Tomorrow Marketers – Điều gì là quan trọng nhất để chuẩn bị cho một cuộc thi lớn? Cứ áp dụng thật nhiều framework liệu có phải cách tốt nhất để trình bài làm và thuyết phục ban giám khảo? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ 3 cô gái L’Ormir đã xuất sắc vượt qua hàng trăm đội để trở thành TOP 4 tại L’Oréal Brandstorm Việt Nam 2021 – một cuộc thi mà Việt Nam nằm trong Top 10 nước có số lượng sinh viên tham dự, số lượng đội tham dự và đạt số lượt tương tác cao nhất Thế giới.
Bạn có thể chia sẻ về đề bài năm nay của L’Oréal Brandstorm và bước đầu các bạn tiếp cận case study đó như thế nào không?
Đề bài năm nay của L’Oréal Brandstorm khá mới và phù hợp với xu hướng digitalization trên thế giới hiện nay, đó là “Invent The Beauty shopping experience through Entertainment”. Bài toán đặt ra cho các đội là đề xuất loại hình giải trí độc đáo, đa dạng trải nghiệm mua sắm và giúp hình ảnh của thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng.
Lúc đầu tụi mình khá hoang mang không biết bắt đầu từ đâu vì đề bài cho rất chung chung. Nhưng qua khoá học foundation của Tomorrow Marketers, chúng mình hiểu rằng để tung một sản phẩm/dịch vụ hay trải nghiệm mới, chúng mình cần hiểu rõ thị trường, hiểu nguồn lực của công ty và quan trọng nhất là hiểu insight của khách hàng. Từ đó, team bắt đầu nghiên cứu theo các khía cạnh trên. Tiếp theo, chúng mình dành ra 1 tuần brainstorm liệt kê ý tưởng. Mỗi khi có idea mới bật ra trong đầu, chúng mình sẽ nhắc nhau desk research xem có sản phẩm nào tương tự trên thị trường không.
Bật mí một sự thật rất thú vị trong quá trình chúng mình làm bài thi L’Oréal Brandstorm. Ý tưởng ban đầu của team là gương 3D cơ. Nhưng hồi đó học tại TM, tụi mình có cơ hội gặp chị Marketing Manager của L’Oréal, chị nhấn mạnh rằng L’Oréal là Business – oriented chứ không phải Product – oriented nên ý tưởng phải mang được giá trị kinh doanh và có tính khả thi. Cuối cùng ý tưởng gương 3D bị loại bỏ và chúng mình phải brainstorm lại từ đầu. Lần này, chúng mình đã đặt câu hỏi liên tục về tính áp dụng của sản phẩm, hàng loạt ý tưởng cứ xếp hàng nhưng rồi lại phải gạt bỏ. Và khoảnh khắc “Eureka” xuất hiện khi ý tưởng Voice Assistant ra đời, vừa ‘fit’ với tầm nhìn công ty và ‘fit’ với 3 tiêu chí trong đề bài là Feasibility – Creativity – Scalability.
Có rất nhiều câu hỏi về cách ứng dụng các mô hình vào giải quyết case study. Vậy với đề bài L’Oréal Brandstorm như trên, các bạn đã xác định những điểm cần phân tích và ứng dụng mô hình như thế nào để có thể đưa ra được một big idea phù hợp với cả pain point của khách hàng và doanh nghiệp?
Tụi mình biết đến mô hình 3C bao gồm 3 yếu tố là Customer, Competitor và Company nên áp dụng mô hình đó vào phần phân tích thị trường. Tuy nhiên, tụi mình mới chỉ áp dụng ở mức bề mặt, nghĩa là liệt kê ‘obvious facts’ vào từng phần của mô hình, dẫn đến các thông tin không có nhiều ý nghĩa.
May mắn là hồi tham gia L’Oréal Brandstorm, mình học ở TM và được nghe nhận xét từ anh Quang, tụi mình hiểu rằng kiến thức về các framework (mô hình) phổ biến để tiếp cận vấn đề kinh doanh một cách logic và khoa học là một điều kiện cần. Bằng cách sử dụng framework có sẵn, bạn có thể chia nhỏ vấn đề thành các nhánh nhỏ, từ đó tìm ra giải pháp đơn giản hơn. Tuy nhiên, framework chỉ là phương pháp tiếp cận vấn đề, nếu đơn thuần chỉ là đưa framework vào bài nhìn cho “chuyên nghiệp” thì không thuyết phục được ban giám khảo đâu. Hãy điều chỉnh framework theo từng case, phải có tư duy giải quyết vấn đề để ‘customize’ mô hình đó theo case của mình và đưa ra được ‘key findings’, vì mỗi case mỗi khác mà, áp dụng ‘mass’ thì bài làm sẽ không sâu.
