Tomorrow Marketers – Theo báo cáo từ iCIMS – Công ty xuất bản phần mềm quản trị nguồn nhân lực và tuyển dụng, gần 70% ứng viên trên thị trường sử dụng Google để tìm kiếm công việc mới. Vậy nên, để đảm bảo bạn tiếp cận được nguồn ứng viên dồi dào nhất, tối ưu các bài đăng tuyển dụng trên Google sẽ là điều cần thiết.
Trong bài viết này, hãy cùng Tomorrow Marketers tìm hiểu chi tiết về cách tận dụng Google để tạo nguồn ứng viên nhé.
1. Bạn có thể dùng Google để tiếp cận ứng viên như thế nào?
Cầu nối giữa ứng viên và tin tuyển dụng trên website của công ty là “từ khóa”. Bởi, mỗi khi nhập câu hỏi/ thông tin cần tìm kiếm vào Google, và ứng viên sẽ nhận được một loạt các trang web cung cấp thông tin đó. Đây là những gì mà hầu hết mọi người đều biết về cách Google hoạt động. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao các trang web được Google đưa ra lại có thứ tự sắp xếp như vậy? Tại sao có những bài viết lại ở trên cùng và lọt vào mắt ứng viên đầu tiên?
Để trả lời được các câu hỏi trên, bạn sẽ cần biết cách Google hoạt động và xếp hạng một trang web bất kỳ. Một cách tổng quan và đơn giản nhất, Google sẽ thực hiện 3 bước cơ bản để sắp xếp các thứ tự trang web với mỗi lần người dùng tìm kiếm thông tin:
- Thu thập thông tin (Crawling): Google sử dụng phần mềm tự động được gọi là trình thu thập thông tin (hoặc trình thu thập thông tin) để khám phá web và tìm các trang mới để lập chỉ mục (index). Trình thu thập thông tin theo các liên kết từ trang web này sang trang web khác và thu thập thông tin về nội dung, cấu trúc và liên kết của trang.
- Lập chỉ mục (Indexing): Khi trình thu thập thông tin của Google phát hiện ra một trang, nó sẽ thêm trang đó vào chỉ mục của nó. Đây là một cơ sở dữ liệu khổng lồ về tất cả các trang mà Google đã tìm thấy trên Internet. Tại đây, Google sử dụng các thuật toán phức tạp để xác định mức độ liên quan và tầm quan trọng của từng trang.
- Xếp hạng (Ranking): Khi người dùng nhập truy vấn tìm kiếm, thuật toán của Google sẽ xác định các trang có liên quan nhất từ chỉ mục của nó và xếp hạng chúng dựa trên một số yếu tố, bao gồm chất lượng và mức độ liên quan của nội dung, thẩm quyền của trang web và lịch sử tìm kiếm của người dùng.
Như vậy, để trang web/ tin tuyển dụng của bạn lọt vào mắt ứng viên đầu tiên một cách tự nhiên khi họ tìm kiếm, nội dung của bạn sẽ cần vượt qua cả 3 bước trên. Các thao tác, kỹ thuật để làm được điều đó được gọi là SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
Mặt khác, nếu có ngân sách cho quảng cáo trả phí, bạn trang web/tin tuyển dụng của bạn sẽ không nhất thiết phải vượt qua cả 3 bước này. Thay vào đó, bạn cần biết cách dùng Google Ads để thiết lập và tối ưu quảng cáo (sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo).
2. 02 cách giúp nhà tuyển dụng tiếp cận ứng viên trên Google
Qua nội dung trên, có thể thấy, nhà tuyển dụng có thể tiếp cận ứng viên qua 2 cách, bao gồm: SEO và Google Ads. Dù là cách nào, con đường dẫn ứng viên đến trang web/tin tuyển dụng của bạn vẫn sẽ là “từ khóa”. Chính vì vậy, bạn sẽ cần tìm hiểu xem, đâu là từ khóa mà được ứng viên sử dụng nhiều nhất để tìm kiếm công việc đó. Để làm được điều này, chúng ta có thể sử dụng một vài công cụ để thực hiện Nghiên cứu từ khóa.
2.1. Cơ bản về Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là quá trình xác định và lựa chọn các từ khóa nhận được nhiều lượt tìm kiếm và truy cập vào trang web. Để lựa chọn được các từ khóa như vậy, bạn sẽ cần nhìn vào các chỉ số như:
- Search Volume (Lưu lượng tìm kiếm): Số lượng tìm kiếm trung bình trong tháng của một hoặc một cụm từ khóa nhất định.
