05 lỗi khiến bạn “mất điểm” ở vòng Group Interview khi thi Management Trainee và cách khắc phục

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Là một trong các vòng thi then chốt để đánh giá năng lực làm việc của ứng viên Management Trainee, Group Interview yêu cầu không chỉ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mà còn đòi hỏi khả năng ứng biến, vận dụng kỹ năng và kiến thức một cách linh hoạt. Ứng viên muốn vượt qua được vòng thi này cần phải biết cách ghi điểm trong mắt người phỏng vấn, đồng thời hạn chế tối đa những lỗi sai khiến bản thân “mất điểm” so với các ứng viên khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tomorrow Marketers điểm qua 05 lỗi khiến bạn “mất điểm” ở vòng Group Interview khi thi Management Trainee và tìm hiểu cách khắc phục nhé!

1/ Người phỏng vấn chờ đợi điều gì ở ứng viên trong vòng Group Interview?

Group Interview hay Group Discussion (Phỏng vấn nhóm) là vòng thi được thiết kế để đánh giá khả năng làm việc nhóm và các kỹ năng liên quan của ứng viên Management Trainee. Trong Group Interview, các ứng viên sẽ được quan sát và đánh giá bởi 5-7 người phỏng vấn, trong đó tất cả đều là những quản lý cấp cao của công ty. Dưới đây là 3 yếu tố được đánh giá kỹ lưỡng nhất trong vòng thi này:

  • Interpersonal effectiveness: Khả năng thấu hiểu và làm việc tốt với con người 
  • Oral communication: Kỹ năng giao tiếp
  • Teamwork: Kỹ năng làm việc nhóm

Nhìn chung, có thể thấy Group Interview tập trung vào đánh giá khả năng làm việc nhóm, phân chia công việc và giải quyết vấn đề của ứng viên. Người phỏng vấn không tìm kiếm một ứng viên áp đảo hoàn toàn trong buổi phỏng vấn, mà thay vào đó là một ứng viên biết cách khiến tất cả mọi người tham gia vào cuộc bàn luận, có thể lắng nghe ý kiến của người khác, truyền đạt được ý kiến của bản thân và mang một năng lượng tích cực – những yếu tố cực kỳ quan trọng trong môi trường làm việc thực tế. 

Ngoài 3 kỹ năng quan trọng kể trên, trong từng trường hợp, ứng viên cũng có thể “ghi điểm” nếu thể hiện mình là người có Analytical Thinking (Khả năng tư duy mạch lạc), Achieving Goals (Tinh thần hướng đến kết quả), Assertiveness (Quyết đoán), Creativity (Sáng tạo),…

Đọc thêm: Phải nỗ lực thế nào mới đỗ được Management Trainee

2/ 05 lỗi khiến bạn “mất điểm” ở vòng Group Interview khi thi Management Trainee và cách khắc phục

Nói quá nhiều hoặc nói quá ít

Nói quá nhiều

Nhiều ứng viên lầm tưởng rằng việc nói nhiều sẽ giúp bản thân nổi bật hơn trong mắt người phỏng vấn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà tuyển dụng lại không quá quan tâm đến việc bạn có nhiều hay không, mà sẽ chú ý đến đóng góp của bạn vào công việc chung của nhóm. Do đó, những ứng viên nói quá nhiều và không dành thời gian, không gian cho những người khác tham gia vào cuộc bàn luận thường sẽ để lại ấn tượng xấu trong Group Interview. 

Việc nói quá nhiều, ngoài khiến bạn mất điểm với người phỏng vấn, còn làm quá trình thảo luận trở nên khó khăn hơn. “Nói dài, nói dai, thành ra nói dại”, những ứng viên nói quá nhiều thường sẽ dễ mắc những lỗi ngụy biện, từ đó tạo nên những buổi tranh luận “không có hồi kết”.

Trong khóa học Business English tại Tomorrow Marketers, học viên sẽ được học sâu về 7 hình thức lập luận khác nhau trong tranh luận, làm việc nhóm, cũng như cách thức nhận biết và tránh không mắc phải các lỗi lập luận thường thấy.