Thấy lỗ hổng to đùng đó, chúng mình liền thêm vào bài làm những thông tin có giá trị hơn và cũng điều chỉnh lại các phần trong mô hình 3C nữa. Ví dụ, lúc đầu phần Customer chỉ liệt kê đối tượng mục tiêu là người trẻ từ 18 – 30 tuổi, sống tại Trung Quốc và nêu một số mối quan tâm phổ biến khác. Sau khi sửa lại, phần pain point của khách được nhấn mạnh và phân tích kỹ hơn. Bên cạnh đó thì ngoài yếu tố Customer – Company – Competitor, chúng mình cũng thêm vào mô hình 3C phần Ecommerce để đào sâu về mảng chuyên môn mà sản phẩm đang đánh vào.
Các bạn có gặp khó khăn gì trong quá trình xác định và kiểm nghiệm insight tại cuộc thi L’Oréal Brandstorm không?
Ôi tìm kiếm insight luôn là phần khó khăn nhất, không chỉ L’Oréal Brandstorm mà cuộc thi nào cũng thế nhỉ (cười).
Chia sẻ một chút thì insight team mình là “Ngành hàng mỹ phẩm rất phức tạp. Tuy nhiên khi mua sắm online, chẳng có ai hỗ trợ, tôi lại không có cơ hội thử sản phẩm nên rất sợ tình huống mua nhầm, nhất là khi mua dòng high – end”.
Để tìm insight, chúng mình xuất phát từ pain points của bản thân và đánh giá chúng bằng cách phỏng vấn nhóm bạn trẻ đang sử dụng mỹ phẩm cao cấp. Tuy nhiên, chỉ hỏi người trẻ ở Việt Nam thì chưa đủ, vì Target Audience sinh sống tại Trung Quốc nên chúng mình còn desk research về nhu cầu và tâm lý của Gen Y, Gen Z khu vực đó khi họ mua dòng mỹ phẩm high – end.
Trong các vòng pitching idea tại L’Oréal Brandstorm, ban giám khảo thường đưa ra những câu hỏi như thế nào nhỉ?
Có 3 điểm mà Ban giám khảo sẽ check tại vòng pitching, đó là tính khả thi và điểm khác biệt trong sản phẩm được đề xuất, bạn sẽ triển khai ý tưởng đó như thế nào, mức độ hiểu bài làm của bạn. Bật mí là có những điều dù giám khảo đã biết câu trả lời nhưng vẫn sẽ hỏi, vì các anh chị muốn test độ hiểu proposal của chính nhóm bạn làm ra đó. Vậy nên cần nắm chắc chắn bản chất vấn đề, làm rõ cách thức mình triển khai và trình bày ý tưởng thật logic để thuyết phục ban giám khảo nhé.
Nếu như framework là phương pháp tiếp cận vấn đề doanh nghiệp một cách logic và khoa học thì tư duy là công cụ then chốt để giải quyết bài toán đó. Cách tốt nhất để có một tư duy chuẩn là học hỏi từ chuyên gia tại tập đoàn lớn, những người thường xuyên giải quyết bài toán doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia và toàn cầu. Và chúng mình thật may mắn vì đã được gặp, lắng nghe lời khuyên từ các chị, những bài học này không chỉ giúp chúng mình đi sâu trong cuộc thi mà còn rất hữu ích khi áp dụng vào công việc thực tế nữa.
Tạm kết
Một tư duy marketing bài bản chính là bí quyết then chốt để tiến xa trong các cuộc thi lớn. Tư duy không chỉ dẫn lối từng bước giải quyết đề bài mà còn giúp bạn vận dụng mô hình hiệu quả, từ đó thuyết phục được những ban giám khảo khó tính nhất. Luyện tập tư duy này qua các case study, học hỏi kinh nghiệm của chuyên gia tại các tập đoàn lớn, hãy tham gia khóa học Marketing Foundation của Tomorrow Marketers để chuẩn bị hành trang vững chắc chinh chiến mọi cuộc thi lớn nhé!