- Competition Level/ Keyword difficulty (Mức độ cạnh tranh): Chỉ số cho thấy độ khó trong việc xếp hạng từ khóa đó.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách thức sử dụng Google Keywords Planner để nghiên cứu từ khóa, mời bạn tham khảo bài viết “Nghiên cứu từ khóa để viết JD chuẩn SEO như thế nào?”
2.2. Tận dụng từ khóa đã nghiên cứu để thực hiện SEO (On-page)
Tổng quan về SEO
Thông thường, khi nhắc đến SEO, chúng ta thường biết đến 2 loại:
- On-page SEO: Phương pháp này đề cập đến việc tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn và kiếm được nhiều lưu lượng truy cập phù hợp hơn từ các công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm việc tối ưu hóa nội dung, nghiên cứu và tối ưu hóa từ khóa, tối ưu hóa tiêu đề và thẻ meta, liên kết nội bộ,…
- Off-page SEO: Phương pháp này đề cập đến các kỹ thuật được thực hiện bên ngoài trang web của bạn. SEO Off-page bao gồm các kỹ thuật như xây dựng liên kết (Backlink), truyền thông trên mạng xã hội,…
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu On-page SEO, vốn là thứ chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát bên trong trang web của mình.
Cơ bản về On-page SEO
Giả sử, bạn đang cần viết bài đăng tuyển dụng cho một vị trí tại công ty. Sau khi đã nghiên cứu và tìm ra từ khóa có lưu lượng tìm kiếm trung bình tốt nhất, bạn có thể thực hiện các bước sau để nội dung được Crawled, Indexed, Ranked bởi Google:
- Chia rõ bố cục các phần trong một bản mô tả công việc. Theo nhiều chuyên gia, cũng giống như cách chúng ta đọc hiểu một bài viết, Google cũng sẽ quét các từ khóa trong phần tiêu đề để hiểu ý tưởng chính của bài viết. Theo ngôn ngữ kỹ thuật, phần tiêu đề này được gọi là thẻ Heading số 1 (H1). Ví dụ: Tuyển dụng Content Creator. Sau khi quét từ khoá ở thẻ H1, thứ tự quét ưu tiên sẽ tiếp tục đến H2, H3,… Các thẻ H2 sẽ là những luận điểm lớn để bổ trợ hoặc giải thích cho chủ đề lớn (H1), ví dụ: Vai trò, Nhiệm vụ chính, Yêu cầu tối thiểu, Phúc lợi nhân viên, Lộ trình thăng tiến…
- Sử dụng từ khóa phổ biến khi viết mô tả công việc. Khi tìm kiếm công việc, chúng ta thường nhập Tên chức danh công việc lên Google và nhấn Enter. Như vậy, cách đặt Tên chức danh công việc phù hợp nhu cầu tìm kiếm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng vị trí ấy sẽ hiện diện khi ứng viên tìm kiếm.
- Bổ sung các từ khóa được tìm kiếm nhiều khi viết mô tả công ty. Chẳng hạn, khi ứng viên đã có kinh nghiệm làm sales ở mảng giáo dục, rất có thể họ sẽ tìm kiếm công việc theo từ khoá “việc làm sales tại tổ chức giáo dục uy tín”. Như vậy, cũng dựa trên kỹ thuật tìm kiếm keywords như trình bày ở trên, bạn có thể tìm và sử dụng những từ khoá phổ biến liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty khi viết phần giới thiệu.
- Sử dụng linh hoạt hình ảnh trong nội dung. Khi nhắc đến trải nghiệm đọc, chắc hẳn chúng ta đều không muốn nhìn vào một màn hình dài đằng đẵng toàn chữ. Vậy nên, việc thêm hình ảnh hoặc video minh hoạ để làm sống động nội dung, giúp người đọc dễ theo dõi cũng là một gợi ý mà nhiều chuyên gia SEO đề cập tới để cải thiện trải nghiệm ứng viên.
- …
Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách viết nội dung chuẩn SEO để tăng xếp hạng trang web, mời bạn đọc thêm bài viết “Viết JD chuẩn SEO thế nào? Đừng để JD mãi lạc trôi giữa hàng trăm kết quả tìm kiếm Google!”
Các chỉ số cần biết để đo lường hiệu quả On-page SEO
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SEO. Vì vậy, để tối ưu hiệu quả SEO của một website, bạn cần theo dõi và đánh giá các chỉ số quan trọng, từ đó có cơ sở để cải thiện tình trạng hiện tại. Đây là một vài chỉ số mà bạn nên theo dõi thường xuyên để đánh giá hiệu quả.
- Xếp hạng và hiệu quả của từ khóa (Keyword Performance & Ranking): Chỉ số này được dùng để đo lường trang web của bạn xếp hạng tốt như thế nào đối với từ khóa bạn sử dụng, chúng có đang tạo ra lượng truy cập mà bạn mong muốn không. Bạn có thể sử dụng công cụ Keyword Rank Checker (bản miễn phí) của Ahrefs để kiểm tra.
- Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate): Số liệu này đo tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ xem một trang. Tỷ lệ thoát cao có thể chỉ ra rằng nội dung hoặc thiết kế trang web của bạn không đáp ứng nhu cầu của người dùng. Từ dây, bạn có thể trao đổi cùng team để có phương án cải thiện phù hợp. Bạn có thể sử dụng Google Analytics để đo lường chỉ số này.
- Thời gian trên trang (Time on page): Số liệu này đo lường thời gian người dùng dành trên trang của bạn trước khi rời đi. Người dùng ở lại trang của bạn càng lâu thì họ càng gắn bó với nội dung của bạn. Bạn có thể sử dụng Google Analytics để đo lường chỉ số này.
- Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate): Số liệu này đo tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào liên kết trang của bạn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Chỉ số này thấp cho thấy nội dung JD chưa đủ thuyết phục họ nhấn vào nút ứng tuyển.
- …
Tìm hiểu thêm về các chỉ số đánh giá hiệu quả SEO tại bài viết “Các chỉ số quan trọng cần theo dõi và đánh giá để tối ưu SEO cho một website”.
2.3. Tìm hiểu về Search Engine Marketing (Google Ads)
Tổng quan về cách hoạt động của Google Ads
Quảng cáo tìm kiếm của Google hoạt động theo nguyên tắc đấu thầu thông qua từ khóa. Doanh nghiệp cần chọn các từ khóa dựa trên xu hướng tìm kiếm của người dùng (dựa vào hoạt động nghiên cứu từ khóa) và tạo quảng cáo phù hợp với từ khóa đó.
Ví dụ: Nếu Tomorrow Marketers muốn quảng cáo về khóa học Employer Branding & Hiring của mình hiển thị mỗi khi người dùng tìm kiếm các “Employer Branding”, “Kỹ năng tuyển dụng nhân sự”, “Cách tạo nguồn ứng viên” trên Google. TM sẽ thiết lập các quảng cáo cho các từ khóa đó.
Tương tự với các hoạt động tuyển dụng.
Khi tạo mẫu quảng cáo, bạn sẽ cần nhập một mức giá đấu thầu tối đa. Đây sẽ nó số tiền mà bạn sẵn sàng chi trả cho một lượt nhấp vào quảng cáo. Trong ví dụ bên dưới, Tomorrow Marketers đang để giá thầu tối đa là 50,000VNĐ.
Khi đã thiết lập xong, các quảng cáo và nhóm từ khóa được sẽ được chuyển đến kho nội dung quảng cáo của Google (advertiser pool) để chờ đấu thầu. Khi mỗi khi người dùng tìm kiếm cụm từ khóa tương ứng, Google sẽ quét các quảng đang đấu thầu cho các từ khóa có liên quan đến truy vấn. Đây được gọi là quá trình so khớp từ khóa hay còn gọi là keyword matching. Sau đó, Google sẽ hiển thị các quảng cáo phù hợp nhất với từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Sẽ có những trường hợp, kể cả khi từ khóa được chạy quảng cáo không hoàn toàn trùng khớp với truy vấn của người dùng, những quảng cáo mà Google cho là phù hợp nhất vẫn sẽ được hiển thị.
02 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của Quảng cáo trên Google
Vậy có phải, cứ chọn đúng từ khóa và trả thật nhiều tiền cho một lượt nhấp vào trang là quảng cáo sẽ được hiển thị đầu tiên? Câu trả lời là không hẳn. Trên thực tế, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của quảng cáo trên Google:
- Tính toán điểm chất lượng quảng cáo (Quality Score): Google trước tiên sẽ tính toán điểm chất lượng cho mỗi quảng cáo dựa trên 3 yếu tố bao gồm:
- Ad relevance: Mức độ liên quan của quảng cáo với truy vấn và ý định tìm kiếm của người dùng
- Landing page experience: Trang đích của bạn có liên quan và hữu ích với những người nhấp vào quảng cáo hay không
- Expected click-through rate (CTR): Tỷ lệ nhấp chuột Google dự đoán quảng cáo sẽ nhận được khi được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (dựa trên CTR của quảng cáo trong quá khứ khi so sánh với các đối thủ)
Sau khi đánh giá các yếu tố, Google sẽ gán cho mỗi quảng cáo một số điểm chất lượng trong thang điểm từ 1 (Bad) đến 10 (Excellent).
Tìm hiểu thêm tại bài viết Tìm hiểu về quy trình đấu thầu quảng cáo Google Search.
- Xếp hạng Quảng cáo (Ad rank): Ad rank cũng được chấm điểm bởi Google. Chỉ số này sẽ quyết định quảng cáo nào được hiển thị, quảng cáo nào không và thứ tự hiển thị sẽ như thế nào. Giả sử có 4 nhà tuyển dụng A, B, C, D cùng cạnh tranh, Ad Rank của từng người lần lượt là 5, 15, 20, 8. Nhà tuyển dụng với số điểm Ad rank là 20,15, 8 sẽ được ưu tiên hiển thị, còn công ty D với Ad rank là 5 có thể sẽ không được hiển thị.
Theo nhiều chuyên gia, Ad rank được ảnh hưởng bởi 6 yếu tố: Giá thầu tối đa, chất lượng nội dung quảng cáo và trang đích (landing page), Ad Rank threshold, Auction Competitiveness, bối cảnh tìm kiếm của người dùng, thông tin bổ sung và định dạng quảng cáo. Tìm hiểu chi tiết hơn về 6 yếu tố này tại bài viết Tìm hiểu về quy trình đấu thầu quảng cáo Google Search.
3. Cần chuẩn bị gì cho chiến dịch Google Ads?
Để dễ hình dung những thứ phải chuẩn bị trước khi bắt đầu chiến dịch Google Ads, bạn sẽ cần biết cấu trúc và cách thiết lập của quảng cáo.
3.1. Cấu trúc Google Ads
Về cơ bản, cấu trúc của Google Ads sẽ bao gồm 3 phần như trong hình, cụ thể:
- Ads Account: Chính là tài khoản để bạn đăng nhập vào giao diện Google Ads.
- Các chiến dịch (Campaigns): Với mỗi tài khoảng Google Ads, bạn có thể tạo nhiều chiến dịch khác nhau. Mỗi chiến này sẽ nhắm đến những đối tượng khác nhau, ngân sách, và mục đích khác nhau.
- Các nhóm quảng cáo (Ad Groups): Ad Groups sẽ được cấu thành bởi các quảng cáo và từ khóa. Tại đây bạn sẽ thiết lập chi tiết các từ khóa và mẫu quảng cáo cho các từ khóa đó.
3.2. Các bước thiết lập Google Ads
Bước 1: Tạo và Thiết lập chiến dịch
Sau khi đã đăng nhập vào Google Ads, bạn sẽ bắt đầu thiết lập chiến dịch muốn chạy. Để tạo chiến dịch mới bạn chọn tab “Campaigns”, sau đó nhấn vào icon dấu cộng màu xanh, chọn “New Campaign”.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu
Với mỗi mục tiêu bạn chọn, Google sẽ biết nên tập trung learning và tối ưu campain thế nào để giúp bạn đạt mục tiêu. Ví dụ nếu chọn “Website traffic”, Google sẽ tối ưu quảng cáo sao cho có càng nhiều người truy cập vào website của bạn nhất.
Bước 3: Xác định loại chiến dịch (Campain type)
Sau khi đã chọn mục tiêu, Google sẽ yêu cầu bạn chọn loại chiến dịch (Campaign Type). Tùy vào mục tiêu chiến dịch, loại hình sản phẩm, cũng như đối tượng muốn hướng đến mà bạn có thể chọn loại hình quảng cáo phù hợp.
Sau khi đã lựa chọn mục tiêu, và loại chiến dịch, bạn sẽ tiếp tục thêm đường link của trang đích mà mình muốn dẫn user tới ở ngay bên dưới.
Các phần tiếp theo như Đặt tên chiến dịch (Campaign name), Thiết lập giá thầu (Bidding), Thiết lập chiến dịch (Campaign settings),… sẽ được giải thích chi tiết tại bài viết Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Search cho người mới bắt đầu.
Bước 4: Thêm từ khóa (keywords)
Nếu đã nghiên cứu từ khóa và lập danh sách từ khóa, bạn có thể nhập thẳng vào mục Enter keywords.
Bước 5: Tạo mẫu quảng cáo
- Thêm tiêu đề (Headline): Một Headline hay sẽ giúp doanh nghiệp thu hút ứng viên nhấp vào quảng cáo của mình. Vì vậy, hãy tập trung lựa chọn những EVP đắt giá để viết Headline. Google cho phép tạo tối đa 15 Headline (dưới 30 ký tự mỗi headline), trong đó 3 headline sẽ được chọn để hiển thị một cách ngẫu nhiên khi quảng cáo đang chạy.
- Thêm mô tả (Description): Google cho phép bạn tạo tối đa 4 descriptions (90 ký tự) cho mỗi quảng cáo. Trong đó, 2 descriptions sẽ được chọn ngẫu nhiên để hiển thị.
- Thêm trang đích (Final URL): Đây là trang mà bạn muốn ứng viên tới sau khi học nhấp vào quảng cáo.
Bước 6: Thiết lập ngân sách (Budget)
Tại bước này, bạn sẽ tiến hành thiết lập ngân sách mỗi ngày (daily budget) cho chiến dịch của mình. Bạn có thể set ngân sách theo ngân sách được Google gợi ý, hoặc có thể tự nhập mức ngân sách mà bạn mong muốn.
Bước 7: Kiểm tra lại và bắt đầu quảng cáo
Sau khi đã thiết lập các bước trên, nếu xem lại và không còn gì cần sửa, bạn có thể bắt đầu “publish campaign” để submit quảng cáo đến Google. Trong 24 giờ, nếu quảng cáo được chấp nhận, Google sẽ bắt đầu phân phối.
3.3. Các chỉ số cần biết để đo lường hiệu quả quảng cáo
Để tối ưu quảng cáo, nhà tuyển dụng cần nắm chắc ý nghĩa đằng sau các con số, kết nối chúng để đưa ra bức tranh tổng quát, từ đó đưa ra quyết định có cơ sở. Một số chỉ số quan trọng có thể kể đển như:
- Số lượt nhấp chuột (Number of clicks): Số liệu này giúp người làm tuyển dụng biết được đâu là từ khoá mang về lượt click nhiều nhất.
- Tỷ lệ nhấp chuột (Click-through rate) (CTR): Chỉ số này cho nhà tuyển dụng biết được tỷ lệ số lần nhấp chuột thực tế vào tin tuyển dụng so với tổng số lần hiển thị của quản cáo đó trên Google. CTR cao phản ánh phần nào mối quan tâm cơ bản của ứng viên với tin tuyển dụng. Nhà tuyển dụng có thể cải thiện chỉ số này bằng cách cụ thể các EVP trên tiêu đề hoặc mô tả quảng cáo và thêm lời kêu gọi hành động rõ ràng.
- Chi phí trên một lần nhấp chuột (Cost per click) (CPC): Đây là số tiền bạn Google tính phí qua mỗi lần nhấp chuột của ứng viên vào tin tuyển dụng. Con số này quan trọng và cần theo dõi thường xuyên bởi nó liên quan đến chi phí tuyển dụng (cost per hire).
Cùng tìm hiểu các chỉ số quan trọng khác khi đo lường Google Ads trong bài viết Quảng cáo Google và 11 KPIs đáng lưu tâm.
Tạm kết
Hiện nay, phần lớn ứng viên đều tìm kiếm việc làm qua các nền tảng số. Vậy nên, khi biết cách ứng dụng Digital marketing vào trong hoạt động tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn ứng viên vô cùng dồi dào. Đây cũng chính là nội dung của Khóa học Employer Branding & Hiring của Tomorrow Markters.
Nội dung khóa học dựa chọn lọc, phát triển từ các kiến thức marketing thiết thực và cần thiết nhất cho ngành nhân sự, cùng với các case study kinh nghiệm xây dựng thương hiệu tuyển dụng và tạo nguồn ứng viên từ các tập đoàn lớn. Cụ thể, học viên sẽ cùng Trainers tìm hiểu:
- Cách xây dựng định vị thương hiệu tuyển dụng với những lợi ích cạnh tranh khác biệt, tạo ấn tượng trong mắt ứng viên.
- Nguyên tắc sản xuất và phân phối nội dung dựa trên nhu cầu của ứng viên trên hành trình ứng tuyển, đảm bảo nuôi dưỡng và tăng động lực ứng tuyển cho ứng viên.
- Điểm từng nền tảng mạng xã hội, job site để sáng tạo và phân phối nội dung cho phù hợp, tăng khả năng tiếp cận đúng ứng viên mục tiêu tại đúng thời điểm.
Đăng ký nhận tư vấn khóa học tại đây.
Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.