Đọc thêm: Những lỗi lập luận cần tránh trong vòng Assessment Center: để tranh luận không trở thành tranh cãi vô ích 

Để không mắc phải lỗi này, ứng viên cần tập thói quen chủ động lắng nghe người khác trong quá trình làm việc nhóm, đồng thời liên tục tạo điều kiện để đồng đội có cơ hội nêu ý kiến và không để thành viên nào bị bỏ lại trong cuộc thảo luận. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 1 số tips như “luôn giữ eye-contact”, “gật đầu để thể hiện rằng bạn vẫn đang theo dõi đồng đội phát biểu ý kiến”, hay “diễn đạt lại ý kiến của đồng đội để chắc chắn rằng bạn vẫn đang hiểu đúng ý”…

Nói quá ít

Ngược lại với “nói quá nhiều”, khi ứng viên “nói quá ít”, người phỏng vấn sẽ không thể có đủ dữ kiện để đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cũng như độ phù hợp của ứng viên với công ty. Ngoài ra, việc nói quá ít cũng phần nào cho thấy rằng ứng viên là một người rụt rè và không có khả năng làm việc nhóm. Đây là một điều tối kỵ khi “năng động” và “nhanh nhạy” thường là yếu tố mà các chương trình Management Trainee tìm kiếm từ những bạn trẻ. 

Nếu nhận thấy bản thân thường nói quá ít trong những lần teamwork, ngay từ bây giờ, bạn hãy tập cách tham gia vào các cuộc thảo luận bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm liên quan, hỏi những câu hỏi hữu ích. Những thói quen này sẽ giúp bạn tăng khả năng tương tác khi làm việc nhóm, qua đó thể hiện bản thân tốt hơn trong vòng Group Interview.  

“Lạc lối”, không theo dõi được cuộc bàn luận

“Lạc lối” trong cuộc bàn luận chung cũng có thể được coi là một “red flag” của ứng viên trong mắt người phỏng vấn. Rơi vào tình huống này, ứng viên có thể bị đánh giá thấp về khả năng xử lý thông tin, tư duy phản biện, cũng như giao tiếp khi làm việc nhóm. Từ đó, người phỏng vấn cũng sẽ nghi ngờ về khả năng ứng viên có thể giải quyết được những tình huống phức tạp trong môi trường làm việc. 

Thông thường, sai lầm nói trên thường xảy đến khi ứng viên không xác định được vai trò của mình trong Group Interview. Chính vì vậy, hãy chủ động xác định vai trò của bản thân cũng như của đồng đội trước khi tiến hành giải đề bài được cho. Bạn có thể tham khảo cách xác định vai trò dưới đây: 

  • Leader: Giữ vai trò dẫn dắt, đảm bảo ai cũng có cơ hội được bày tỏ quan điểm.
  • Reporter: Có nhiệm vụ ghi chép và sắp xếp các ý tưởng của từng người trong nhóm. 
  • Idea Contributor: Người đề xuất những ý tưởng mới để giải quyết vấn đề được đưa ra.
  • Compromiser: Thành viên duy trì sự hòa hợp và thúc đẩy động lực làm việc trong nhóm. 
  • Summarizer: Người tổng hợp ý tưởng, đồng thời đưa ra kết luận cho nhóm dựa trên mục tiêu chung của đề bài. 
  • Time-Keeper: Đóng vai trò là người giữ thời gian, phân bổ thời gian cho các nhiệm vụ cụ thể và nhắc nhở nhóm thực hiện.

Một ứng viên chủ động và luôn nắm rõ tình hình khi làm việc chắc chắn sẽ được điểm cộng từ người phỏng vấn. Do đó, kể cả có hay không có vai trò rõ ràng, hãy chú ý luôn ghi ghép (take-note) để theo dõi cuộc bàn luận, đồng thời đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng bạn đang hiểu đúng ý của đồng đội. Lưu ý một ứng viên có thể nhận hơn một vai trò như danh sách liệt kê ở trên. 

Đọc không kịp đề bài

Thử thách của Group Interview cũng đến từ độ dài của đề bài (từ 5-10 trang tùy công ty), nhưng thời gian tổng cộng chỉ có hạn (từ 45 phút – 1 tiếng). Đây cũng là lý do mà ngay cả khi đã có nền tảng về tiếng Anh, nhiều ứng vẫn gặp khó khăn trong việc đọc hiểu đề bài. 

Việc mất nhiều thời gian đọc đề có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, điển hình là “lỡ nhịp ngay từ đầu so với mạch làm việc của nhóm”. Từ đây, bạn cũng sẽ dễ vướng phải sai lầm mà TM đã đề cập ở trên, đó chính là “Lạc lối”, không theo dõi được cuộc bàn luận.
Trên thực tế, tốc độ đọc đề không phải là yếu tố quyết định khả năng thành công trong Group Interview. Thay vào đó, muốn có nhiều dữ liệu quý giá và hữu ích để giải quyết đề bài, ứng viên cần phải đọc một cách chính xáchiệu quả. Chính vì vậy, khi tiếp cận với đề bài, hãy luyện cho mình thói quen “Đọc chủ động” (Critical Reading), tức là “đặt câu hỏi xuyên suốt và không dừng lại cho đến khi hiểu tác giả/đề bài thực sự muốn truyền tải điều gì”.

Sự khác nhau giữa kỹ thuật Đọc chủ động (Critical Reading) và kỹ thuật đọc thông thường (Trích nội dung khóa học Master Critical Thinking & Interview – học phần về Critical Reading)

Đọc thêm: Critical Reading – 4 tips giúp bạn hiểu sâu & nhớ lâu khi đọc tài liệu kinh doanh bằng tiếng Anh 

Không có quan điểm hoặc không bảo vệ được quan điểm khi bị phản biện

Việc nêu ra quan điểm và sẵn sàng bảo vệ quan điểm là một điểm cộng lớn trong Group Interview. Điều này thể hiện ứng viên là người có tư duy phản biện (Critical Thinking), khả năng giải quyết vấn đề (Problem-Solving), sự tự tin, cũng như sự khéo léo trong giao tiếp. Vì thế, nếu không có quan điểm hoặc không bảo vệ được quan điểm khi bị phản biện, ứng viên sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt người phỏng vấn. 

Nguyên nhân khiến chính khiến ứng viên không có quan điểm hoặc không bảo vệ được quan điểm là do thiếu tư duy phản biện và khả năng đánh giá ý kiến từ người khác. Chính vì vậy, bạn thường có xu hướng thỏa hiệp vì không biết đâu mới là ý kiến đúng. Hoặc, khi bị phản biện, bạn cũng dễ dàng gạt đi ý kiến của bản thân, mặc dù đó có thể chính là ý kiến tiềm năng giúp nhóm của bạn đi đến kết quả tốt.

Để không trở thành một ứng viên “ba phải” trong khi làm việc nhóm, tư duy phản biện là một yếu tố tối quan trọng. Thay vì liên tục đồng ý với ý kiến của người khác, bạn hãy dành thời gian đánh giá, chắt lọc thông tin từ quan điểm, từ đó mới rút ra cơ sở để ủng hộ hoặc phản đối ý kiến của người khác. 

Quá trình tư duy phản biện khi đánh giá ý kiến của người khác

Đọc thêm: Làm việc nhóm vòng Assessment Center: 3 bước tư duy phản biện giúp bạn đánh giá đúng ý kiến của người khác 

Không diễn đạt được ý một cách gãy gọn, thuyết phục và chính xác

Đây là lỗi khiến nhiều ứng viên mặc dù đã chuẩn bị nhiều câu trả lời tốt, nhưng lại không thể truyền đạt được một cách chất lượng đến người phỏng vấn trong Group Interview. Câu trả lời của những ứng viên này thường lòng vòng, không đi thẳng vào vấn đề, khiến người đối diện rất khó để hiểu ý hoặc nắm bắt được những điểm hay trong câu trả lời. Để hình dung rõ hơn, mời bạn tham khảo ví dụ sau:

Câu hỏi:

What do you think about your teammates’ performance in this Group Interview? (Em nghĩ sao về chất lượng làm việc của những người đồng đội trong buổi phỏng vấn hôm nay?) 

Câu trả lời không đạt tiêu chuẩn:

“Well, um, I think, you know, my teammates, they did okay, I guess. Like, some of them spoke a lot, and others didn’t say much. It was kind of all over the place. Um, there were some good points made, but then there were also some things that I didn’t really agree with. I mean, I think overall they did fine, but, um, there were definitely some areas where they could have done better. Yeah, that’s my opinion.”

“Ừm, em nghĩ các bạn làm khá tốt. Có một số bạn đóng góp nhiều ý kiến, nhưng em thấy cũng có một số bạn chưa nhiệt tình lắm. Cách làm việc của nhóm em cũng khá lộn xộn. Ừm, có một vài ý tưởng em thấy khá hay, nhưng cũng có một vài trường hợp em không đồng tình lắm. Nhìn chung, em thấy ổn về chất lượng làm việc của các bạn. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn nhiều thứ mà chúng em có thể cải thiện. Đó là ý kiến của em ạ!”

Mặc dù đây là một lỗi về kỹ thuật nói, nhưng việc tập phỏng vấn nhiều chưa chắc đã giúp ứng viên giải quyết được vấn đề, bởi nguyên nhân thực sự lại nằm ở khả năng hệ thống hóa và sắp xếp ý tưởng. Do đó, hãy khắc phục bằng cách cải thiện khả năng viết. Một khi đã học được cách viết có chủ đích, có liên kết, không thừa ý, không lặp ý, khả năng nói của bạn sẽ được cải thiện một cách đáng kể, điển hình như ví dụ dưới đây:

Câu trả lời đạt tiêu chuẩn:

“I believe my teammates’ performance in this Group Interview was commendable. They displayed excellent communication skills, actively participated in the discussions, and contributed valuable insights. However, to further enhance their performance, considering diverse perspectives and generating deeper key takeaways through comprehensive analysis would be beneficial. Despite these opportunities for growth, I was impressed with their professionalism and collaborative approach.”

“Em tin rằng cả nhóm hôm nay đã có một buổi Group Interview đáng khen ngợi. Các bạn cho thấy kỹ năng giao tiếp tốt, liên tục tham gia vào những cuộc bàn luận chung của nhóm và cung cấp rất nhiều những câu trả lời, insights có giá trị. Tuy nhiên, để có thể cải thiện hơn nữa, em nghĩ các bạn cũng có thể cân nhắc đa dạng phương án hơn, đồng thời rút ra những kết luận sâu sắc hơn trong quá trình đánh giá thông tin. Ngoài những điểm trên, em vô cùng ấn tượng bởi sự chuyên nghiệp và cộng tác trong cách làm việc của các bạn ạ!”

Tạm kết

Mỗi chương trình Management Trainee lại có cách thiết kế Group Interview khác nhau. Tuy nhiên, dù là ở công ty, tập đoàn Đa quốc gia nào, bí quyết thành công cũng đều sẽ xoay quanh sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thái độ chủ động và nhanh nhạy khi làm việc nhóm.

Nếu bạn muốn tự tin thể hiện bản thân trong các vòng interview cũng như trang bị critical thinking, tiêu chí hàng đầu mà các chương trình Management Consultant tìm kiếm ở ứng viên, hãy tham khảo khoá học Master Critical Thinking & Interview! Với lộ trình được thiết kế bài bản và dưới sự dẫn dắt của các Trainers uy tín đến từ các tập đoàn đa quốc gia, khoá học sẽ trang bị cho bạn tư duy critical thinking theo chuẩn GMAT (đầu vào các trường kinh doanh hàng đầu thế giới), kĩ năng viết CV & Essays ứng dụng AI Tools, giải đề Aptitude Test và phỏng vấn.

Nếu bạn đang đặt mục tiêu chinh phục kỳ thi Management Trainee sắp tới và muốn có một lộ trình toàn diện rèn luyện cả các kĩ năng Interview, các vòng Application, Aptitude Test cũng như các thử thách giải Case, hãy tham khảo ngay Combo khóa học Case Mastery & Khóa học Master Critical Thinking & Interview” của Tomorrow Marketers!

Với thiết kế lộ trình bài bản, khóa học Case Mastery & khóa học Master Critical Thinking & Interview sẽ giúp bạn nâng cao tư duy Problem-Solving, đồng thời luyện tư duy phản biện và tiếng Anh trong môi trường kinh doanh. Qua đó, học viên không chỉ sở hữu được những mindset và kỹ năng cần có để chinh phục kỳ thi Management Trainee của các tập đoàn Đa quốc gia, mà còn giải quyết được những tình huống thường gặp trong doanh nghiệp.

Tagged: