Affiliate Marketing là gì? Khi nào doanh nghiệp cần tìm đến hình thức Marketing này?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là gì? Đó là hình thức Marketing dựa vào quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu bởi một người/nhóm người. Họ sẽ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu đối tác tới những người theo dõi mình. Sau đó, họ sẽ nhận một khoản tiền hoa hồng (commission) khi một giao dịch được hoàn thành.

Giao dịch đó có thể là click (nhấp chuột vào), submission (đăng ký) và sale (mua sản phẩm). Điểm này rất khác so với Influencer Marketing hay Word of Mouth Marketing. Cụ thể, Influencer được trả phí xuyên suốt quá trình họ quảng bá cho thương hiệu. Còn Word of Mouth thì lại khác hẳn. Tức là người nào đó thích và giới thiệu thương hiệu đến với nhiều người hơn. Họ gần như không nhận một khoản phí nào.

Đọc thêm: Tổng quan về Digital Marketing?  

Trong bài viết sau, cùng TM tìm hiểu sâu hơn về Affiliate Marketing nhé!

1. Affiliate hoạt động như thế nào?

Một hệ thống Affiliate Marketing vận hành tốt cần đủ 3 yếu tố then chốt sau đây:

3 thành phần chính trong Affiliate Marketing
3 thành phần chính trong Affiliate Marketing | Ảnh: Hubspot

Nhà cung cấp (the merchant)

Đây là đơn vị chính cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ hay gọi là các thương hiệu. Họ sẽ trả hoa hồng cho các nhà phân phối khi nhận được lợi nhuận thông qua mạng liên kết. Hình thức này áp dụng cho đa dạng loại sản phẩm. Ví dụ như hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, điện tử,…và các dịch vụ như giáo dục, làm đẹp, tài chính,… Nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu về nguồn hàng và chất lượng sản phẩm.

Nhà phân phối (the publisher) hay còn gọi là Affiliate Marketers

Những người này sẽ trực tiếp truyền thông sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu cho những người theo dõi họ. Những người này không chỉ giới hạn ở phạm vi cá nhân mà đôi khi còn là một doanh nghiệp. Khi này, họ có thể nhận về khoản hoa hồng lên đến hàng trăm đô la mỗi tháng.

Nhà phân phối là người hiểu rõ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Vì vậy, họ có thể truyền thông/tiếp thị cho một hoặc nhiều sản phẩm cùng nhãn hiệu trong cùng một nền tảng mà khách hàng tương tác tốt. Từ đó, họ có thể thuyết phục khách hàng tiềm năng và khiến họ sẵn sàng chi trả.

Khách hàng hoặc người tiêu dùng (the customer/consumer)

Khách hàng có thể coi là “xương sống” giúp mạng lưới Affiliate hoạt động hiệu quả. Bởi vì nếu không có họ, giao dịch mua bán sẽ không được tiến hành. Và tất nhiên, thương hiệu sẽ không có nguồn doanh thu để trả hoa hồng cho Affiliate Marketers. Nếu bạn để ý một chút, bạn sẽ nhìn thấy dưới mỗi video youtube có đường link affiliate và một câu vắt tắt. Nó có đại ý như “Nếu bạn mua sản phẩm X ở website Y, tôi sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng. Cảm ơn vì đã tin tưởng và ủng hộ”.

the present writer
Affiliate link và chú thích để khách hàng hiểu rõ vai trò của mình | Ảnh: The present writer

Đọc thêm: Phân biệt owned media, paid media và earned media

Khách hàng và người tiêu dùng là “xương sống” quyết định thành công của mọi chiến dịch Digital Marketing chứ không chỉ riêng Affiliate Marketing. Vì vậy, hiểu được khách hàng và biết cách lên chiến lược đa kênh phù hợp sẽ giúp Digital Marketers gặt hái được những thành công như mong muốn. Trước khi vào tìm hiểu kỹ hơn về hình thức Marketing này, cùng TM khám phá trực quan cách Marketing vận hành trong môi trường số qua video ngắn sau đây.

Thành phần phụ: Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate marketing network)

Đây có thể coi là bên thứ 3 trung gian kết nối các hoạt động của The merchant và The Publisher. Về phía thương hiệu, mạng lưới tiếp thị liên kết góp phần kết nối họ với những người tiếp thị phù hợp và đánh giá chất lượng công việc của các Affiliate Marketers.

Về phía publisher, mạng lưới liên kết đóng vai trò liên kết họ với các thương hiệu uy tín. Tóm lại, mạng lưới liên kết sẽ giúp việc giao tiếp giữa the Publishers và the Merchant trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng giúp hai bên có cái nhìn cụ thể về hiệu quả hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Nó làm cho việc thanh toán giữa hai bên trở nên minh bạch và thuận tiện. Một số mạng liên kết phổ biến trên thế giới có thể kể tới như ClickBank, ShareASale, Commission Junction hay Amazon,…. Còn tại Việt Nam, AdFlex, Unica, Masoffer,… là một vài trong số những cái tên quen thuộc trong mạng lưới tiếp thị liên kết.

Thông thường, việc trao đổi thông tin giữa the publisher và thương hiệu vẫn có thể diễn ra thuận lợi mà không cần đến Affiliate marketing network nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội…

Affiliate Marketing Network
Affiliate Marketing Network (mạng lưới tiếp thị liên kết) – cầu nối giữa the publisher và the merchant | Nguồn ảnh: Shopee

Đọc thêm: Omnichannel – Tiếp thị đa kênh là gì?

2. Một số mô hình tiếp thị liên kết phổ biến

  • Pay per click (PPC) (Thanh toán cho mỗi lần nhấp chuột): Đơn vị liên kết được trả hoa hồng cho tất cả lượt nhấp chuột từ khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này không được áp dụng rộng rãi. Bởi vì nhà cung cấp sẽ là bên phải chịu tất cả rủi ro.
  • Pay-Per-Lead (PPL) (Thanh toán cho mỗi lần có khách hàng tiềm năng): Đơn vị liên kết được trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng mà họ mang về. Đây có thể là gửi biểu mẫu trực tuyến, tạo bản dùng thử hoặc bất kỳ giao dịch mua trước nào. Đây là rủi ro chung cho cả người bán và đơn vị liên kết.
  • Pay-Per-Sale (PPS) (Trả tiền cho mỗi lần bán được hàng): Đơn vị liên kết được trả tiền cho mỗi lần sản phẩm/dịch vụ được bán ra. Đây là mô hình phổ biến nhất vì tất cả rủi ro đều nằm ở đơn vị liên kết. Nếu họ không bán được hàng, coi như họ không nhận được bất kỳ khoản hoa hồng nào.
  • Pay per action (Thanh toán theo hành động): Bên thực hiện tiếp thị/ quảng cáo sẽ được nhận một khoản tiền hoa hồng khi người dùng thực hiện hành động liên quan tới bên cung cấp (the merchant) như điền phiếu khảo sát, nhấn vào đường link để xem video, đăng ký thành viên, đăng ký đặt hàng trước…
  • Pay per installation (Thanh toán theo cài đặt ứng dụng): Bên nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho bên quảng cáo khi khách hàng cài đặt thành công một ứng dụng. Đây cũng có thể là một hình thức kinh doanh tiềm năng. Vì người dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng ngày càng nhiều hơn.

Đọc thêm: Vì sao chỉ biết chạy ads sẽ không thể đi đường dài với Digital? Chia sẽ của cựu CEO Facebook Vnam

3. Các loại hình Affiliate Marketing

Product Launch

Nhìn tên gọi bạn cũng có thể đoán ra được. Hình thức này áp dụng cho những chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới. Mục đích chính của nhà cung cấp sản phẩm này đó là thu hút thêm khách hàng mới và cải thiện doanh thu.

Niche site

Hình thức Affiliate này có thể xem là phổ biến và phát triển nhất. Trường hợp này, nhà phân phối lập website chuyên về lĩnh vực nào đó nhằm thu hút một bộ phận khách hàng tiềm năng. Đây là nhóm khách hàng mà nhà cung cấp nhắm đến.

Ví dụ, bạn là một fan trung thành của mỹ phẩm chay, bạn có thể lập một trang blog chuyên viết về loại hình sản phẩm này. Bạn cũng có thể viết những chủ đề liên quan mà đối tượng mục tiêu quan tâm như chăm sóc tóc, skincare, makeup,… Đến một thời điểm khi website của bạn có một lượng truy cập tương đối, bạn có thể xem xét gửi lời mời hợp tác tiếp thị liên kết tới Cocoon.vn chẳng hạn. Bởi tính hiệu quả và số tiền hoa hồng nhận được tương đối (khoảng từ 5-20%), hình thức này khá được ưa chuộng ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới.

Authority site

Authority gần như giống với Niche site. Điểm khác biệt là Niche site tập trung vào thị trường ngách hay sáng tạo nội dung về một lĩnh vực nhỏ. Còn Authority site có thể bao quát nhiều lĩnh vực hay chủ đề hơn. Vì vậy, nhà cung cấp phải dành thời gian để cung cấp lượng thông tin lớn cho các publishers. Và tất nhiên, số tiền hoa hồng cũng không phải con số nhỏ.

CPA ( Cost Per Action)

Hình thức này khá phổ biến. Cụ thể, nhà phân phối sẽ được đưa cho một đường link đặc biệt. Khi người xem nhấp vào những link này và thực hiện hành động nào đó, nhà phân phối sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng. Các hành động có thể bao gồm mua hàng, điền đơn đăng ký, đơn khảo sát,…

4. Case Study Shopee

Affiliate Marketing phổ biến thời gian gần đây nhờ sự phát triển của thị trường E-commerce Việt Nam. Thị trường này phát triển với các thương hiệu đình đám như Lazada, Shopee, Tiki,…

Bạn lướt Youtube thấy video Shopee haul hoặc clip Tik Tok review để link sản phẩm ở phần bio. Sau đó, bạn được gợi ý ấn vào đó mua hàng. Lúc này, Affiliate Marketing đã gần như thực hiện thành công sứ mệnh của mình. Đây là hình thức kiếm tiền online mang về nguồn thu nhập cao. Vì vậy, nó dần trở nên phổ biến khi thói quen mua sắm online được hình thành. Shopee có lẽ là sàn thương mại điện tử áp dụng thành công nhất mô hình này ở Việt Nam.

Shopee Affiliates ra đời, cho phép bạn trở thành một trung gian.

Bạn sẽ giới thiệu người mua hàng tiềm năng đến với Shopee. Bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ chính Shopee. Điều kiện là người mua hàng ghé thăm trang mạng của bạn, được dẫn đến Shopee thực hiện mua hàng. Và cuối cùng họ thanh toán đơn hàng thành công.

Shopee Affiliate
Shopee Affiliates Program | Nguồn ảnh: Shopee

Nếu lướt các trang mạng xã hội, chắc chắn bạn sẽ không thấy lạ với những video review sản phẩm Shopee, Shopee haul, giới thiệu mã giảm giá,… đến từ các Blogger, Youtuber, Tik Tok,…

Shopee Haul and KOLs
Shopee haul được tiếp thị bởi các KOLs | Nguồn ảnh: VietZ

Đây chính là sức mạnh của Affiliate Marketing. Shopee đã gia tăng độ phủ sóng thương hiệu và số lượng người dùng app. Đồng thời, thương hiệu cũng gia tăng niềm tin của người dùng nhờ sức ảnh hưởng của các KOLs. Từ đó, nó nhanh chóng trở thành sàn thương mại điện tử đứng đầu ở Việt Nam và cả Đông Nam Á.

Theo thống kê của iPrice Group, Shopee đã đứng đầu về lượng truy cập suốt 9 quý liên tiếp, kể từ khi vượt mặt Lazada hồi quý III/2018. Shopee cũng tối ưu được một phần ngân sách quảng cáo nhờ sức ảnh hưởng từ những nhà phân phối. Theo Tạp chí tài chính, 81% khách hàng quyết định mua hàng từ review của KOLs, bạn bè, người thân,…

Tại Shopee, phòng Marketing được chia thành rất nhiều Team nhỏ.

Nó bao gồm các vị trí như: Team Campaign, Team Social Media, Team quan hệ công chúng,… và trong đó có Team Tiếp thị liên kết. Một số vị trí nhằm phát triển mảng Affiliate Marketing như Influencer and Affiliate Marketing, KOL Affiliate,… Nhiệm vụ là tìm kiếm, duy trì, phát triển đối tác với Shopee. Các Influencers (cả nano/micro-influencers với lượt theo dõi từ vài nghìn) được Shopee mời tham gia chương trình Affiliate Shopee. Mức hoa hồng giao động từ 4-12%/sản phẩm. Shopee cũng dành khá nhiều ưu đãi cho Influencers. Họ được tặng các voucher trị giá cả triệu đồng mỗi khi có campaign lớn. Đây đang trở thành một trong những “nghề tay trái” mang lại thu nhập tốt cho các Influencers.

Tạm kết

Affiliate là một trong rất nhiều hình thức quảng cáo Digital Marketing để mang sản phẩm tới gần hơn với đối tượng mục tiêu. Hiểu bản chất các hình thức quảng cáo là điều kiện quan trọng để lựa chọn kênh và lên chiến lược Digital Marketing tổng thể.

Tham gia ngay khóa học Digital Foundation của TM nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về Affiliate Marketing và rộng hơn là các hình thức Marketing khác trên nhiều Digital Platforms. Khi có cái nhìn toàn diện, bạn sẽ có tư duy lập chiến lược Digital Marketing đa kênh hiệu quả nhất.

Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

Tagged: