management Trainee/ Management Consultant, mà còn giải quyết được những tình huống thường gặp trong doanh nghiệp. 

pricing case
Tagged: