Performance Marketing là gì? Performance Marketing có phải chỉ là bật, tắt quảng cáo?

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Performance Marketing là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây khi mà dữ liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động digital marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về Performance Marketing. Trong bài viết này hãy cùng TM tìm hiểu về khái niệm performance marketing là gì nhé!

Performance Marketing là gì?

Performance Marketing còn gọi là Tiếp thị dựa trên hiệu suất là là một cách tiếp cận khác của digital marketing. Ở đó, các nhà quảng cáo (doanh nghiệp hoặc marketers) trả tiền cho các “đối tác tiếp thị” (affiliates hoặc publishers) khi khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động như click vào xem, để lại thông tin, hoặc mua hàng,… 

Ngày nay, các nhà quảng cáo không chỉ mua bài quảng cáo từ những “đối tác tiếp thị”, mà còn mua vị trí hiển thị từ các nền tảng như Google, Facebook, TikTok. Lúc này nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho nền tảng mỗi khi quảng cáo xuất hiện và người dùng thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo mong muốn. 

Dưới đây là một ví dụ về performance marketing để giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa ở trên: 

TM đang có khóa học Digital Foundation hướng đến những người mới tìm hiểu về digital marketing. TM muốn tăng nhận biết của người dùng về sản phẩm, thu hút đối tượng mục tiêu vào landing page. TM chạy một chiến dịch quảng cáo trả phí trên Google Ads, hiện quảng cáo đến những người dùng tìm kiếm từ khóa “học digital marketing”. Lúc này TM sẽ phải trả phí cho Google mỗi khi có người dùng nhấn vào xem quảng cáo. 

Performance Marketing đặc biệt chú trọng vào việc theo dõi và đo lường kết quả (hay còn gọi là performance) của các chiến dịch. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm nguồn lực cho các chiến dịch không hiệu quả, và tập trung cho những chiến dịch thật sự mang lại mức lợi nhuận kỳ vọng. 

Vậy là bạn đã nằm được cơ bản về khái niệm performance marketing là gì rồi. Trong phần tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách mà performance hoạt động nhé!

Performance Marketing hoạt động thế nào?

Như đã nói ở phần khái niệm, performance marketing là quá trình có sự tham gia của hai bên nhà quảng cáo và các nền tảng/đối tác quảng cáo, quá trình này sẽ bao gồm các bước: 

performance-marketing-process
  • Nhà quảng cáo xác định mục tiêu và KPIs: Nhà quảng cáo sẽ cần quyết định xem đâu là mục tiêu quan trọng nhất, và KPIs sẽ được sử dụng để đo lường hiệu quả. 

Ví dụ: TM muốn chạy một chiến dịch với mục tiêu tăng số lượng học viên đăng ký khóa học Digital Foundation. Ứng với mục tiêu bên trên, 2 KPIs được sử dụng để đánh giá hiệu quả chiến dịch sẽ là số lượng học viên mới và chi phí để có được mỗi học viên (CPC)

  • Quyết định kênh truyền thông: Sau khi đã xác định được mục tiêu và KPIs, nhà quảng cáo sẽ cần xác định mình sẽ chạy truyền thông trên kênh nào. Sau đó liên hệ với các đối tác truyền thông hoặc các nền tảng để chuẩn bị cho việc chạy chiến dịch và đo lường hiệu quả của chiến dịch. 

Ví dụ: Nếu TM chạy chiến dịch kết hợp với đối tác affiliate, TM sẽ cần phải thỏa thuận với đối tác về việc họ có tham gia chạy chiến dịch không, KPIs họ sẽ cam kết là gì và đo lường thế nào, thù lao bao nhiêu. Hoặc nếu quyết định chạy quảng cáo trên Google, TM sẽ cần phải có tài khoản quảng cáo, thêm phương thức thanh toán để có thể chạy, đồng thời setup các hình thức tracking, đo lường hiệu quả.

  • Tạo chiến dịch và truyền thông: Sau khi đã chốt được mục tiêu, KPIs, cũng như hình thức quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ phối hợp với đối tác truyền thông để chuẩn bị và chạy chiến dịch, hoặc tự tạo và chạy các chiến dịch trên các nền tảng quảng cáo. 
  • Đo lường hiệu quả: Các đối tác truyền thông hoặc các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook sẽ đo lường kết quả từ các chiến dịch (ví dụ: số người mua hàng qua link, số người nhấn vào quảng cáo,…). 

Đọc thêm: Giới thiệu 3 công cụ Tracking giúp bạn cải thiện hiệu quả Facebook Ads

  • Nhà quảng cáo trả phí & tối ưu chiến dịch: Nhà quảng cáo sẽ thường xuyên xem xét hiệu quả của các chiến dịch dựa trên báo cáo được cung cấp và trả cho các đối tác truyền thông hoặc nền tảng mức chi phí đã được thỏa thuận từ trước cho mỗi kết quả thu được. Nếu chiến dịch vẫn đang hiệu quả nhà quảng cáo thể lựa chọn tiếp tục chạy chiến dịch, còn nếu không, nhà quảng cáo có thể kịp thời kết thúc chiến dịch và chạy các chiến dịch mới.  

Performance Marketing có phải là chạy ads?

Performance marketing và quảng cáo trả tiền có một vài điểm khác nhau.

Khi nhắc đến chạy quảng cáo, bạn sẽ trả tiền cho các nền tảng để mua lượt hiển thị, bạn có thể lựa chọn đa dạng các hình thức quảng cáo như quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo mạng xã hội,… Việc trả tiền để được hiển thị đồng nghĩa với việc bạn sẽ không chỉ trả tiền mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo, để lại thông tin, hay mua hàng, mà kể cả khi khách hàng không thực hiện bất cứ hành động gì, chỉ nhìn thấy rồi lướt qua quảng cáo, bạn cũng vẫn phải trả tiền. 

Mặt khác, với performance marketing, nhà quảng cáo mong muốn sẽ chỉ trả tiền cho các kết quả cụ thể và có thể đo lường được (ví dụ: số người nhấp vào quảng cáo, số người để lại thông tin, số lượt mua hàng). Và để đảm bảo quảng cáo mang lại được những kết quả như kỳ vọng, nhà quảng cáo sẽ cần đo lường, đánh giá hiệu quả và tối ưu quảng cáo một cách thường xuyên. 

Tóm lại, không phải hình thức chạy quảng cáo nào cũng được coi là performance marketing, và performance marketing cũng không chỉ dừng lại ở việc mua quảng cáo qua các nền tảng. Trong phần tiếp theo, hãy cùng TM tìm hiểu các kênh performance marketing phổ biến nhé!

Performance Marketing bao gồm những kênh nào

Performance marketing có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh bao gồm: 

  • Affiliate Marketing: Đây là hình thức mà các nhà quảng cáo trả tiền cho affiliate marketer để họ quảng bá cho sản phẩm dịch vụ của nhà quảng cáo thông qua các kênh của họ (ví dụ website giảm giá, kênh review,…). Mỗi khi có người đăng ký hoặc mua hàng thông qua đường link affiliate, affiliate marketers sẽ nhận được tiền hoa hồng. Trong một vài trường hợp người affiliate có thể chính là khách hàng cũ (referral) hoặc những người có tầm ảnh hưởng trên các nền tảng (influencer). 

Đọc thêm: Affiliate Marketing là gì? Khi nào doanh nghiệp cần tìm đến hình thức marketing này? 

  • Email Marketing: Với kênh Email, các nhà quảng cáo sẽ trả phí cho các nhà cung cấp dịch vụ email để gửi email để gửi mail đến đối tượng tiềm năng, nhằm thúc đẩy họ mua hàng. 
  • Search Engine Marketing (SEM): Với hình thức này nha quảng cáo sẽ đấu thầu cho các vị trí quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Cốc Cốc,…) và trả tiền cho mỗi lượt traffic vào website, mỗi khách hàng để lại thông tin.  

Đọc thêm: Phân biệt SEO và SEM – Khi nào nên dùng SEO, khi nào nên dùng SEM để tối ưu chi phí và tăng traffic

  • Social Media Marketing: Tương tự như SEM, các nhà quảng cáo cũng sẽ trả tiền để mua các dịch vụ quảng cáo từ các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, TikTok, LinkedIn nhằm thu hút khách hàng tìm hiểu, đăng ký để lại thông tin, hoặc mua hàng. Ngoài ra, kênh social media còn có thể sử dụng để lan truyền một cách tự nhiên những nội dung giữa nhãn hàng với người có tầm ảnh hưởng (sponsored content) để thúc đẩy fan của họ mua sản phẩm. 

Đọc thêm: Nhãn hàng làm content kết hợp với KOLs thế nào cho hiệu quả

Vậy là TM đã vừa cùng bạn tìm hiểu một vài kênh performance marketing phổ biến và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên việc lựa chọn kênh nào để truyền thông sẽ cần phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, cũng như đặc điểm đối tượng mục tiêu của của doanh nghiệp. 

Bạn có thể tham khảo thêm khóa học Digital Foundation của Tomorrow Marketers để trải nghiệm một quy trình lập kế hoạch bài bản từ nghiên cứu khách hàng, đối thủ, đến lựa chọn kênh truyền thông phù hợp, phân bổ ngân sách cho từng kênh, và cuối cùng là đo lường & tối ưu hiệu quả từng kênh. 

khoa-hoc-digital-foundation

Ưu & nhược điểm của Performance Marketing

Ưu điểm của Performance marketing

  • Đảm bảo lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI): Nhà quảng cáo chỉ thanh toán khi đạt được kết quả mong muốn (ví dụ: trả tiền khi có người mua hàng), nhờ vậy giúp đảm bảo ROI của chiến dịch. 
  • Dễ dàng theo dõi kết quả: Với Performance Marketing, nhà quảng cáo sẽ được cung cấp báo cáo, dữ liệu chi tiết theo thời gian thực, nhờ vậy mà nhà quảng cáo có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch của mình. 
  • Linh hoạt: Nhờ vào việc có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả của các chiến dịch, nhà quảng cáo có thể kịp thời đưa ra điều chỉnh thích hợp, tạm dừng và điều chỉnh các chiến dịch không hiệu quả, và tăng ngân sách cho các chiến dịch hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra. 
  • Thúc đẩy đối tác quảng cáo: Các đối tác quảng cáo hoặc nền tảng sẽ chỉ nhận được tiền khi nhà quảng cáo đạt được KPI mong muốn của họ. Điều này sẽ thúc đẩy họ phải cố gắng để khiến chiến dịch hiệu quả hơn. 

Nhược điểm của Performance marketing

Ngoài những ưu điểm kể trên, performance marketing cũng có một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý: 

  • Cần đo lường hiệu quả liên tục: Nhược điểm đầu tiên là performance marketing đòi hỏi nhà quảng cáo phải theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch liên tục để đưa ra những điều chỉnh tương ứng. Đây là công việc đòi hỏi nhà quảng cáo phải đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực.  
  • Hiểu các chỉ số & biết cách đánh giá hiệu quả: Sau khi có được dữ liệu, báo cáo từ các nền tảng hoặc từ các đối tác quảng cáo, nhà quảng cáo cũng sẽ cần phải hiểu các chỉ số, xác định được đâu là những chỉ số quan trọng cần tập trung vào, và chỉ số đang nói gì để có định hướng tối ưu cho chiến dịch.   

Trước khi thực hiện chiến dịch Performance Marketing, doanh nghiệp cân nhắc những yếu tố nào?

  • Mục tiêu marketing của doanh nghiệp là gì? Performance Marketing thường tập trung vào việc mang lại những kết quả có thể đo lường được như traffic website, leads, hay số đơn hàng. Vì vậy, nếu bạn có một mục tiêu khó có thể đo lường (ví dụ: gia tăng nhận biết về thương hiệu), việc đầu tư cho performance marketing sẽ cần kết hợp với đầu tư cho brand building.   

Đọc thêm: Kết hợp Performance Marketing và Brand Building như thế nào?

  • Ngân sách cho hoạt động marketing là bao nhiêu? Performance Marketing là một trong những hình thức marketing “dùng tiền đổi tiền”. Để mang lại những kết quả mong muốn, bạn sẽ cần phải đầu tư một mức ngân sách nhất định vào quảng cáo. 

Đọc thêm: Chi bao nhiêu ngân sách cho quảng cáo là đủ? 

  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Performance Marketing sẽ phát huy hiệu quả nếu doanh nghiệp đã xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu là ai? Họ có đặc điểm gì? Đang gặp phải vấn đề gì?… Từ đó mới lựa chọn kênh truyền thông thích hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng này. 
  • Cân nhắc về nhân sự đảm nhiệm: Người đảm nhiệm các công việc liên quan đến performance marketing không chỉ cần thấu hiểu các nền tảng digital như social media, paid media, email marketing, affiliate marketing,… để thiết lập các chiến dịch. Mà còn cần biết cách đo lường và khai thác các dữ liệu digital để đánh giá hiệu quả performance marketing.   

Đọc thêm: Cách sử dụng Facebook để nghiên cứu đối tượng mục tiêu của thương hiệu

Kết luận

Performance marketing là một mảnh đất hấp dẫn khi nhanh chóng mang lại dòng tiền trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Để thực hiện performance marketing hiệu quả, bạn cần biết cách xác định KPIs quan trọng,, biết cách phân tích và tối ưu chiến dịch dựa trên dữ liệu mà công cụ trả về.

Tham khảo khóa học Digital Performance của Tomorrow Marketers để hệ thống tư duy chiến lược trên các nền tảng quảng cáo lớn, thấu hiểu các chỉ số quan trọng để hoạch định, thiết lập quảng cáo, tối ưu hóa chuyển đổi cho các tình huống thực tế của doanh nghiệp. 

khóa học digital performance

Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!

Tagged: